Giao kế hoạch đầu tư vốn ngân sách nhà nước năm 2021 | |
TPHCM: Năm nay thu ngân sách sẽ đạt 352.000 tỷ đồng | |
Tập trung rà soát,ộtrưởngĐinhTiếnDũngThungânsáchlàđiểmsánggópphầngiảmbộichiổnđịnhvĩmôdự đoán tỷ số real madrid đề xuất giải pháp hoàn thành nhiệm vụ thu ngân sách |
Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng phát biểu tại buổi gặp mặt. |
Thu đã đạt 93,18%
Phát biểu tại đây, Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng chia sẻ, năm 2020 là năm đặc biệt, năm cuối nhiệm kỳ, nhưng lại gặp rất nhiều khó khăn do tác động của dịch Covid-19, cạnh tranh thương mại, thiên tai, bão lụt, hạn hán, xâm nhập mặn…
Theo đó, dự kiến tăng trưởng kinh tế chỉ đạt khoảng 2,8%, tuy vẫn là điểm sáng trong các nền kinh tế, song vẫn là mức tăng trưởng thấp nhất trong nhiều năm qua. Ngân sách nhà nước đứng trước nhiều khó khăn phải cân đối, thu thấp nhưng chi phải tăng lên. Trong bối cảnh đó, ngành Tài chính đã thực hiện các chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ triển khai một loạt các giải pháp tài khóa tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, hỗ trợ người dân và doanh nghiệp.
“Hơn 20 khoản phí, lệ phí được cắt giảm, có loại đưa về 0%. Rõ nét nhất là các loại phí và lệ phí cho thị trường chứng khoán. Thị trường chứng khoán đã tăng trưởng, kéo theo thị trường tài chính ổn định. Huy động vốn đến thời điểm hiện nay thời gian vay tăng lên, bình quân trên 13 năm, lãi suất vay rất thấp, là 2,88%. Thị trường cơ bản rất ổn định” - Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng liệt kê.
Không chỉ giảm các khoản phí, lệ phí, Bộ Tài chính cũng đã trình Chính phủ trình Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội thông qua nhiều chính sách hỗ trợ người dân và doanh nghiệp. Đến thời điểm hiện nay tổng số gói hỗ trợ này là 105 tỷ đồng, cùng với 17 nghìn tỷ đồng chi cho công tác phòng, chống dịch và hỗ trợ người dân.
Bên cạnh hỗ trợ, ngành Tài chính đã siết chặt chi tiêu, như chi hội nghị hội thảo, đi công tác nước ngoài cắt giảm tối thiểu 70% và cắt giảm thêm 10% chi phí ngoài lương. Ngân sách Trung ương đã tiết kiệm chi trên 10 nghìn tỷ đồng. Nhờ đó, đã có nguồn để giải quyết các vấn đề cấp bách phát sinh.
Cho biết thêm về tình hình cân đối ngân sách, Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng cho biết, ở thời điểm tháng 10, Bộ Tài chính báo cáo Quốc hội giảm thu ngân sách khoảng 190 nghìn tỷ đồng, đề nghị điều chỉnh tăng bội chi, tăng cho đầu tư phát triển, kích cầu trong nước.
Đến ngày hôm nay, thu ngân sách đã đạt 93,18% dự toán; giảm thu khoảng 103 nghìn tỷ đồng. Chúng tôi tiếp tục quyết liệt triển khai, với tinh thần phối hợp chặt chẽ với các địa phương, thu đúng, thu đủ, thu kịp thời. Đây là tín hiệu rất tích cực. Bộ Tài chính đã báo cáo Thủ tướng Chính phủ và Thủ tướng nhận định, đây là điểm sáng, góp phần giảm bội chi, ổn định vĩ mô tiếp tục củng cố.
“Thể hiện tiềm lực của đất nước chính là ngân sách, trước làm không đủ chi, đến nay tiềm lực tài chính đã tăng lên. Đó là kết quả của quá trình đổi mới, củng cố thị trường. Chúng ta tiếp tục vững tin hơn. Chúng tôi tin tưởng rằng, còn 4 ngày nữa là kết thúc năm, số thu dự kiến sẽ tốt hơn” - ” - người đứng đầu ngành Tài chính nhấn mạnh.
Cùng tham dự có đại diện lãnh đạo một số cơ quan quản lý báo chí thuộc Ban Tuyên giáo Trung ương, Cục Báo chí; đại diện lãnh đạo các đơn vị vụ, cục thuộc và trực thuộc Bộ Tài chính, đại diện lãnh đạo các cơ quan báo chí ngành Tài chính. |
Một năm đầy vất vả chông gai nhưng rất đáng tự hào
Về dự toán ngân sách năm 2021, Bộ trưởng cho biết, với tính toán thận trọng, với mức tăng bội chi được đưa ra là khoảng 109 nghìn tỷ đồng nhưng vẫn quyết tăng chi cho đầu tư phát triển cao hơn năm 2020. Đó là quyết tâm lớn, cần phải rất quyết liệt trong chỉ đạo điều hành để thực hiện các mục tiêu đề ra.
Đối với ngành Tài chính, bên cạnh nỗ lực cơ cấu lại thu – chi ngân sách, Bộ trưởng cho biết, thời gian qua đã thực hiện tốt công tác cải cách hiện đại hóa; sắp xếp tinh gọn bộ máy hiệu lực, hiệu quả… Cơ quan Thuế, Hải quan, Kho bạc Nhà nước đã đẩy mạnh cải cách, hiện đại hóa ngành. Đến nay, 100% dịch vụ công của ngành Tài chính được đưa lên Cổng Dịch vụ công quốc gia. Thời gian tới, cơ quan thuế, hải quan sẽ đưa ra phiên bản mới, phục vụ tốt hơn nữa người dân và doanh nghiệp, góp phần công khai, minh bạch, chống thất thoát, lãng phí.
Về công tác sắp xếp tổ chức bộ máy, Bộ Tài chính là một trong số ít các bộ, ngành thực hiện quyết liệt, triển khai các nghị quyết của Bộ Chính trị. Thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TƯ, đã xóa bỏ 43 phòng giao dịch (tương đương Kho bạc Nhà nước cấp huyện) làm nhiệm vụ Kho bạc nhà nước trên địa bàn tỉnh lỵ thuộc kho bạc cấp tỉnh. Đối với cơ quan thuế, đã giảm 296 chi cục thuế. Đáng chú ý, theo Bộ trưởng, sau khi sắp xếp lại cơ cấu tổ chức bộ máy, hệ thống thuế, kho bạc vẫn hoạt động hiệu quả. Chỉ tính riêng hệ thống thuế, sau sắp xếp, trong 3 năm, mức khoán kinh phí tiết kiệm được gần 5 nghìn tỷ đồng.
Nhìn lại năm 2020, Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng khẳng định là “một năm đầy vất vả chông gai nhưng rất đáng tự hào”. Trong thành công đó, Bộ trưởng cho rằng các cơ quan báo chí đã nhất tâm, đồng hành, chia sẻ và khích lệ ngành Tài chính, đã luôn đồng hành cùng ngành Tài chính trong thời gian qua và mong muốn tiếp tục trong thời gian tới.
Phát biểu tại các buổi gặp mặt, đại diện một số cơ quan báo chí đánh giá cao công tác phối hợp, sự nhiệt tình trong việc chia sẻ thông tin của ngành Tài chính với truyền thông, qua đó giúp báo chí được tiếp cận gần hơn, đưa thông tin chính thống hơn về các vấn đề tài chính – ngân sách nhà nước.