您的当前位置:首页 > World Cup > 【kết quả các trận đấu đang diễn ra】Thế nào là quốc hữu hóa ngân hàng? 正文

【kết quả các trận đấu đang diễn ra】Thế nào là quốc hữu hóa ngân hàng?

时间:2025-01-10 16:11:24 来源:网络整理 编辑:World Cup

核心提示

Sau khi kế hoạch tái cơ cấu một số ngân hàng yếu kém thông qua sáp nhập, hợp nhất trong năm 2014 khô kết quả các trận đấu đang diễn ra

Sau khi kế hoạch tái cơ cấu một số ngân hàng yếu kém thông qua sáp nhập,ếnàolàquốchữuhóangânhàkết quả các trận đấu đang diễn ra hợp nhất trong năm 2014 không diễn ra như dự định, một giải pháp mới được Ngân hàng Nhà nước đưa ra để xử lý các ngân hàng yếu kém là “quốc hữu hóa” ngân hàng (hay là buộc mua lại với giá 0 đồng).

Mặc dù đây là giải pháp mới đối với Việt Nam và chưa rõ về cách thực hiện, nhưng trên thế giới, đây là biện pháp không xa lạ đã được các chính phủ áp dụng trong một số cuộc khủng hoảng.

bank

Đơn cử như trong cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008, Chính phủ Mỹ đã tiến hành một số vụ quốc hữu hóa ngân hàng.

Hiểu một cách đơn giản nhất, quốc hữu hóa ngân hàng nghĩa là chính phủ nắm quyền kiểm soát các ngân hàng, có thể trả tiền hoặc không. Điều này cũng có nghĩa là nhà nước kiểm soát cổ phiếu, lựa chọn, sắp xếp ban lãnh đạo và chiến lược hoạt động.

Cuộc khủng hoảng tài chính ở Mỹ năm 2008 đã khiến nhiều ngân hàng ở trong tình trạng “quốc hữu hóa một nửa”, đó là khi các ngân hàng nhận tiền cứu trợ của chính phủ hoặc buộc phải chuyển giao một phần cổ phần cho chính phủ.

Trong cuộc khủng hoảng, Chính phủ Mỹ đã đề xuất chương trình theo đó chính phủ chỉ kiểm soát các ngân hàng lớn nhất, trong một thời gian ngắn, để thúc đẩy thị trường tín dụng. Chính phủ có thể bơm thêm vốn cho ngân hàng nếu cần thiết, nhưng điều quan trọng là sự hiện diện của chính phủ có thể làm yên lòng khách hàng và ngăn chặn dòng tiền rút khỏi ngân hàng.

Tại sao phải quốc hữu hóa ngân hàng?

Ở các nước phương Tây, quốc hữu hóa ngân hàng chủ yếu được coi là biện pháp khẩn cấp để giữ ổn định cho ngân hàng trong thời gian khó khăn. Nó bao gồm tiếp tục cho vay các DN vừa và nhỏ và cơ cấu lại nợ xấu, đồng thời giúp các ngân hàng tránh mất thanh khoản tạm thời.

Những người ủng hộ quốc hữu hóa ngân hàng cho rằng, nên áp dụng biện pháp này vì các giải pháp của chính phủ với khủng hoảng tài chính không hiệu quả, ngay cả khi bơm tiền vào các chương trình cứu trợ cũng không có dấu hiệu cải thiện rõ rệt sức khỏe ngân hàng, niềm tin công chúng hay tăng trưởng cho vay. Nhiều ngân hàng nhận tiền của chính phủ nhưng dùng sai mục đích.

Chi phí quốc hữu hóa ngân hàng

Tùy từng quốc gia và cách thức quốc hữu hóa, nhưng trong trường hợp ở Mỹ, các chuyên gia tính toán cứ mỗi khoản trợ cấp 100 tỷ USD của chính phủ cho ngân hàng tương đương khoản đóng góp 1.000 USD của mỗi người đóng thuế tại Mỹ.

Phần lớn các chuyên gia cho rằng quốc hữu hóa chỉ là biện pháp tạm thời, bởi tính hiệu quả của nó chưa rõ ràng. Nhìn chung trên thế giới, các ngân hàng chịu sự quản lý của nhà nước vì 2 lý do: vì cơ chế quản lý, kiểm soát kinh doanh như ở Trung Quốc, Nga, Bắc Phi, Nam Phi…, hoặc bởi một cuộc khủng hoảng trầm trọng khiến Chính phủ phải hành động, như trong các trường hợp ở Thụy Điển và Indonesia những năm 1990, ở Anh và Scotland năm 2008. Pháp đã từng quốc hữu hóa lĩnh vực ngân hàng, sau đó lại tư nhân hóa bằng cách bán cho các cá nhân, và có thể sẽ lại quốc hữu hóa khi tình hình xấu đi.

Ở Mỹ, rất ít ngân hàng được quốc hữu hóa hoàn toàn, mặc dù có nhiều trường hợp chính phủ quốc hữu hóa một ngân hàng yếu kém để bán tài sản hoặc giảm bớt hoạt động. Trong cuộc khủng hoảng tín dụng những năm 1990, chính phủ kiểm soát hàng trăm ngân hàng trong một đến hai năm, lập giám đốc điều hành và ban lãnh đạo mới, thúc đẩy xử lý tài sản. Một số ngân hàng bị quốc hữu hóa và sau đó bán lại cho các công ty tư nhân.

Những trường hợp như vậy đem lại lợi nhuận cho Chính phủ, nhưng đó không phải là mục đích quốc hữu hóa, mà là để ngăn chặn sự đổ vỡ của ngân hàng. Quốc hữu hóa thường gây giảm giá trị của ngân hàng do mất khách hàng, mặc dù tác động này nhỏ hơn nhiều nếu cả ngân hàng phá sản.

Nhược điểm của quốc hữu hóa ngân hàng

Tại Mỹ, vấn đề khi cứu trợ các ngân hàng là chính phủ không thể tham gia kiểm soát toàn bộ các ngân hàng mà chỉ một số các ngân hàng quan trọng. Như vậy là quốc hữu hóa cũng không thể giải quyết toàn bộ vấn đề của nhóm ngân hàng yếu kém.

Người tiêu dùng có tiền gửi ở các ngân hàng vẫn phải trông chờ vào Công ty Bảo hiểm tiền gửi trong trường hợp ngân hàng phá sản. Nếu một ngân hàng quan trọng phá sản, có thể gây phản ứng dây chuyền khiến hàng trăm triệu đô la bốc hơi. Ngoài ra, còn có nhiều ý kiến tranh cãi về mục đích của việc quốc hữu hóa ngân hàng.

Quốc hữu hóa ngân hàng có chấm dứt khủng hoảng?

Một số chuyên gia cho rằng, nên chấm dứt khủng hoảng tín dụng bằng cách quốc hữu hóa ngân hàng, nhưng một số khác cho rằng vấn đề của ngân hàng là họ cho vay quá nhiều, nợ xấu quá cao, quốc hữu hóa không giải quyết được những vấn đề này trừ khi chính phủ lại tạo ra một “siêu quỹ” hay một “ngân hàng nợ xấu” để gom tất cả tài sản xấu về và xóa khỏi sổ sách.

Những người phản đối cũng cho rằng quốc hữu hóa có thể khiến khách hàng rời bỏ ngân hàng, khiến chính phủ phải chi nhiều tiền hơn và gây ảnh hưởng đến hoạt động của cả hệ thống./.

H.Y (theo WSJ)