Giá xăng dầu giảm giữ cho CPI không tăng
Theỉsốgiátiêudùngthángchỉtăngsovớithángtrướthứ hạng của cúp ngao báo cáo mới công bố của Tổng cục Thống kê, mặc dù trong tháng 8 giá hàng hóa, dịch vụ tiêu dùng thiết yếu tăng theo giá nguyên liệu đầu vào và bước sang năm học mới 2022-2023, học phí giáo dục tại một số địa phương tăng trở lại, tuy nhiên giá xăng dầu trong nước liên tục được điều chỉnh giảm từ tháng 7/2022 đã làm cho chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 8/2022 chỉ tăng nhẹ 0,005% so với tháng trước.
Cụ thể, trong 11 nhóm hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng chính, có tới 9 nhóm hàng tăng giá so với tháng trước là: hàng ăn và dịch vụ ăn uống (+1,05%); đồ uống và thuốc lá (+0,27%); may mặc, mũ nón, giày dép (+0,18%); nhà ở và vật liệu xây dựng (+0,26%); thiết bị và đồ dùng gia đình (+0,21%); giáo dục (+1,46%); văn hóa, giải trí và du lịch (+0,43%); hàng hóa và dịch vụ khác (+0,2%); chỉ số giá đô la Mỹ (+0,18%).
Ở chiều ngược lại, 2 nhóm hàng hóa giảm giá là: chỉ số giá vàng (-0,9%) và giao thông (-5,51%).
Tốc độ tăng/giám CPI tháng 8/2022 so với cùng kỳ năm trước. |
So với cùng kỳ năm trước, CPI tháng 8/2022 tăng ở mức 2,89%. Trong 11 nhóm hàng tiêu dùng chính có 9 nhóm tăng giá và 2 nhóm giảm giá. Nếu so với tháng 12/2021, CPI tháng 8 tăng 3,6%, trong đó có 10 nhóm hàng tăng giá, riêng nhóm bưu chính, viễn thông giảm 0,08%.
Giá vàng trong nước biến động trái chiều với giá vàng thế giới. Tính đến ngày 25/8/2022, bình quân giá vàng thế giới ở mức 1.787,59 USD/ounce, tăng 3,2% so với tháng 7/2022 do các nhà đầu tư lo ngại lạm phát của Mỹ cao còn kéo dài và FED sẽ mạnh tay tăng thêm lãi suất trong thời gian tới nên tìm đến vàng như tài sản trú ẩn an toàn. Trong nước, chỉ số giá vàng tháng 8/2022 giảm 0,9% so với tháng trước; tăng 5,87% so với cùng kỳ năm 2021; bình quân 8 tháng năm 2022 tăng 6,5%. |
Tính bình quân 8 tháng năm 2022, CPI tăng 2,58% so với cùng kỳ năm 2021. Theo Tổng cục Thống kê, một trong các nguyên nhân chính làm tăng CPI trong 8 tháng năm 2022 là do giá xăng dầu được điều chỉnh 22 đợt, trong đó có 8 đợt giảm giá, làm cho giá xăng A95 tăng 1.370 đồng/lít; xăng E5 tăng 1.170 đồng/lít và dầu diezel tăng 6.180 đồng/lít. Bình quân 8 tháng, giá xăng dầu trong nước tăng 45,33% so với cùng kỳ năm trước, tác động làm CPI chung tăng 1,63 điểm phần trăm.
Giá gas trong nước biến động theo giá gas thế giới, giá gas 8 tháng năm nay tăng 21,1% so với cùng kỳ năm trước, góp phần làm CPI chung tăng 0,31 điểm phần trăm.
Bên cạnh đó, dịch Covid-19 được kiểm soát, nhu cầu ăn ngoài nhà hàng tăng nên giá ăn uống ngoài gia đình bình quân 8 tháng tăng 4,12% so với cùng kỳ năm trước, làm CPI chung tăng 0,35 điểm phần trăm. Giá vật liệu bảo dưỡng nhà ở 8 tháng tăng 7,86% so với cùng kỳ năm trước do giá xi măng, sắt, thép, cát tăng theo giá nguyên nhiên vật liệu đầu vào, tác động làm CPI chung tăng 0,16 điểm phần trăm.
Ngược lại, một số nguyên nhân khiến CPI giảm trong 8 tháng năm 2022 là: giá dịch vụ giáo dục giảm 3,14% do một số tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương miễn giảm học phí từ học kỳ I năm học 2021-2022 do ảnh hưởng của dịch Covid-19, làm CPI chung giảm 0,17 điểm phần trăm. Giá bưu chính viễn thông giảm 0,46% so với cùng kỳ năm trước do giá điện thoại di động giảm.
Cuối năm dự báo giá cả còn tiềm ẩn nhiều rủi ro
Để chủ động ứng phó với những thách thức trước áp lực lạm phát gia tăng, trong thời gian qua Chính phủ đã chỉ đạo quyết liệt các bộ, ngành, địa phương thực hiện đồng bộ các giải pháp bình ổn giá, hạn chế những tác động tiêu cực đến phát triển kinh tế – xã hội.
Phó Thủ tướng Lê Minh Khái chủ trì cuộc họp của Ban Chỉ đạo điều hành giá ngày 24/8 |
Trong cuộc họp mới đây của Ban Chỉ đạo điều hành giá, các ý kiến trong Ban Chỉ đạo thống nhất nhận định khả năng năm nay chúng ta sẽ đạt được mục tiêu đề ra trong quản lý giá, giữ được lạm phát ở mức dưới 4%.
Theo kịch bản của Tổng cục Thống kê, dự báo CPI bình quân năm nay tăng trong khoảng 3,4 – 3,7%. Song, các ý kiến cũng cho rằng, bối cảnh tình hình kinh tế, chính trị thế giới diễn biến rất khó lường, trong nước còn tiềm ẩn nhiều yếu tố rủi ro, công tác điều hành giá trong những tháng còn lại của năm 2022 còn rất nhiều khó khăn, thách thức, tuyệt đối không được chủ quan. Theo đó, các giải pháp cần tập trung thực hiện là: nâng cao năng lực dự báo; tăng cường thanh tra, kiểm tra, xử lý nghiêm các sai phạm về giá; đảm bảo nguồn cung, mặt bằng giá cả các mặt hàng thiết yếu; tăng cường công tác thông tin, truyền thông về công tác điều hành giá, tránh "kỳ vọng lạm phát" quá mức,...
Đồng thời, các bộ quản lý ngành trong phạm vi, lĩnh vực quản lý đẩy mạnh tổ chức triển khai theo dõi sát diễn biến thị trường, tăng cường phối hợp trong công tác điều hành, kịp thời thực hiện giải pháp đảm bảo cân đối cung cầu trong nước, ổn định giá cả, không để xảy ra tình trạng thiếu hàng, găm hàng, đầu cơ, tăng giá bất hợp lý.
Đặc biệt, với mặt hàng xăng dầu, Bộ Công thương tiếp tục phối hợp chặt chẽ với Bộ Tài chính điều hành giá xăng dầu linh hoạt, bảo đảm giá xăng dầu trong nước phản ánh, bám sát diễn biến giá thành phẩm xăng dầu thế giới, sử dụng hợp lý Quỹ Bình ổn giá xăng dầu với liều lượng thích hợp, góp phần kiểm soát lạm phát, hỗ trợ hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp, đời sống của người dân. Bộ Tài chính chủ động nghiên cứu trình các cấp có thẩm quyền xem xét các phương án giảm thuế GTGT và thuế tiêu thụ đặc biệt đối với nhóm mặt hàng xăng dầu trong trường hợp giá thế giới tiếp tục tăng cao.
Theo Tổng cục Thống kê, lạm phát cơ bản tháng 8/2022 tăng 0,4% so với tháng trước, tăng 3,06% so với cùng kỳ năm trước. Bình quân 8 tháng năm 2022, lạm phát cơ bản tăng 1,64% so với cùng kỳ năm 2021, thấp hơn mức CPI bình quân chung (tăng 2,58%), điều này phản ánh biến động giá tiêu dùng chủ yếu do giá lương thực và giá xăng dầu. |