当前位置:首页 > Nhận Định Bóng Đá > 【lịch bóng da hom nay】“Không để ai bị bỏ lại phía sau” trong đại dịch 正文

【lịch bóng da hom nay】“Không để ai bị bỏ lại phía sau” trong đại dịch

来源:Empire777   作者:Nhận Định Bóng Đá   时间:2025-01-10 22:37:49
Thông quan nhanh chóng trong ngày để xử lý ùn tắc hàng tại cửa khẩu phía Bắc
“Chìa khóa” để các doanh nghiệp nhỏ tái khởi động sau đại dịch
Liên hợp quốc kêu gọi thúc đẩy phục hồi bền vững sau đại dịch COVID-19
Lấy mẫu xét nghiệm SARS-CoV-2 cho công nhân ở khu công nghiệp. 	Ảnh: ST
Lấy mẫu xét nghiệm SARS-CoV-2 cho công nhân ở khu công nghiệp. Ảnh: ST

“Một miếng khi đói bằng một gói khi no”

Gần 2 năm qua, dưới tác động của đại dịch Covid-19, với quan điểm “đảm bảo an sinh xã hội làm mục tiêu, là động lực phát triển nhanh và bền vững”, Chính phủ, các bộ, ngành cùng các địa phương đã có hàng loạt các chính sách hỗ trợ người lao động và doanh nghiệp, các nhóm người dễ bị tổn thương vơi bớt khó khăn, vượt qua đại dịch.

Theo báo cáo giám sát của Ủy ban Kinh tế của Quốc hội, cả nước đã hỗ trợ 168.800 tỷ đồng với các đối tượng. Riêng việc thực hiện Nghị quyết 42 (gói 62.000 tỷ đồng được triển khai từ năm 2020), do triển khai trong điều kiện chưa có tiền lệ, trong thời gian gấp gáp nên kết quả sau cùng chưa được như mong muốn (đã hỗ trợ 39.000 tỷ cho 14,4 triệu người thụ hưởng, trong đó tiền mặt là 13.000 tỷ đồng). Đến năm 2021, trước sự tác động mạnh của làn sóng dịch Covid-19 lần thứ 4, ngày 1/7/2021, Chính phủ đã nhanh chóng ban hành Nghị quyết số 68/NQ-CP về 12 chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động gặp khó khăn do đại dịch Covid-19 với tổng kinh phí hỗ trợ theo Nghị quyết ước tính khoảng 26.000 tỷ đồng.

“Một miếng khi đói bằng một gói khi no”, chính sách này thực sự là nguồn động viên rất lớn đối với người lao động, với doanh nghiệp để cùng nhau vượt khó, được đánh giá là một chính sách nhân văn, kịp thời, đáp ứng mong mỏi của hàng trăm nghìn người bị ảnh hưởng do dịch bệnh, là một Nghị quyết đi vào “lòng dân”.

Rút kinh nghiệm từ việc thực hiện Nghị quyết 42/NQ-CP và tiếp thu kinh nghiệm, biện pháp hỗ trợ của các nước trên thế giới, gói hỗ trợ của Nghị quyết 68 đã tháo gỡ nhiều “nút thắt”, xác định đúng đối tượng cần hỗ trợ một cách cụ thể, xây dựng định mức hỗ trợ phù hợp, bảo đảm chặt chẽ, công bằng, công khai, minh bạch, hiệu quả, thiết thực.

Không chỉ dừng lại ở đó, ngày 24/9/2021, Chính phủ đã ban hành tiếp Nghị quyết 116/NQ-CP với kinh phí khoảng 38.000 tỷ đồng từ Quỹ Bảo hiểm thất nghiệp đã góp phần hỗ trợ người lao động và doanh nghiệp vượt qua khó khăn, ổn định sản xuất. Ngoài ra, nhiều chủ trương, giải pháp thiết thực để bảo đảm an sinh xã hội đã được nhanh chóng triển khai, từ đó tạo sự đồng thuận trong nhân dân, cùng góp sức phòng, chống dịch và từng bước khôi phục kinh tế trong điều kiện bình thường mới. Đáng chú ý, tất cả những gói hỗ trợ trên đều những gói hỗ trợ có quy mô, tốc độ triển khai nhanh chóng và quyết liệt chưa từng có trong lịch sử.

Kịp thời và thiết thực

Đánh giá về vấn đề này, Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung cho biết, trong thời gian vừa qua Đảng, Nhà nước, đặc biệt và trực tiếp là Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Chính phủ, đã chỉ đạo và ban hành nhiều chính sách hỗ trợ. TP Hồ Chí Minh, Hà Nội, Bình Dương, Đồng Nai và một số tỉnh, thành phố đã liên tục ban hành nhiều chủ trương, chính sách với các gói ngân sách lớn, hàng triệu túi an sinh để bảo đảm an sinh xã hội, bảo đảm người dân an tâm ở nhà để tham gia phòng, chống dịch cũng như thực hiện một phương châm an sinh xã hội là trọng yếu, là nhiệm vụ thường xuyên.

“Trong bối cảnh đó, chúng ta ban hành 3 gói chính sách lớn, nhiều chính sách chưa có tiền lệ và những giải pháp tình thế trong bối cảnh đặc biệt để kịp thời đáp ứng các yêu cầu cấp bách”, Bộ trưởng Đào Ngọc Dung cho biết.

Cho đến nay, tuy còn nhiều hạn chế, khuyết điểm nhưng 3 gói chính sách đã cho thấy kết quả: với gói hỗ trợ theo Nghị quyết 42 đã có trên 14 triệu đối tượng thụ hưởng; với gói hỗ trợ theo Nghị quyết 68 thì qua 4 tháng triển khai, toàn quốc đã phê duyệt 25,9 nghìn tỷ đồng và hỗ trợ cho 26,71 triệu đối tượng thụ hưởng; với gói hỗ trợ cho người lao động và người sử dụng lao động từ Quỹ Bảo hiểm thất nghiệp theo Nghị quyết của Chính phủ và Quốc hội, đã rà soát, hỗ trợ 363.000 người sử dụng lao động, hỗ trợ tiền từ kết dư Quỹ Bảo hiểm cho trên 8 triệu người lao động với số lượng hiện nay 85% là lực lượng lao động trong đối tượng thụ hưởng, đạt 20,644 nghìn tỷ đồng.

Đáng chú ý, trên cơ sở rút kinh nghiệm triển khai các chính sách được ban hành, Chính phủ đã giảm tối đa các điều kiện, thủ tục, rút ngắn về thời gian hỗ trợ tạo điều kiện cho người sử dụng lao động và người lao động dễ dàng tiếp cận chính sách, đặc biệt là nhóm lao động tự do chịu ảnh hưởng lớn từ đại dịch. Thông qua đó, cùng với chính sách của Nhà nước, các gói hỗ trợ của địa phương và vận động nguồn lực xã hội cũng như của nhân dân, chúng ta đã góp phần thực hiện tốt chính sách an sinh xã hội dù còn rất nhiều khó khăn, thách thức, nhất là trong bối cảnh diễn biến dịch bệnh phức tạp.

Ông Bùi Sỹ Lợi, nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban các vấn đề xã hội của Quốc hội: Đến nay có khoảng 70 chính sách hỗ trợ người lao động và doanh nghiệp của các địa phương, bộ ngành và Chính phủ, trong đó có 3 gói hỗ trợ an sinh khẩn cấp thực hiện mục tiêu kép vừa ngăn chặn đại dịch, vừa đảm bảo đời sống. Đến nay có thể thấy các gói hỗ trợ an sinh xã hội đã cơ bản đáp ứng được yêu cầu.

Phó Viện trưởng Viện Khoa học Lao động và Xã hội Lưu Quang Tuấn đánh giá, đến nay nước ta đã trải qua 4 làn sóng Covid-19. Đại dịch đã tác động tiêu cực đến mọi mặt đời sống kinh tế - xã hội của đất nước. Ở một số thời điểm, đại dịch Covid-19 đã tác động rất mạnh đến tình hình lao động, việc làm và an sinh xã hội của người dân. Điều này cũng làm xuất hiện và gia tăng các nhóm yếu thế, dễ bị tổn thương, cần được trợ giúp mà hệ thống an sinh xã hội hiện hành chưa bao phủ tới. Trong bối cảnh này, Đảng và Nhà nước đã khẩn trương ban hành nhiều chính sách an sinh xã hội chưa có tiền lệ để hỗ trợ người dân vượt qua khó khăn trong đại dịch. Đây là các quyết sách quan trọng, kịp thời bổ sung và gia tăng năng lực hoạt động cho hệ thống an sinh xã hội ứng phó kịp thời và hiệu quả hơn trong đại dịch. Đến nay thực tiễn cho thấy, các chính sách hỗ trợ về cơ bản đã được thực hiện công khai, minh bạch, đúng đối tượng, đúng mục đích, đảm bảo nguyên tắc “hỗ trợ đối tượng bị giảm sâu thu nhập, mất, thiếu việc làm, gặp khó khăn, không đảm bảo mức sống tối thiểu”.

标签:

责任编辑:Cúp C1