当前位置:首页 > Cúp C1

【bảng xếp hạng usl championship】Nhiều thách thức đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa khi tiếp cận nguồn tài chính

Chia sẻ tại tọa đàm “Đổi mới dịch vụ và sản phẩm tài chính ngân hàng dành cho doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Việt Nam” ngày 24/7/2024,ềutháchthứcđốivớidoanhnghiệpnhỏvàvừakhitiếpcậnnguồntàichíbảng xếp hạng usl championship ông Nguyễn Minh Tú - Giám đốc Điều hành khối Thông tin doanh nghiệp Fiin Group cho biết, số lượng doanh nghiệp nhỏ và vừa (SME) Việt Nam chiếm gần 85% tổng số doanh nghiệp tại Việt Nam. Nhóm doanh nghiệp này đạt khoảng 20% doanh thu toàn bộ doanh nghiệp Việt Nam. So với GDP, doanh thu của doanh nghiệp SME tương đương 70% GDP Việt Nam.

Doanh nghiệp nhỏ và vừa đối mặt với khó khăn tiếp cận nguồn tài chính
Ông Nguyễn Minh Tú phát biểu tại sự kiện. Ảnh: Hải Anh

Trong đó, hơn 40% doanh nghiệp SME Việt Nam tham gia vào hoạt động bán buôn và bán lẻ. Đây được xem là một ngành kinh doanh quan trọng, đóng vai trò trung gian giữa nhà sản xuất, đại lý và người tiêu dùng.

Mặc dù là động lực vô cùng quan trọng trong nền kinh tế, song các doanh nghiệp SME đang đối mặt với rất nhiều thách thức như: khó khăn trong việc tiếp cận tài chính; khó khăn trong tiếp cận khách hàng mới; thiếu công cụ quản lý rủi ro; thiếu thông tin kinh doanh.

“Khoảng trống tài chính (finance gap) của doanh nghiệp SME ở Việt Nam ước tính khoảng 24 tỷ USD - gấp 2,11 lần mức cho vay doanh nghiệp SME hiện tại. Trong khi đó, dự toán khoảng trống tài chính của doanh nghiệp SME tại các nước đang phát triển chỉ cao hơn 1,23 lần các khoản vay hiện thời dành cho doanh nghiệp SME” - ông Tú thông tin.

Doanh nghiệp nhỏ và vừa đối mặt với khó khăn tiếp cận nguồn tài chính
Nhiều thách thức đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa khi tiếp cận nguồn tài chính. Ảnh minh hoạ

Đại diện Fiin Group đánh giá, khoảng trống tài chính lớn cho thấy, doanh nghiệp SME tại Việt Nam đang gặp khó khăn trong việc tiếp cận nguồn vốn tín dụng. Điều này có thể do nhiều yếu tố như yêu cầu cao về tài sản đảm bảo, quy trình phê duyệt tín dụng phức tạp và sự thiếu hụt thông tin tài chính minh bạch từ các doanh nghiệp này.

Bên cạnh đó, doanh nghiệp SME chiếm gần 85% số doanh nghiệp cả nước, nhưng khả năng vay vốn còn rất thấp. Tổng nợ vay của các doanh nghiệp SME thấp hơn nhiều so với các doanh nghiệp lớn - nhóm chỉ chiếm chưa tới 20% số doanh nghiệp cả nước, nhưng tổng nợ vay chiếm tới hơn 90% tổng nợ vay của toàn bộ doanh nghiệp Việt Nam.

Ông Nguyễn Văn Nam - Phó Giám đốc khối Thông tin doanh nghiệp, phụ trách mô hình rủi ro và phân tích dữ liệu, Fiin Group nhấn mạnh, với phương pháp chấm điểm tín dụng truyền thống, doanh nghiệp SME sẽ còn gặp nhiều khó khăn trong việc tiếp cận vốn vay của các tổ chức tín dụng. Đặc biệt trong bối cảnh các tổ chức tín dụng ngày càng đẩy mạnh áp dụng các chuẩn mực quản trị rủi ro theo thông lệ quốc tế.

“Trong thời gian tới, các doanh nghiệp SME sẽ tiếp tục đối mặt với những khó khăn trong việc tiếp cận tài chính như: thiếu minh bạch thông tin; các tiêu chuẩn cho vay chặt chẽ hơn của các tổ chức tín dụng. Cùng với đó là các khó khăn liên quan đến khả năng cung cấp tài sản thế chấp; năng lực chấm điểm tín dụng và quản lý rủi ro; dữ liệu; sản phẩm và quy trình tín dụng…” - ông Nam cho biết.

Mặc dù còn khó khăn, nhưng ông Nguyễn Văn Nam cũng cho rằng, nhóm doanh nghiệp SME cũng có cửa sáng khi có thể tiếp cận được nhiều cơ hội từ Luật hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ; hỗ trợ của tín dụng xanh và phát triển bền vững… Từ những cơ sở này, các tổ chức tín dụng có thể tối ưu hóa danh mục cho vay SME dựa trên năng lực phân tích rủi ro nâng cao. Qua đó, tăng cường khả năng tiếp cận khách hàng SME đặc biệt là các doanh nghiệp còn non trẻ.

分享到: