【keo nhat ban】VinaCapital: Đơn đặt hàng tại các nhà máy FDI sẽ phục hồi vào nửa cuối năm

TheĐơnđặthàngtạicácnhàmáyFDIsẽphụchồivàonửacuốinăkeo nhat bano VinaCapital, tăng trưởng GDP của Việt Nam giảm từ 8% vào năm 2022 xuống chỉ còn 3,3% trong quý I/2023. Chính phủ đã đưa ra nhiều giải pháp ​​nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của đất nước, bao gồm cắt giảm thuế, chính sách tiền tệ và các biện pháp hành chính nhằm giảm bớt những khó khăn hiện tại của thị trường bất động sản.

VinaCapital: Đơn đặt hàng tại các nhà máy FDI sẽ phục hồi vào nửa cuối năm
Tiêu dùng tại Mỹ giảm đã ảnh hưởng đến thị trường các sản phẩm Made in Vietnam giai đoạn đầu năm 2023. Ảnh: T.L
Dự kiến đến quý II/2023, các đơn hàng của ngành gỗ cơ bản được khôi phục Chứng khoán sẽ hồi phục khi chính sách hỗ trợ “ngấm” vào thực tiễn

Các nhà hoạch định chính sách có thể khắc phục tình trạng tăng trưởng chậm và kinh tế của Việt Nam sẽ phục hồi vào nửa cuối năm 2023.

Thị trường chứng khoán thường tăng điểm trước khi kinh tế phục hồi, vì vậy quyết tâm hỗ trợ tăng trưởng kinh tế của Chính phủ, cùng với việc chứng khoán Việt Nam hiện đang giao dịch ở mức định giá gần như thấp nhất trong 10 năm cho thấy, đây là thời điểm tốt để đầu tư vào chứng khoán Việt Nam, theo quan điểm của VinaCapital.

Chuyên gia Kinh tế trưởng VinaCapital cho rằng, tăng trưởng kinh tế Việt Nam hiện nay chậm lại một phần là do nhu cầu đối với các sản phẩm “Made in Vietnam” của người tiêu dùng Mỹ giảm. Đơn đặt hàng tại các nhà máy của các doanh nghiệp FDI ở Việt Nam có khả năng phục hồi trong nửa cuối năm và sẽ giúp thúc đẩy kinh tế phục hồi vào cuối năm nay.

Sản xuất đóng góp gần 1/4 GDP của Việt Nam và sản lượng giảm nhẹ trong quý I/2023 so với mức tăng trưởng 9% vào năm 2022, do hầu hết các sản phẩm sản xuất tại Việt Nam được xuất khẩu sang Mỹ và các nước phát triển khác. Điều đáng chú ý là tỷ lệ thương mại quốc tế trên GDP của Việt Nam cao hơn bất kỳ quốc gia nào khác trong lịch sử hiện đại (ngoại trừ các quốc gia nhỏ như Hồng Kông và Singapore). Vì vậy, nhu cầu sụt giảm ở phần còn lại của thế giới gây áp lực khá lớn lên nền kinh tế Việt Nam.

Cụ thể, trong quý I, xuất khẩu của Việt Nam giảm 12% so với cùng kỳ, do xuất khẩu sang Mỹ giảm 20%. Trong khi đó, hàng tồn kho tại các nhà bán lẻ Mỹ và các doanh nghiệp tiêu dùng khác như Nike và Lululemon hiện đang giảm, vì vậy kỳ vọng đơn đặt hàng tại các nhà máy FDI sẽ bắt đầu phục hồi vào nửa cuối năm nay.

Tiêu dùng nội địa vẫn tăng trưởng ổn định

VinaCapital cho rằng, tiêu dùng nội địa ở Việt Nam tiếp tục tăng trưởng ổn định và người tiêu dùng vẫn duy trì niềm tin vững chắc bất chấp tốc độ tăng trưởng GDP giảm mạnh.

Một phần trong đó là do số người có việc làm tăng hơn 2% so với cùng kỳ trong quý I, gấp đôi so với tốc độ tăng trưởng dân số của cả nước và ước tính thu nhập tăng hơn 7% so với cùng kỳ, vượt xa con số lạm phát chỉ hơn 3%.

Ngoài ra, lượng khách du lịch nước ngoài đã tăng vọt lên hơn 60% so với mức trước Covid trong quý I, mặc dù trên thực tế khách du lịch Trung Quốc vẫn chưa ồ ạt quay trở lại Việt Nam - đó là một lý do khác khiến tổ chức này kỳ vọng tăng trưởng kinh tế của Việt Nam sẽ phục hồi trong nửa cuối năm.