Bụi phấn (Nhạc và lời: Vũ Hoàng - Lê Văn Lộc) “Bụi phấn” là một trong những bài hát hay nhất về người thầy mà hầu hết học sinh nào cũng thuộc. Khi giai điệu của bài hát này cất lên,ữngbàihátvềngàyNhàgiáoViệtNamđượcyêuthíchnăkết quả tứ kết c1 trong mỗi người đều cảm thấy xúc động, bùi ngùi nhớ về thời học sinh, nhớ về thầy cô đã truyền dạy cho mình con chữ. Khi thầy viết bảng Bụi phấn rơi rơi Có hạt bụi nào Rơi trên bục giảng Có hạt bụi nào Vương trên tóc thầy... Em yêu phút giây này Thầy em tóc như bạc thêm Bạc thêm vì bụi phấn Để cho em bài học hay Mai sau lớn nên người Làm sao có thể nào quên Ngày xưa thầy dạy dỗ Khi em tuổi còn thơ... Ngày đầu tiên đi học Bài hát “Ngày đầu tiên đi học” do nhạc sĩ Nguyễn Ngọc Thiện phổ nhạc từ bài thơ cùng tên của nhà thơ Viễn Phương. Bài hát nói về những ấn tượng đầu tiên của học trò khi bước qua cánh cổng nhà trường, lần đầu được biết đến sự ân cần và yêu thương từ phía thầy cô. Ngày đầu tiên đi học Mẹ dắt tay đến trường Em vừa đi vừa khóc Mẹ dỗ dành yêu thương Ngày đầu tiên đi học Em nước mắt nhạt nhoà Cô vỗ về an ủi Chao ôi sao thiết tha. Ngày đầu như thế đó Cô giáo như mẹ hiền Em bấy giờ cứ ngỡ Cô giáo là cô tiên.... Thầy cô cho em mùa xuân Bài hát “Thầy cô cho em mùa xuân” được sáng tác bởi tác giả Vũ Hoàng, cũng là một trong những bài hát nổi tiếng về tình thầy trò, được nhiều thế hệ học sinh biết đến. Một bông hồng em dành tặng Cô Một bài ca hát riêng tặng Thầy Những món quà bé nhỏ đơn sơ Nhưng chứa chan niềm kính yêu vô bờ. Như dòng suối ra sông Như sông ra biển rộng Trang sách hồng ước mơ Em lớn lên từng ngày Vì hạnh phúc tương lai Ánh đèn khuya vẫn miệt mài Bên mái trường mến thương Thầy cô cho em mùa xuân. Mái trường mến yêu Ca khúc “Mái trường mến yêu” được phổ nhạc và viết lời bởi nhạc sĩ Lê Quốc Thắng. Xuyên suốt bài hát là hình ảnh ngườ thầy giáo luôn tận tâm, trìu mến, yêu thương học trò hết mực. Ơi hàng cây xanh thắm dưới mái trường mến yêu Có loài chim đang hót vang hòa tựa như nói Vì hạnh phúc tuổi thơ và cho đời thêm sức sống Thầy dìu dắt chúng em với tấm lòng thiết tha. Khi bình minh hé sáng phố phường còn ngủ yên Khi giọt sương lóng lánh đang còn đọng trên lá Thầy bước đến trường em mang một tình yêu ước mơ Cho từng ánh mắt trẻ thơ, cho từng khúc nhạc dịu êm! Như thời gian êm đềm theo tháng năm Như dòng sông lượn đều theo cơn gió Mang tình tình yêu của thầy đến với chúng em Để dựng xây quê hương tương lai sáng ngời. Mong ước kỷ niệm xưa “Mong ước kỷ niệm xưa” được viết bởi nhạc sĩ Nguyễn Xuân Phương, là nhạc phẩm bất hủ về quãng thời gian học trò trong suốt hơn hai thập kỷ. Thời gian trôi qua mau chỉ còn lại những kỷ niệm Kỷ niệm thân yêu ơi sẽ còn nhớ mãi tiếng thầy cô Bạn bè mến thương ơi sẽ còn nhớ những lúc giận hờn Để rồi mai chia xa lòng chợt dâng niềm thiết tha Nhớ bạn bè, nhớ mái trường xưa Đặt bàn tay lên môi, giữ chặt tiếng nấc nghẹn ngào Thời gian sao đi mau xin hãy ngừng trôi Dù vẫn mãi luyến tiếc khi đã xa rồi Bạn bè ơi, vang đâu đây, còn giọng nói tiếng cười Những nỗi nhớ niềm thương gửi cho ai ...! Khi tóc thầy bạc trắng Bài hát “Khi tóc thầy bạc trắng” được nhà báo, nghệ sĩ ưu tú Trần Đức sáng tác vào năm 1994. Ca khúc này là lời cảm ơn của nghệ sĩ đối với thầy gáo Nguyễn Đức Ninh, người đã dạy dỗ, cưu mang mình trong suốt thời gian tiểu học phải di tản vì bom đạn. Khi tóc thầy bạc tóc em vẫn còn xanh Khi tóc thầy bạc trắng chúng em đã lớn khôn rồi Thời gian trôi nhanh mau Cầu Kiều thầy đưa qua sông Tuổi ấu thơ như hoa nở dưới mái trường Một con đò sang ngang Ôi lòng thấy mênh mang Cho em biết yêu cánh cò trong câu ca dao Cho em biết yêu bống trắng ăn cơm vàng của cô Tấm ngoan Và cho em yêu ai hai sương một nắng để làm nên lúa vàng Bài học làm người em vẫn nhớ ghi Công cha ơn nghĩa mẹ ơn thầy. Đi học Bài hát “Đi học” được nhạc sĩ Bùi Đình Thảo phổ nhạc từ bài thơ cùng tên của nhà thơ Hoàng Minh Chính. Tận dụng những giai điệu âm hưởng dân ca Tày, Nùng của vùng trung du Bắc Bộ, người nhạc sĩ tài ba đã hoàn thành một ca khúc xuất sắc về ngày tựu trường. Hôm qua em tới trường Mẹ dắt tay từng bước Hôm nay mẹ lên nương Một mình em đến lớp Chim đùa theo trong lá Cá dưới khe thì thào Hương rừng chen hương cốm Em tới trường hương theo. Trường của em be bé Nằm lặng giữa rừng cây Cô giáo em tre trẻ Dạy em hát rất hay Hương rừng thơm đồi vắng Nước suối trong thầm thì Cọ xòe ô che nắng Râm mát đường em đi… Con đường đến trường Bài hát “Con đường đến trường” được nhạc sĩ Phạm Đăng Khương sáng tác trong một lần về thăm lại ngôi trường Đại học Sư phạm TP.HCM. Chính bản thân nhạc sĩ cũng không ngờ tác phẩm của mình lại có sức lan tỏa đến vậy. Một chiều đi trên con đường này Hoa điệp vàng trải dưới chân tôi Ngập ngừng trong tôi như thầm hỏi Đường về trường ôi sao lạ quá. Một lần đi qua con đường này Bao kỷ niệm chợt sống trong tôi Về lại trong sân ngôi trường này Còn đâu đây nỗi nhớ vô bờ. [ĐK:] Nhớ nhớ những ngày nơi đây Cùng bạn bè sống dưới mái trường này Nhớ tiếng nói thầy cô Chắp cánh ta bay bay vào cuộc sống. Nhớ nhớ mỗi mùa thi qua Là một lần ghi dấu trong cuộc đời Nhớ ghế đá hàng cây Làm bạn cùng tôi mỗi lần đến trường. Nhớ mãi ngày chia tay Nụ cười còn xao xuyến lòng ai Nhớ mãi ngày chia tay Cùng bạn bè đến những miền xa. Người thầy Ca khúc “Người thầy” được nhạc sĩ Nguyễn Nhất Huy sáng tác năm 2000, để dành tặng nhạc sĩ Trí Thanh, người thầy đã dẫn dắt ông vào con đường âm nhạc. Người thầy vần lặng lẽ đi về sớm trưa Từng ngày giọt mồ hôi rơi nhẹ trang giấy Để em đến bên bờ ước mơ Rồi năm tháng sông dài gió mưa Cành hoa trắng vẫn lung linh trong vườn xưa Người thầy vẫn lặng lẽ đi về dưới mưa Dòng đời từng ngày qua êm đềm trôi mãi Chiều trên phố bao người đón đưa Dòng sông vắng bây giờ gió mưa Còn ai nhớ, ai quên con đò xưa .... Dù năm tháng vô tình trôi mãi mãi Có hay bao mùa lá rơi Thầy đã đến như muôn ngàn tia nắng Sáng soi bước em trong cuộc đời Vẫn nhớ những khi trời mưa rơi Vẫn chiếc áo xưa choàng đôi vai Thầy vẫn đi, buồn vui lặng lẽ ... Dù năm tháng vô tình trôi mãi mãi Tóc xanh bây giờ đã phai Thầy vẫn đứng bên sân trường năm ấy Dõi theo bước em trong cuộc đời Dẫu đếm hết sao trời đêm nay Dẫu đếm hết lá mùa thu rơi Nhưng ngàn năm, làm sao Em đếm hết công ơn người thầy .... Dẫu đếm hết sao trời đêm nay Dẫu đếm hết lá mùa thu rơi Nhưng ngàn năm, làm sao Em đếm hết công ơn người thầy .... Thời Vũ(Tổng hợp) Tại sao Ngày Nhà giáo Việt Nam diễn ra vào 20/11?Năm 2022 này là vừa tròn 40 năm kể từ khi ngày 20/11 hàng năm trở thành Ngày Nhà giáo Việt Nam. |