Empire777Empire777

【kèo bóng đá tối đêm nay】Cơ hội làm việc của người lao động Việt Nam tại Hàn Quốc

Hơn 14.000 lao động Việt Nam có cơ hội trở lại thị trường Hàn Quốc,ơhộilmviệccủangườilaođộngViệtNamtạiHnQuốkèo bóng đá tối đêm nay sau khi Việt Nam và Hàn Quốc ký “Biên bản ghi nhớ đặc biệt về phái cử và tiếp nhận lao động Việt Nam” trong khuôn khổ Chương trình cấp phép việc làm cho lao động nước ngoài của Hàn Quốc ngày 31/12/2013.

Theo LĐ-TB&XH, Việt Nam bắt đầu đưa lao động sang làm việc tại Hàn Quốc theo Chương trình cấp phép việc làm cho lao động nước ngoài của Hàn Quốc (Chương trình EPS) từ tháng 8/2004. Đến nay, đã có hơn 71.000 lao động Việt Nam sang làm việc tại Hàn Quốc theo chương trình này, mang lại hiệu quả kinh tế cao cho bản thân, gia đình người lao động, góp phần phát triển đất nước.

So với 14 quốc gia phái cử lao động sang Hàn Quốc khác, Việt Nam luôn dẫn đầu về tỷ lệ lao động được lựa chọn, do chủ sử dụng Hàn Quốc luôn đánh giá cao về sự chăm chỉ, cần cù, sáng tạo. Những năm trước đây, số lượng lao động Việt Nam được tiếp nhận chiếm hơn 25% tổng số lao động nước ngoài làm việc tại Hàn Quốc theo Chương trình EPS.

Tuy nhiên, tại Hàn Quốc, với điều kiện làm việc và thu nhập tốt, đã làm gia tăng tình trạng người lao động phá hợp đồng ra làm ngoài hoặc hết hạn hợp đồng ở lại làm việc và cư trú bất hợp pháp tại nước này. Hiện tại, Hàn Quốc có hơn 50% số lao động Việt Nam hết hạn hợp đồng không về nước và có đến hơn 20% số lao động Việt Nam xin chuyển đổi nơi làm việc nhiều lần với lý do không chính đáng..., làm ảnh hưởng việc giữ vững và phát triển thị trường lao động Việt Nam tại Hàn Quốc.

Mặc dù Việt Nam đã triển khai thực hiện nhiều giải pháp nhằm giảm tỷ lệ lao động hết hạn hợp đồng không về nước, nhưng thực tế, tỷ lệ này vẫn không có dấu hiệu giảm. Trước tình hình đó, Bộ Việc làm và Lao động Hàn Quốc đã ngừng ký gia hạn Bản Ghi nhớ EPS đã hết hạn vào ngày 29/8/2012 và tạm ngừng tiếp nhận mới lao động Việt Nam từ thời điểm này.

Với mong muốn bình thường hóa quan hệ hợp tác lao động giữa Việt Nam và Hàn Quốc, thời gian qua, Việt Nam luôn quan tâm giải quyết vấn đề lao động hết hạn hợp đồng không về nước qua việc triển khai quyết liệt và đồng bộ nhiều giải pháp, nhằm tăng cường quản lý lao động Việt Nam tại Hàn Quốc. Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định 1465/QĐTTg về việc thực hiện thí điểm ký quỹ đối với người lao động (với mức ký quỹ 100 triệu đồng) trước khi đi làm việc tại Hàn Quốc theo Chương trình EPS, nhằm nâng cao trách nhiệm tuân thủ hợp đồng của người lao động và Nghị định số 95/2013/NĐ-CP về quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội và đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, trong đó quy định mức phạt cao nhất đối với cá nhân vi phạm bỏ trốn ở nước ngoài là 100 triệu đồng. Tháng 9/2013, Văn phòng quản lý lao động Việt Nam tại Hàn Quốc được thành lập với nhiệm vụ quản lý và bảo vệ quyền lợi cho người lao động Việt Nam đi theo Chương trình EPS, đồng thời tiến hành nhiều hoạt động, như: cung cấp thông tin, hỗ trợ giải quyết các sự cố, tư vấn chính sách, pháp luật cho người lao động. Cùng với ban quản lý lao động trực thuộc Đại sứ quán Việt Nam tại Hàn Quốc, hoạt động của Văn phòng quản lý lao động Việt Nam tạo ra sự hợp tác chặt chẽ giữa cơ quan phái cử lao động của Việt Nam với cơ quan tiếp nhận lao động của Hàn Quốc trong việc quản lý, hỗ trợ, tư vấn cho người lao động cũng như tuyên truyền chính sách pháp luật, vận động người lao động tuân thủ hợp đồng, về nước đúng thời hạn... Với việc triển khai đồng bộ nhiều giải pháp, tỷ lệ người Việt Nam lao động bất hợp pháp ở Hàn Quốc đã giảm xuống đáng kể. Đầu quý 4/2013, tỷ lệ bỏ hợp đồng của lao động Việt Nam đã giảm xuống 38% so với cùng kỳ năm 2012 là 55,7%.

Đánh giá cao những nỗ lực của Việt Nam, ngày 31/12/2013 tại thủ đô Seoul (Hàn Quốc) Bộ trưởng LĐ-TB&XH Phạm Thị Hải Chuyền cùng Bộ trưởng Lao động và Việc làm Hàn Quốc Phang Ha Nam đã ký kết “Bản ghi nhớ đặc biệt giữa hai Bộ về việc phái cử và tiếp nhận lao động Việt Nam” trong khuôn khổ chương trình EPS, tạo điều kiện cho hơn 14.000 lao động Việt Nam có cơ hội đi làm việc tại Hàn Quốc. Bản ghi nhớ đặc biệt này có thời hạn một năm kể từ thời điểm này và cuối năm 2014, hai bên sẽ tiến hành đánh giá quá trình thực hiện, nhất là tỷ lệ lao động Việt Nam hết hạn hợp đồng không về nước để làm căn cứ xem xét việc ký trở lại Bản ghi nhớ EPS.

Cục trưởng Cục Quản lý lao động ngoài nước Nguyễn Ngọc Quỳnh cho biết, Bản ghi nhớ đặc biệt này chỉ áp dụng cho ba nhóm đối tượng, là: Những lao động đã đỗ kỳ kiểm tra năng lực tiếng Hàn năm 2011 và năm 2012; lao động các huyện nghèo đi làm việc trong lĩnh vực nông nghiệp, ngư nghiệp và những lao động về nước đúng hạn đã đỗ kỳ thi tiếng Hàn đặc biệt trên máy tính. Bản ghi nhớ này cũng quy định những lao động này sau khi làm hồ sơ làm việc ở Hàn Quốc phải cam kết ký quỹ 100 triệu đồng theo quy định và khi được người sử dụng lao động Hàn Quốc lựa chọn phải cam kết thực hiện việc ký quỹ trước khi ký hợp đồng lao động với người sử dụng lao động. Theo đó, cùng với việc thực hiện Bản ghi nhớ đặc biệt, Việt Nam sẽ triển khai đồng bộ các giải pháp để ngăn chặn tình trạng lao động Việt Nam cư trú bất hợp pháp tại Hàn Quốc, nhằm nhanh chóng lấy lại thị trường lao động trọng điểm này.

Theo NDĐT

赞(71)
未经允许不得转载:>Empire777 » 【kèo bóng đá tối đêm nay】Cơ hội làm việc của người lao động Việt Nam tại Hàn Quốc