Có ý kiến cho rằng sau khi Mỹ tăng cường nỗ lực vận động, hầu hết các nước lớn đã tẩy chay sáng kiến trên của Trung Quốc. Vì thế, chỉ có khoảng 20 nền kinh tế đang phát triển tham gia cùng Trung Quốc với tư cách là thành viên sáng lập AIIB.
Năm 2013, Trung Quốc lần đầu tiên công bố sáng kiến thành lập AIIB và gửi lời mời tham gia rộng rãi tới tất cả các nước. Mục tiêu của AIIB là cải thiện nguồn vốn vay cho các nước Đông Nam Á để nâng cấp hệ thống cơ sở hạ tầng, từ đó góp phần thúc đẩy kinh tế phát triển.
Tuy nhiên, về thực chất, AIIB là một đối thủ cạnh tranh tiềm tàng của WB hay Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) trong nỗ lực gia tăng ảnh hưởng đối với khu vực. Ban đầu, một số quốc gia châu Âu cùng với Australia, Indonesia, Hàn Quốc cũng tỏ ra quan tâm đến ý tưởng thành lập thiết chế tài chính mới này. Nhưng sau đó, Mỹ đã ráo riết vận động nhằm ngăn chặn việc các nước lớn ký tham gia AIIB với Trung Quốc.
Nỗ lực vận động của Mỹ đã mang lại hiệu ứng nhất định. Các nhà ngoại giao Mỹ tại Bắc Kinh, Tokyo, Seoul và nhiều thủ đô các nước lớn khác ra sức thuyết phục mọi người quay lưng lại với AIIB. Do đó, Australia, Hàn Quốc cùng các nền kinh tế phát triển khác tuyên bố không tham gia AIIB vào thời điểm hiện nay. Nhưng họ vẫn để ngỏ việc tham gia trong tương lai nếu thấy phù hợp với lợi ích của mình.
Dự kiến lúc mới khai trương, AIIB sẽ có số vốn khoảng 50 tỷ USD, chủ yếu do Trung Quốc đóng góp. Trung Quốc hy vọng nguồn vốn của AIIB sẽ nhanh chóng tăng lên 100 tỷ USD. Nếu đạt mức này, quy mô AIIB sẽ bằng gần 2/3 ADB hiện có tổng vốn khoảng 165 tỷ USD. Trung Quốc cho rằng ADB có trụ sở tại Manila (Philippines) vẫn chịu sự chi phối của Nhật Bản và Mỹ.
Sáng kiến thiết lập AIIB mà nhà lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình đưa ra là nhằm hình thành những tuyến thông thương mới nối với châu Âu. Đó cũng được coi là "con đường tơ lụa" thời hiện đại. Trong số các dự án mà AIIB sẽ tài trợ có cả tuyến đường sắt nối Bắc Kinh với Baghdad (Iraq).
Việc Trung Quốc thúc đẩy thiết chế tài chính khu vực mà họ có thể kiểm soát được đã phản ánh tâm trạng lo ngại của Bắc Kinh đối với những tổ chức đa phương hiện do phương Tây nắm giữ. Trong nhiều năm qua, Trung Quốc vẫn lên tiếng đòi hỏi có được tiếng nói trọng lượng hơn tại WB, ADB hay Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF). Tuy nhiên, quá trình cải cách các thiết chế này nhằm ghi nhận tầm quan trọng của một Trung Quốc mạnh về kinh tế diễn ra khá chậm chạp.
Theo học giả Matthew Goodman thuộc Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) của Mỹ, sự ra đời của AIIB và cả Ngân hàng Phát triển Mới do nhóm BRICS (Trung Quốc, Brazil, Nga, Ấn Độ, Nam Phi) khởi xướng là "thách thức nghiêm trọng đầu tiên" có thể phá vỡ trật tự kinh tế toàn cầu vốn được duy trì suốt 70 năm qua. Vấn đề đặt ra hiện nay là những thiết chế tài chính mới sẽ gây dựng ảnh hưởng như thế nào trên phạm vi toàn cầu. Giới ngoại giao phương Tây cho rằng Trung Quốc và Mỹ đã chơi trò "mèo vờn chuột" suốt mấy tháng qua.
Trung Quốc cố gắng thuyết phục các nước châu Âu tham gia AIIB, trong khi Mỹ gia tăng sức ép, buộc họ phải quay lưng lại. Mỹ nói rằng họ không muốn ủng hộ bất cứ sáng kiến nào mà họ cho là không có lợi cho "tiêu chuẩn về nhân quyền, môi trường...".
Tuy nhiên, Trung Quốc lại coi sự phản đối của Mỹ là một phần trong chiến lược kiềm chế và ngăn chặn quá trình trỗi dậy của nước này trên tất cả các lĩnh vực. Tựu trung lại, AIIB sẽ chứng kiến những động thái mới trong cuộc chiến cạnh tranh ảnh hưởng cũng như lợi ích giữa Mỹ và Trung Quốc, không chỉ ở châu Á-Thái Bình Dương mà còn trên toàn cầu.
顶: 75372踩: 8528
【bang xếp hạng bóng đá y】AIIB khiến cạnh tranh Trung
人参与 | 时间:2025-01-10 18:58:50
相关文章
- Nhạc trực tuyến Apple Music cán mốc 20 triệu người dùng trả phí
- Kho bạc Nhà nước tiếp tục phát hành trái phiếu chính phủ kỳ hạn đa dạng
- Châu Hải My có tài sản hơn 1.700 tỷ bị đuổi khỏi sự kiện vì thái độ khinh người
- Chiêm ngưỡng 39 bức tranh của các nghệ sĩ đến từ Hồng Kông (Trung Quốc) và Việt Nam
- PM to visit Laos, co
- Tàu Hải Dương Địa chất 4 của Trung Quốc đã rời khỏi vùng biển Việt Nam
- Ngày 29/8: Giá lúa tại thị trường trong nước tiếp đà tăng, giá gạo giảm
- Ngày 6/9: Giá lúa gạo đồng loạt giảm mạnh
- Đồng đôla Australia giảm xuống mức thấp nhất trong 5 năm so với USD
- Cần hạn chế “quyền” đối với doanh nghiệp đã bị cơ quan Thuế "sờ gáy"
评论专区