Quyết định nêu rõ,úThọQuyđịnhcácmứcchichopháttriểncôngnghiệphỗtrợsoi keo bayern nguồn kinh phí thực hiện phát triển CNHT, bao gồm: Ngân sách nhà nước, nguồn tài trợ, đóng góp của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước, các nguồn vốn hợp pháp khác theo quy định của pháp luật.
Nguyên tắc sử dụng nguồn vốn là ưu tiên hỗ trợ các ngành CNHT trên địa bàn tỉnh, cụ thể là các ngành công nghiệp sản xuất nguyên liệu, vật liệu, linh kiện và phụ tùng để cung cấp cho sản xuất sản phẩm hoàn chỉnh, như: Ngành sản xuất các sản phẩm cơ khí chính xác, khuôn mẫu, phụ tùng, linh kiện máy móc thiết bị; ngành CNHT ngành điện tử - tin học – viễn thông; ngành CNHT ngành sản xuất các sản phẩm công nghệ cao, vật liệu mới; CNHT ngành dệt may – da giày. Quyết định nêu rõ, chi cho phát triển CNHT tập trung vào các nội dung, thứ nhất: Chi kết nối, hỗ trợ doanh nghiệp CNHT trở thành nhà cung ứng sản phẩm cho khách hàng trong và ngoài nước; xúc tiến thu hút đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực CNHT. Với nội dung này, Phú Thọ sẽ chi cho các hoạt động xây dựng và ban hành các quy chuẩn kỹ thuật; tư vấn, hỗ trợ kỹ thuật cho doanh nghiệp CNHT và tư vấn, hỗ trợ doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực CNHT. Cùng với đó, chi tổ chức hội thảo xúc tiến thu hút đầu tư trong và ngoài nước vào lĩnh vực CNHT với mức hỗ trợ tối đa 30 triệu đồng/ hội thảo. Chi tổ chức hội chợ triển lãm kết nối CNHT trong nước khi có quy mô tối thiểu đảm bảo 150 gian hàng quy theo gian hàng tiêu chuẩn (3m x 3m) và 75 doanh nghiệp tham gia. Mức hỗ trợ tối đa 8 triệu đồng/1 doanh nghiệp tham gia. Chi tổ chức, tham gia hội chợ triển lãm kết nối CNHT tại nước ngoài. Mức tối đa 30 triệu đồng/1 doanh nghiệp tham gia; 100 triệu đồng/1 chương trình có quy mô tối thiểu 7 gian hàng quy theo gian hàng tiêu chuẩn (3m x 3m) và tối thiểu 7 doanh nghiệp tham gia. Ngoài ra, tỉnh sẽ chi tổ chức đoàn giao dịch, xúc tiến đầu tư, xúc tiến thương mại CNHT tại nước ngoài với quy mô tối thiểu 7 doanh nghiệp tham gia. Mức hỗ trợ tối đa 20 triệu đồng/1 doanh nghiệp tham gia; chi hỗ trợ các doanh nghiệp quảng bá, đăng ký thương hiệu sản phẩm CNHT, mức hỗ trợ tối đa 35 triệu đồng/thương hiệu; chi tuyên truyền, quảng bá trên các phương tiện thông tin đại chúng về hoạt động CNHT trên báo giấy, báo điện tử, truyền thanh, truyền hình, ấn phẩm và các hình thức phổ biến thông tin khác. Mức hỗ trợ tối đa 50 triệu đồng/1 chuyên đề. Thứ hai, chi hỗ trợ doanh nghiệp, áp dụng hệ thống quản lý đáp ứng yêu cầu của các chuỗi sản xuất toàn cầu trong quản trị doanh nghiệp, quản trị sản xuất; đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, hỗ trợ 70% cho các nội dung chi. Cụ thể, chi đánh giá khả năng và nhu cầu áp dụng các tiêu chuẩn, hệ thống quản lý trong sản xuất tại các doanh nghiệp với mức hỗ trợ tối đa 5 triệu đồng/doanh nghiệp; chi đánh giá nhu cầu về nhân lực, mức hỗ trợ tối đa 5 triệu đồng/doanh nghiệp; xây dựng chương trình, tổ chức đào tạo cho các doanh nghiệp, mức hỗ trợ tối đa 20 triệu đồng/doanh nghiệp; chi đánh giá, công nhận hệ thống quản trị doanh nghiệp và quản trị sản xuất. Đối với doanh nghiệp quy mô số lao động tham gia bảo hiểm xã hội bình quân năm không quá 200 người và đáp ứng một trong hai tiêu chí (tổng nguồn vốn không quá 100.000 triệu đồng hoặc tổng doanh thu của năm trước liền kề không quá 300.000 triệu đồng). Mức hỗ trợ tối đa không quá 140 triệu đồng/doanh nghiệp. Thứ ba, chi hỗ trợ nghiên cứu phát triển, ứng dụng chuyển giao và đổi mới công nghệ trong sản xuất thử nghiệm linh kiện, phụ tùng, nguyên liệu và vật liệu. Thứ tư, chi công tác xây dựng và công bố thông tin về CNHT hàng năm, hỗ trợ 70% cho các nội dung chi, tối đa 50 triệu đồng/năm. Đối với một số các nội dung, mức chi thực hiện các hoạt động phát triển CNHT không quy định tại Quyết định này, tỉnh Phú Thọ yêu cầu sẽ thực hiện theo Thông tư 29/2018/TT-BTC của Bộ Tài chính hướng dẫn lập, quản lý và sử dụng kinh phí chương trình phát triển CNHT và các văn bản khác theo quy định hiện hành. Quyết định có hiệu lực từ ngày 30/3/2021. |