您的当前位置:首页 > Thể thao > 【soi keo bdn】Văn hoá tín ngưỡng của cộng đồng người Hoa 正文

【soi keo bdn】Văn hoá tín ngưỡng của cộng đồng người Hoa

时间:2025-01-25 21:02:45 来源:网络整理 编辑:Thể thao

核心提示

(CMO) Với người Hoa, bản sắc tâm linh luôn là điểm tựa tinh thần trong lao động, sản xuất, xây dựng soi keo bdn

Báo Cà Mau(CMO) Với người Hoa, bản sắc tâm linh luôn là điểm tựa tinh thần trong lao động, sản xuất, xây dựng và phát triển cộng đồng. Vì vậy, nơi nào có đông người Hoa định cư thì nơi đó có chùa, miếu thờ Phật, Tổ sư, các vị thánh, thần… theo phong tục tín ngưỡng tam giáo đồng nguyên.

Ban trị sự chùa Quan Đế dâng hương trước chánh điện thờ Quan Đế Thánh Quân.

Người Hoa Cà Mau, ngoài việc thường xuyên bái Phật (Giác Thiền Tự), tôn sùng Thiên Hậu Thánh Mẫu (chùa Bà), Tiên Tôn Tổ Sư (Chùa Minh Nguyệt Cư Sĩ Lâm)… thì Quan Đế Thánh Quân là một trong những vị thánh rất được tôn kính bởi những chuẩn mực đạo đức: nhân, lễ, nghĩa, dũng, trí, tín. Vì vậy, không giới hạn đức tin hiển thánh tại chùa Quan Đế mà hầu hết các chùa, miếu khác đều có thờ Quan Đế Thánh Quân với nhiều tên gọi khác nhau, như: Hộ Pháp Già Lam, Cái Thiên Cổ Phật, Tường Hán Thiên Thần… phổ biến nhất gọi là Quan Công.

Trung can Quan Vũ

Quân Công họ Quan tên Vũ tự là Vân Trường người nước Thục Hán thời đại Tam quốc. Ông sinh vào ngày 24/6, năm Diên Hi thứ ba đời Đông Hán, tại thôn Hạ Phùng, huyện Giải Lương, tỉnh Hà Đông (Trung Quốc). Tuy gia cảnh khó khăn (bán đậu phụ), nhưng ông cũng được học hành đàng hoàng (cả văn lẫn võ).

Là người nghĩa hiệp, không chịu nổi sự đàn áp, bóc lột của tên diêm quan (quan lại quản lý muối ở địa phương), nên Quan Công đã “thay trời hành đạo”. Vậy là Quan Công phải rời bỏ quê hương, tìm đến vùng Châu Trác của Hà Bắc khi mới 19 tuổi. Tại Châu Trác, ông quen biết với Trương Phi, Lưu Bị và ba người đã kết nghĩa anh em tại Đào Viên. Trải qua nhiều cuộc Nam chinh Bắc chiến, Quan Công đã có công rất lớn giúp Lưu Bị thành lập nhà Thục và ông là đại tướng đứng đầu trong ngũ hổ tướng, gồm: Quan Vũ, Trương Phi, Triệu Vân, Hoàng Trung và Mã Siêu.

Hiển thánh Đế quân

Theo các vị cao niên trong cộng đồng người Hoa Cà Mau, ngoài sự trung can của Quan Công thì sử sách còn ghi lại rằng, Quan Công bị tướng Ngô tên là Lữ Mông sát hại tại Phàn Thành, sau đó con trai ông là Quan Bình và thuộc hạ Châu Xương cũng tử trận. Hồn phách của ba người đã bay về núi Ngọc Tuyền (Đương Dương, Kinh Châu) và được Phổ Tỉnh Pháp Sư điểm ngộ, chân linh Quan Công trụ lại ở núi Ngọc Tuyền và thường xuyên phù hộ dân chúng, nên được cư dân trong vùng lập miếu thờ phượng.

Quan Công không chỉ được Phật giáo, Nho giáo, Lão giáo xưng tôn thần mà qua nhiều đời vua của Trung Quốc cũng lần lượt gia phong chức tước cho ông. Đầu tiên là “Tráng Mậu Hầu” (Hán Hậu Chủ năm 260) cho đến đời nhà Thanh (năm Càn Long thứ 53) đã gia phong cho ông chức “Trung Thần Vũ Linh Hựu Quan Thánh Đại Đế”…

Ông Tăng Hồng Vận, Trưởng Ban quản trị chùa Quan Đế, cho biết: "Xưa nay, bậc anh hùng sau chết được hiển thánh và được sùng bái như Quan Công không nhiều lắm. Và tín ngưỡng sự oai nghiêm của ông thời phò trợ Lưu Bị phân tranh lập quốc, cũng như sự phù hộ giúp đời khi ông hiển thánh đã trở thành phong tục của người Hoa. Vì vậy, năm 1974, chùa Quan Đế (toạ lạc trên đường Hoàng Diệu, Phường 2, TP Cà Mau) đã được xây dựng gắn với hoạt động của Hội quán Ngũ Nghĩa Đường. Ngoài việc thờ tự Quan Đế Thánh Quân, Quan Bình Thiên Tuế, Châu Xương Công, nơi đây còn thờ Na Tra Thái Tử, Phước Đức Chánh Thần…

Hằng năm, vào ngày 24/6 âm lịch, chùa tổ chức lễ vía Quan Công. Buổi lễ chính thức được bắt đầu vào lúc 9 giờ, một hồi trống dài vang lên, Ban trị sự chùa cùng đại diện các Ban, Hội người Hoa trang phục chỉnh tề, quỳ trước chánh điện, các lễ vật lần lượt được các vị này dâng lên với sự tôn kính. Sau khi đã dâng hết lễ vật, đại diện Ban quản trị (thường là vị cao niên) sẽ đọc văn tế (được viết bằng tiếng Hoa) tán dương công đức của Quan Công cũng như các vị thần được thờ tự tại chùa… Qua đó, cầu các vị thánh thần độ trì cho mưa thuận gió hoà, quốc thái dân an. Kết thúc lễ vía, mọi người quây quần dùng bữa cơm thân mật, thăm hỏi sức khoẻ, trao đổi chuyện làm ăn, bàn luận thế sự…

“Tổ chức lễ vía Quan Đế Thánh Quân là thể hiện lòng tôn kính của hậu nhân đối với bậc Thánh nhân. Đồng thời, duy trì phong tục tín ngưỡng và giáo dục con cháu về văn hoá truyền thống của dân tộc”, ông Vận cho hay.

Lễ vía Quan Thánh Đế Quân, vía Thiên Hậu Thánh Mẫu, vía Thiên Tôn Tổ Sư là 3 trong những lễ hội mang đậm chất văn hoá tín ngưỡng của cộng đồng người Hoa tại Cà Mau./.

Mỹ Pha