VHO - Bia Sùng Chỉ (Sùng chỉ bi ký) ở xã Tùng Lộc (Can Lộc,ótxabảovậtquốcgiabiaSùngChỉđội hình rcd mallorca gặp real madrid Hà Tĩnh) là bảo vật quốc gia từ năm 2019. Sau bốn năm được công nhận, bảo vật này chưa được cơ quan chức năng, chính quyền địa phương quan tâm, đề ra cơ chế bảo vệ đặc biệt nên đã, đang xuống cấp.
Mặc dù bia Sùng Chỉ đã được công nhận bảo vật quốc gia nhưng vì không có biển chỉ dẫn nên chúng tôi gặp nhiều khó khăn tìm đến tham quan, nghiên cứu. Bia Sùng Chỉ nằm lặng lẽ, khuất lập trong một không gian nhỏ hẹp tại thôn Đông Vinh. Qua cánh cổng sắt hoen rỉ, cảnh tượng xót xa đập vào mắt khi tại khu vực bảo vật quốc gia bia Sùng Chỉ là sự nhếch nhác, cỏ dại mọc um tùm. Tại những lối đi, lá khô chất ngổn ngang do lâu ngày không được quét dọn.
Ai nào quan tâm…
Ông Hà Văn Cần, tộc trưởng họ Hà buồn rầu cho biết: Vào dịp đầu xuân năm mới hoặc ngày 7.3 âm lịch, ngày giỗ danh nhân Hà Tông Mục, con cháu dòng tộc lại tề tựu về đền thờ Sùng Chỉ dâng hương và dọn vệ sinh, phát quang bụi rậm. Đền thờ danh nhân Hà Tông Mục và bia Sùng Chỉ nằm ở hai vị trí khác nhau. Các hoạt động thờ tự chủ yếu diễn ra ở đền thờ Hà Tông Mục nên thời gian để quan tâm, bảo tồn bia Sùng Chỉ cũng không nhiều.
Cũng theo ông Hà, đã bốn năm được công nhận bảo vật quốc gia nhưng tại khu vực bia Sùng Chỉ chưa được cơ quan có thẩm quyền lên kế hoạch bảo vệ, tu bổ, bảo quản, phát huy đúng với giá trị của bảo vật. Thậm chí một số cổ vật trong đền thờ như cặp chó đá giữ đền bị lấy trộm, người dân đã báo cơ quan, chính quyền nhưng đến nay cổ vật vẫn “biệt tích”. Lư hương đá thờ mẹ vợ danh nhân Hà Tông Mục cũng bị gãy, không thể sử dụng. Thời tiết miền Trung nắng nóng khắc nghiệt, không để bia Sùng Chỉ bị phủ rêu phong, mưa nắng bào mòn và bị xâm hại, nên con cháu trong dòng họ đã đóng góp tiền dựng mái nhà bao che. Tuy nhiên chữ trên bia đã bị mòn, mờ dần do không có phương án bảo vệ đúng cách.
Bia Sùng Chỉ được dựng vào năm 1696 để ghi nhận công lao, sự nghiệp của danh nhân Hà Tông Mục, một tiến sĩ, danh thần nổi tiếng thời Lê Trung Hưng, có nhiều công trạng đối với đất nước. Với quê hương, tiến sĩ Hà Tông Mục có tình sâu nghĩa trọng: “Ông đối với quê hương ơn sâu đức dày, có nhiều công ngăn trừ tai họa, xóm làng đều bội phục, xin tôn thờ ông và phu nhân nhưng ông đã từ chối việc đó. Phải nài nỉ đến ba, bốn lần, ông khen là có hậu ý, lại ra ơn cho 8 mẫu ruộng tốt, 4 mảnh ruộng mạ để lo việc nếp xôi. Người làng càng vui mừng, bèn lập sinh từ, đặt tên Sùng Chỉ để lưu lại làm nơi hương khói muôn đời” (theo Văn bia Hà Tĩnh).
Còn theo văn bia Sùng Chỉ, tiến sĩ Hà Tông Mục khi làm quan dốc sức vào việc nước, việc dân, kính trời, thương người, lòng mến yêu rộng khắp, luôn chăm lo đến việc tri ân họ hàng, làng xóm. Ông Hà Tông Mục nêu cao việc dạy dỗ, cảm hóa, khuyên bảo nhân từ với cấp dưới và người không biết chữ thánh hiền, dạy bảo họ lễ phép để thu phục lòng người. Công đức nhiều, nhưng ông không màng tới việc báo đáp và phục dịch của dân. Nhờ có Hà tướng công mà giảm bỏ được nhiều hủ tục. Khi có việc làng, ông đều bỏ tiền ra chu cấp hội hè. Nhờ ông mà quê hương thịnh vượng. Người dân lưu tán đều tìm đường về quê làm ăn, vui vẻ ấm no. “Nay không biết lấy gì báo đáp nên lập Sùng Chỉ để phụng thờ muôn đời. Mọi người già trẻ trên dưới trong làng họp lại xin tôn thờ Tướng công làm Tổ Ông của làng, bà họ Vũ làm Tổ Bà của làng để tháng, năm cúng tế lâu dài mãi mãi” (Văn bia Hà Tĩnh). Toàn thể chức sắc, già trẻ bốn thôn Mông Tiết, Phúc Hậu, Vinh Phúc và Hữu Phúc đều vui vẻ tôn bầu và ký tên về việc suy tôn Hà Tông Mục vào ngày 6 tháng 6 năm Ất Hợi, niên hiệu Chính Hòa thứ 16 (1695).
Chưa có phương án bảo vệ
Năm 2019, Thủ tướng Chính phủ đã có quyết định công nhận bia Sùng Chỉ tại xã Tùng Lộc, huyện Can Lộc là bảo vật quốc gia. Bia Sùng Chỉ là hiện vật độc bản. Bia nặng hơn một tấn, làm bằng đá xanh cao 1,6m, đặt trên đế ba cấp rộng 89 cm; thân bia kích thước 94x58 cm, mái che hình nón úp, đỉnh có hình hồ lô. Trên thân bia là nhiều họa tiết trang trí theo kiến trúc thế kỷ XVII - XVIII (thời Lê - Trịnh), các áng mây cuộn xoắn lại cả hai đầu, phía sau mỗi áng mây có một dải mây cong vút.
Trên thân bia được chia làm bốn mặt, mỗi mặt đều khắc các đại từ và câu đối chữ Hán. Bia liệt vào danh mục đặc biệt để bảo tồn và phát huy những giá trị trong nền văn hiến của quê hương Hà Tĩnh và nước nhà. Trong khuôn viên đền thờ Sùng Chỉ hiện có: Bia Sùng Chỉ, bia ghi công mẹ vợ danh nhân Hà Tông Mục (bia nhỏ) cùng một sập đá lớn để ông dùng uống trà, đánh cờ. Do không được đầu tư, tôn tạo và trải qua thời gian nên bia Sùng Chỉ đã xuống cấp nghiêm trọng và nhiều hiện vật tại quần thể đền thờ Sùng Chỉ cũng không còn. Hiện bốn mặt của bia Sùng Chỉ đã bị mòn, không nhìn được rõ chữ…
Trao đổi về câu chuyện xót xa này, ông Nguyễn Chỉ Tùng, Chủ tịch UBND xã Tùng Lộc cho biết: Được biết bia Sùng Chỉ được công nhận là bảo vật quốc gia năm 2019. Khi được công nhận cũng là thời điểm diễn biến phức tạp của đại dịch Covid-19 nên tỉnh Hà Tĩnh chưa tổ chức lễ công bố quyết định. Thông tin đó cũng chỉ nghe con cháu dòng họ Hà thông báo, mọi quyết định công bố từ cơ quan chức năng đến nay xã cũng chưa nhận được. Mặc dù được phân cấp quản lý di tích tại địa phương, nhưng với lý do bia Sùng Chỉ chưa công bố quyết định là bảo vật quốc gia nên địa phương chưa có nguồn ngân sách và phương án nào để bảo quản, bảo vệ. Phương án trước mắt là xã giao cho dòng họ quản lý. Theo con em dòng họ thông tin, dự kiến bia Sùng Chỉ sẽ được công bố quyết định bảo vật quốc gia vào tháng 8.2024. Tuy nhiên, nguồn ngân sách địa phương hết sức eo hẹp nên chính quyền xã rất mong muốn sớm có những nguồn hỗ trợ bảo tồn khác để có chi phí duy tu, bảo vệ hằng năm cho bảo vật này.
Theo ông Hà Văn Sỹ, người đại diện cho dòng họ Hà ở xã Tùng Lộc (Can Lộc), trong lịch sử ít có người được nhân dân tôn thờ khi còn sống như tiến sĩ Hà Tông Mục. Đây là việc làm có ý nghĩa nhân văn khi ông vừa tròn 43 tuổi. Cùng với Súng thần công (3 khẩu súng thần công thời Nguyễn) được Thủ tướng Chính phủ quyết định công nhận là bảo vật quốc gia năm 2013 được bảo quản tại Bảo tàng tỉnh Hà Tĩnh thì tại tỉnh chỉ có thêm bia Sùng Chỉ là bảo vật quốc gia. Ngay từ lúc lập hồ sơ khoa học đề nghị công nhận cổ vật, hiện vật, bộ sưu tập… là bảo vật quốc gia đã trải qua một quy trình xét duyệt cẩn thận với bằng chứng dữ liệu chân thực khách quan, chính xác về giá trị độc bản, nguồn gốc xuất xứ rõ ràng. Trước tình trạng một báu vật quốc gia đang bị xuống cấp, dòng họ mong mỏi cơ quan chức năng có phương án bảo vệ, quản lý và phát huy giá trị bảo vật quốc gia đúng với quy định của Luật Di sản văn hóa.
Mặc dù được phân cấp quản lý di tích tại địa phương, nhưng với lý do bia Sùng Chỉ chưa công bố quyết định là bảo vật quốc gia nên địa phương chưa có nguồn ngân sách và phương án nào để bảo quản, bảo vệ. Phương án trước mắt là xã giao cho dòng họ quản lý. Theo con em dòng họ thông tin, dự kiến bia Sùng Chỉ sẽ được công bố quyết định bảo vật quốc gia vào tháng 8.2024. Tuy nhiên, nguồn ngân sách địa phương hết sức eo hẹp nên chính quyền xã rất mong muốn sớm có những nguồn hỗ trợ bảo tồn khác để có chi phí duy tu, bảo vệ hằng năm cho bảo vật này.
(Ông NGUYỄN CHỈ TÙNG, Chủ tịch UBND xã Tùng Lộc)