【bxh portugal primeira liga】Mở cơ hội cho doanh nghiệp tham gia chuyển mạch tài chính

时间:2025-01-25 22:02:55 来源:Empire777

napas

Phát triển thị trường chuyển mạch tài chính,ởcơhộichodoanhnghiệpthamgiachuyểnmạchtàichíbxh portugal primeira liga bù trừ điện tử sẽ tạo đòn bẩy cho các loại hình thanh toán mới, thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt. Ảnh TL minh họa

Thúc đẩy chiến lược tài chính toàn diện

Tại Quyết định 149/QĐ-TTg về Chiến lược tài chính toàn diện quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt ngày 22/1/2020, nhiều nội dung được đánh giá là điểm sáng sẽ giúp tháo gỡ các nút thắt trong quá trình hướng tới nền kinh tế không tiền mặt tại Việt Nam, giúp dần hiện thực hoá những kỳ vọng đặt ra nhiều năm trước đây.

Chiến lược cũng chỉ rõ quan điểm, “thực hiện tài chính toàn diện có sự tham gia và phối hợp chặt chẽ của khu vực nhà nước và khu vực tư nhân”.

Giới chuyên gia cho rằng, để thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt (TTKDTM), cần tăng cường đầu tư cơ sở hạ tầng an ninh, đảm bảo sự thông suốt trong hoạt động thanh toán của các ngân hàng và đơn giản hoá các thủ tục, quy trình đăng ký. Theo đó nhanh chóng phát triển và hoàn thiện hệ thống Tokenization (quy trình bảo mật tự động mã hoá số thẻ của khách hàng) và hạ tầng chuyển mạch thanh toán di động...

Một trong những giải pháp về việc hoàn thiện và tăng hiệu quả sử dụng cơ sở hạ tầng tài chính, tạo điều kiện giảm phí giao dịch, đáp ứng yêu cầu thúc đẩy tài chính toàn diện có nhắc tới nội dung: nghiên cứu, xây dựng cơ chế cho hoạt động chuyển mạch tài chính, bù trừ điện tử theo hướng cho phép thêm các tổ chức, doanh nghiệp có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật được cung ứng dịch vụ nhằm tăng tính cạnh tranh, đảm bảo an ninh, an toàn, tăng hiệu quả xử lý, giảm phí giao dịch thanh toán, chuyển tiền cho người dân và doanh nghiệp.

Trao đổi với TS. Nguyễn Trí Hiếu, chuyên gia này cho rằng: Hiện tại, trong lĩnh vực chuyển mạch tài chính có bù trừ điện tử mới chỉ có Công ty Cổ phần Thanh toán Quốc gia Việt Nam (NAPAS) là đơn vị duy nhất được cung ứng hạ tầng thanh toán cho các ngân hàng tại Việt Nam.

“Việc mở rộng thêm cơ hội cho những doanh nghiệp tham gia vào cung ứng dịch vụ chuyển mạch sẽ có lợi, bởi khi có nhiều thành phần kinh tế cùng tham gia sẽ giúp gia tăng tính cạnh tranh trên thị trường, giúp giảm mặt bằng phí, người sử dụng dịch vụ thanh toán sẽ càng hưởng lợi hơn”, ông Hiếu chia sẻ.

Đồng tình với quan điểm trên, một chuyên gia tài chính nhìn nhận, dù đã đạt được những kết quả rất tích cực, năm 2019 giá trị giao dịch qua Internet, di động tăng tới 238% nhưng TTKDTM hiện nay vẫn còn tồn tại một số hạn chế như: thói quen, tâm lý của người dân, cơ sở hạ tầng, sự kết nối, tích hợp giữa đơn vị cung ứng dịch vụ với các hệ thống thanh toán... Chưa kể hàng năm vào mỗi dịp lễ Tết, không ít người dân “ngao ngán” khi gặp tình trạng nghẽn mạng trong giao dịch chuyển khoản, rút tiền...

“Nếu có thêm những đơn vị tham gia thị trường chuyển mạch tài chính, bù trừ điện tử cũng sẽ tạo đòn bẩy cho các loại hình thanh toán mới, phát triển sản phẩm dịch vụ tài chính, từ đó đẩy mạnh TTKDTM”.

Thuc đẩy sự vào cuộc của những doanh nghiệp có tiềm lực

TS. Nguyễn Trí Hiếu cho rằng, việc tham gia lĩnh vực chuyển mạch tài chính cũng đòi hỏi cần những doanh nghiệp có tiềm lực tài chính, có tầm cỡ và uy tín.

Hiện nền kinh tế Việt Nam đang ngày càng có độ mở lớn, đặc biệt sau khi các Hiệp định CPTPP, EVFTA... được ký kết, nền tài chính - ngân hàng Việt Nam sẽ ngày càng đi sâu vào hội nhập quốc tế. Chính vì thế một doanh nghiệp nếu tham gia chuyển mạch tài chính cũng cần có khảo sát, thậm chí có thể “test” từ các tổ chức uy tín nước ngoài xem hệ thống của doanh nghiệp cung cấp dịch vụ đó có đáp ứng được các yêu cầu đặt ra hay không.

Thực tế, Nghị định 101/2012/NĐ-CP về TTKDTM và Thông tư hướng dẫn quy định, doanh nghiệp đủ điều kiện (có vốn điều lệ 50 tỷ đồng, đáp ứng điều kiện về nhân sự, hạ tầng công nghệ…) có thể nộp đơn đề nghị NHNN cấp phép hoạt động dịch vụ chuyển mạch tài chính, bù trừ điện tử. Dự thảo sửa đổi Nghị định 101 mà NHNN trình Thủ tướng Chính phủ cũng đề cập việc để được tham gia lĩnh vực chuyển mạch, bù trừ điện tử, doanh nghiệp phải có vốn điều lệ tối thiểu 100 tỷ đồng, phải được một tổ chức thực hiện quyết toán kết quả bù trừ giữa các bên liên quan…

Trên thế giới, đã có nhiều quốc gia có nhiều doanh nghiệp cung ứng dịch vụ chuyển mạch, thậm chí có nước có trên 10 doanh nghiệp thực hiện các cấp độ dich vụ khác nhau trong lĩnh vực này.

Ở Việt Nam hiện đã có những doanh nghiệp đủ sức tham gia vào việc kiến tạo hạ tầng chuyển mạch tài chính và thanh toán bù trừ. Đó là các tập đoàn công nghệ hay các định chế tài chính mạnh có đủ kinh nghiệm và tiềm lực.

Chiến lược tài chính toàn diện cho phép thêm nhiều đơn vị doanh nghiệp tham gia vào hệ thống chuyển mạch được kỳ vọng sẽ tạo ra sự thay đổi lớn, tác động tích cực đến hoạt động thanh toán ở Việt Nam, thúc đẩy sự phát triển của thương mại điện tử, đẩy mạnh các phương thức thanh toán không dùng tiền mặt./.

Khánh Ngọc

推荐内容