【giải vô địch mỹ】Cải thiện môi trường kinh doanh: Cần mạnh mẽ, quyết liệt và tăng tốc hơn nữa

 人参与 | 时间:2025-01-25 22:45:37
Hải quan quyết liệt cải thiện các chỉ số liên quan đến môi trường kinh doanh
Cải thiện môi trường kinh doanh: Gói giải pháp “phi tài chính” được kỳ vọng
Cải thiện môi trường kinh doanh: Cần mạnh mẽ, quyết liệt và tăng tốc hơn nữa
Kịp thời tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp nhằm đẩy mạnh sản xuất kinh doanh. Ảnh: Tuyết Nhung

Niềm tin của doanh nghiệp còn mong manh

Đã thành thông lệ, từ năm 2014 đến nay, bên cạnh Nghị quyết 01 về những giải pháp chủ yếu để thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của một năm, Chính phủ cũng sẽ ban hành Nghị quyết 02 về các giải pháp cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia. Đây được coi là những hậu thuẫn lớn nhất để doanh nghiệp có điểm tựa vượt qua thách thức. Năm 2023 là lần đầu tiên Chính phủ gộp 2 Nghị quyết 01 và 02 vào một sau 9 năm tồn tại độc lập.

Theo Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Trần Duy Đông, từ giữa năm 2022, doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn do những biến động khó đoán định trên thế giới khiến chi phí đầu vào tăng cao, thị trường sụt giảm nghiêm trọng; nhiều doanh nghiêp phải cắt giảm sản xuất, giảm lao động; số lượng doanh nghiệp tạm dừng hoạt động tăng và do đó kéo theo nhiều hệ lụy xã hội. Trong khi doanh nghiệp rất cần trợ lực từ những gói cải cách thể chế, cải thiện môi trường kinh doanh thì mức độ quan tâm của bộ, ngành, địa phương dường như chùng xuống. Nhiều mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp chưa đáp ứng yêu cầu như Chính phủ đã chỉ đạo và cộng đồng doanh nghiệp kỳ vọng. Ở một số lĩnh vực, rào cản thậm chí còn nặng nề hơn, không chỉ gây khó khăn cho doanh nghiệp mà cả với cán bộ thực thi. Vì thế, niềm tin của doanh nghiệp vào cải cách thể chế, cải thiện môi trường kinh doanh còn mong manh.

Ông Đậu Anh Tuấn, Phó Tổng thư ký Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI):

Trong mấy năm trở lại đây, Nhà nước thúc đẩy mạnh mẽ hoạt động cải cách thể chế, cải thiện môi trường kinh doanh. Hệ thống pháp luật kinh doanh có nhiều thay đổi theo hướng cởi mở, thông thoáng hơn; hoạt động cắt giảm, đơn giản hóa điều kiện kinh doanh, chi phí tuân thủ cho doanh nghiệp thực hiện liên tục, có những đợt lớn như các năm 2016, 2018, 2020 yêu cầu cắt giảm đến 50%, 20% điều kiện kinh doanh, chi phí tuân thủ cho doanh nghiệp. Tuy nhiên, qua phản ánh của doanh nghiệp, công văn áp dụng pháp luật còn tồn tại nhiều vấn đề bất cập. Có hiện tượng, mặc dù các văn bản cấp Luật, Nghị định có tinh thần tiến bộ rất rõ, nhưng khi xuống đến đến Thông tư, công văn lại nảy sinh nhiều vấn đề bất cập, vướng mắc, khiến tính cải cách của chính sách không phát huy trên thực tế.

Vì vậy, cần kiểm soát hiện tượng thông tư ban hành điều kiện kinh doanh, thủ tục hành chính ngay từ luật. Trong các luật chuyên ngành cần chú trọng đến việc ủy quyền cho các thông tư hướng dẫn, trong đó tuyệt đối không ủy quyền cho thông tư quy định các quy định có tính chất là điều kiện kinh doanh và hạn chế tối đa ủy quyền quy định về thủ tục hành chính. Bên cạnh đó, cần minh bạch hơn nữa về quy trình xây dựng thông tư: công khai các phiên bản dự thảo; các giải trình tiếp thu. Thống nhất tiêu chí về điều kiện kinh doanh làm cơ sở để cơ quan chủ trì soạn thảo nhận biết các dạng quy định được phép quy định cũng là cơ sở cho các tổ chức, cơ quan giám sát.

X.T(ghi)

Trên bảng xếp hạng toàn cầu, một số chỉ tiêu cải thiện chưa bền vững và còn không ít chỉ tiêu cụ thể mà chất lượng và thứ hạng của Việt Nam thấp hoặc không được cải thiện, thậm chí suy giảm. So với năm 2021, một số chỉ số năm 2022 giảm điểm hoặc giảm bậc như Đổi mới sáng tạo giảm 4 bậc (từ thứ 44 xuống 48); Phát triển bền vững duy trì điểm số nhưng giảm 4 bậc (từ thứ 51 xuống 55); Mức độ tham gia Chính phủ điện tử giảm điểm và giảm 2 bậc (từ thứ 70 xuống 72).

“Nhìn chung, việc cải thiện vị trí trên các bảng xếp hạng ngày càng thách thức, nhất là trong bối cảnh nền kinh tế vừa trải qua giai đoạn khó khăn do dịch bệnh và đang đối mặt với nhiều biến động khó lường. Để tạo động lực cho nền kinh tế phục hồi và tăng trưởng, cải cách môi trường kinh doanh là giải pháp không thể thiếu và cần sự vào cuộc mạnh mẽ, quyết liệt và tăng tốc hơn nữa của các bộ, ngành, địa phương”, Thứ trưởng Trần Duy Đông nhấn mạnh.

Hoá giải nỗi sợ làm sai quy định của công chức

Ông Nguyễn Hoa Cương, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương cho rằng vẫn còn nhiều bất cập, tồn tại trong môi trường kinh doanh. Nhiều văn bản pháp luật hiện hành chưa đảm bảo tính thống nhất, phù hợp và khả thi làm phát sinh nhiều chi phí cho doanh nghiệp, dẫn đến khó khăn cho địa phương trong giải quyết thủ tục đầu tư, kinh doanh; áp lực nặng nề từ các chi phí mà doanh nghiệp vẫn đang phải gánh chịu như nguyên liệu, chi phí tuân thủ các quy định về điều kiện kinh doanh, phí hạ tầng cảng biển… Trên cơ sở đó, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương đưa ra một số kiến nghị, trong đó tập trung đề xuất các giải pháp nhằm đẩy mạnh hơn nữa việc cải cách thủ tục hành chính, tạo chuyển biến thuận lợi cho môi trường kinh doanh, kịp thời tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, đặc biệt, các bộ, ngành, địa phương cần coi doanh nghiệp là trung tâm và thực hiện cải cách thể chế vì sự phát triển và khuyến khích sự sáng tạo của doanh nghiệp; coi cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh là nhiệm vụ trọng tâm ưu tiên.

Trao đổi với phóng viên Tạp chí Hải quan, chuyên gia kinh tế Nguyễn Đình Cung cho rằng, “kiềng 3 chân” trong điều hành chính sách đã được quán triệt suốt nhiều năm qua, bao gồm ổn định vĩ mô; cải cách, tái cơ cấu thay đổi mô hình tăng trưởng và hội nhập kinh tế quốc tế sâu rộng. Trong đó, ổn định vĩ mô vẫn là điều đặc biệt cần thiết, tuy nhiên chính sách để giữ ổn định vĩ mô cần linh hoạt, tránh một số biểu hiện cứng nhắc như giai đoạn vừa qua. Yếu tố bất lợi là từ phía bên ngoài, không kiếm soát được, do đó phải linh hoạt thay vì tìm cách đè nén thị trường.

Về cải cách, tái cơ cấu nền kinh tế, ông Cung cho rằng phải có những cải cách thể chế đủ mạnh, có tính nhất quán và đặc biệt là phải thuận theo thị trường. Giai đoạn trước, trọng tâm của cải cách thể chế là cải cách thủ tục hành chính, cải thiện môi trường kinh doanh. Tuy nhiên, đối với giai đoạn sắp tới, cải cách thể chế cần thay đổi trọng tâm sang phát triển các loại thị trường nhân tố sản xuất để những thị trường này nắm giữ vai trò huy động và phân bổ nguồn lực.

Cũng theo ông Cung, để khôi phục lại động lực cải cách thể chế, cải thiện môi trường kinh doanh trong giai đoạn hiện nay, trước tiên cần gia tăng áp lực, tăng cường năng lực cho các cơ quan Trung ương. Theo đó cần phục hồi lại hoạt động và tăng cường năng lực của Hội đồng quốc gia về môi trường kinh doanh và năng lực cạnh tranh quốc gia. Thủ tướng Chính phủ cần thường xuyên yêu cầu các bộ, địa phương đẩy mạnh cải cách môi trường kinh doanh, nhất là 10 nhiệm vụ trọng tâm đã được nêu cụ thể trong Nghị quyết 01/NQ-CP.

“Chính phủ cần thường xuyên yêu cầu các bộ, địa phương đẩy mạnh thực hiện Nghị quyết 01 về cải cách, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh. Thúc đẩy và duy trì tính liên tục trong cải cách cải thiện môi trường kinh doanh nói chung và thực hiện Nghị quyết 01 nói riêng trên cơ sở kết nối, cầu nối với cộng đồng doanh nghiệp. Đặc biệt phải hoá giải được nỗi sợ làm sai quy định của công chức trong bộ máy nhà nước”, ông Cung nhấn mạnh.

顶: 895踩: 3847