您的当前位置:首页 > Cúp C1 > 【kqbđ đưc】Giá dịch vụ công sẽ tiệm cận thị trường 正文
时间:2025-01-11 14:22:19 来源:网络整理 编辑:Cúp C1
Giá dịch vụ khám chữa bệnh đã thực hiện điều chỉnh theo lộ trình thị trường. Trong ảnh: Người dân ch kqbđ đưc
Cơ chế giá thị trường còn chậm so với lộ trình
Trong 5 năm qua,ádịchvụcôngsẽtiệmcậnthịtrườkqbđ đưc bám sát chỉ đạo của Quốc hội và Chính phủ phải “thực hiện cơ chế giá thị trường đối với giá điện, than và dịch vụ công chậm nhất vào năm 2013”, Bộ Tài chính đã chủ động phối hợp với Bộ Công Thương ban hành hoặc trình Chính phủ, Chính phủ trình Quốc hội ban hành các cơ chế, chính sách quản lý, điều hành, kiểm soát giá chung.
Theo đó, từng bước thực hiện quản lý giá theo cơ chế thị trường có sự điều tiết của Nhà nước đối với các mặt hàng quan trọng, thiết yếu như: Điện, than cho sản xuất điện, xăng dầu, dịch vụ công (dịch vụ khám chữa bệnh, dịch vụ giáo dục...) theo lộ trình với mức độ và thời gian điều chỉnh phù hợp để bảo đảm mục tiêu kiểm soát lạm phát.
Tuy nhiên, phải nhìn nhận rằng, trong bối cảnh 2 năm 2011-2012, lạm phát tăng cao nên lộ trình theo cơ chế giá thị trường đối với một số mặt hàng thiết yếu còn chậm so với mục tiêu đề ra. Thời điểm này, Bộ Tài chính đã kiến nghị các địa phương cần cân nhắc thời gian cũng như phương án điều chỉnh (đặc biệt là giá dịch vụ công như y tế, giáo dục), để tránh tác động lớn đến mục tiêu kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô. Chính vì thế, mục tiêu thực hiện cơ chế giá theo thị trường "chốt" vào năm 2013 không đạt được như dự kiến.
Điểm lại giai đoạn từ năm 2011 đến nay, giá nhiều mặt hàng được điều hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước. Điển hình là giá xăng dầu trong nước đã linh hoạt theo biến động của giá xăng dầu thế giới và được Nhà nước điều tiết gián tiếp thông qua các công cụ thuế, quỹ bình ổn giá. Các thông tin về giá xăng dầu đều được công khai minh bạch, tạo sự đồng thuận và hạn chế những tác động tiêu cực đến đời sống kinh tế- xã hội, đảm bảo hài hòa lợi ích của doanh nghiệp và người tiêu dùng cũng như cân đối nguồn thu ngân sách của Nhà nước. Giá điện cũng được điều chỉnh nhất quán theo lộ trình thị trường, hướng tới tính đúng, tính đủ chi phí sản xuất vào giá điện, xóa bỏ bao cấp, bù lỗ, thông qua đó thúc đẩy ngành điện lực phát triển. Đồng thời thực hiện thị trường cạnh tranh trong khâu phát điện và đang tiến tới cạnh tranh trong khâu bán buôn điện. Đối với giá dịch vụ khám chữa bệnh, dịch vụ giáo dục đã thực hiện điều chỉnh theo lộ trình thị trường, hướng tới tính đúng, tính đủ các yếu tố chi phí vào giá nhằm góp phần đổi mới cơ chế tài chính đối với các đơn vị sự nghiệp công, tạo nguồn tài chính thúc đẩy sự phát triển cũng như cải thiện nâng cao chất lượng dịch vụ ngày càng tốt hơn...
Trả lời phỏng vấn báo chí thời gian gần đây, Thứ trưởng Bộ Tài chính Trần Văn Hiếu cho rằng, các hàng hóa thiết yếu nêu trên đã được điều hành công khai, minh bạch vì quyền lợi số đông người tiêu dùng trong xã hội. Theo đó, việc công khai thông tin về chi phí, giá sản xuất, tiêu thụ...; kiểm soát chặt các yếu tố hình thành giá đối với các mặt hàng Nhà nước định giá, mặt hàng thuộc danh mục bình ổn giá... đã góp phần làm cho nền kinh tế có cơ sở ổn định để phát triển, đảm bảo kiểm soát lạm phát.
Chuyển sang cơ chế giá để nâng cao dịch vụ công
Đến thời điểm hiện nay, theo Bộ Tài chính, về cơ bản đã hình thành tương đối đầy đủ hệ thống khung khổ pháp lý trong lĩnh vực giá, tạo điều kiện thuận lợi cho việc quản lý giá theo cơ chế thị trường có sự điều tiết của Nhà nước trên phạm vi cả nước. Sau 3 năm thực hiện Luật Giá, đã đáp ứng yêu cầu quản lý giá theo cơ chế thị trường có sự điều tiết của Nhà nước. Tuy nhiên, trong thực tiễn điều hành của Chính phủ vẫn phát sinh tình hình mới đòi hỏi cần thiết tiếp tục nghiên cứu, bổ sung hoàn thiện các văn bản quy định chi tiết Luật Giá như về danh mục mặt hàng bình ổn giá, thẩm quyền quản lý Nhà nước về giá của một số Bộ chuyên ngành...
Kinh tế thị trường đã thúc đẩy quá trình xã hội hóa cung cấp dịch vụ công, nhiều tổ chức, đơn vị công lập chuyển sang cơ chế tự chủ tài chính, do đó, việc chuyển một số khoản thu phí sang cơ chế giá là cần thiết. Theo Bộ Tài chính, việc chuyển một số loại phí sang giá cũng góp phần làm giảm áp lực chi ngân sách Nhà nước, nhất là trong bối cảnh chi đầu tư công đang ở mức cao. Trong thời gian tới, Bộ Tài chính sẽ trình Chính phủ sửa đổi, bổ sung Nghị định số 177/2013/NĐ-CP để quy định hình thức quản lý giá đối với một số sản phẩm dịch vụ chuyển từ phí sang giá mà theo quy định, Nhà nước không định giá nhưng cần thiết phải có cơ chế quản lý, điều tiết phù hợp, bảo đảm việc chuyển đổi không gây tác động xấu đến đời sống nhân dân và an sinh xã hội.
Được biết, trong năm 2016 và những năm tiếp theo, Bộ Tài tiếp tục đẩy mạnh thực hiện cơ chế giá thị trường có sự điều tiết của Nhà nước đối với giá điện, dịch vụ công; tôn trọng quyền tự định giá, cạnh tranh về giá của tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh theo quy định của pháp luật. Đồng thời, công khai, minh bạch trong điều hành đối với giá điện, xăng dầu cũng như các hàng hóa, dịch vụ quan trọng, thiết yếu khác có ảnh hưởng đến sản xuất và tiêu dùng của người dân; điều tiết hài hòa lợi ích hợp pháp của người tiêu dùng, doanh nghiệp và Nhà nước. Bên cạnh đó có các giải pháp hỗ trợ hợp lý đối với người nghèo, người có thu nhập thấp để việc tăng giá không ảnh hưởng tới đối tượng này.
Giá dịch vụ y tế chính thức được điều chỉnh và tất cả các bệnh viện đồng hạng trên toàn quốc sẽ thực hiện thu mức phí dịch vụ y tế thống nhất từ 1-3-2016. Theo đó có khoảng 1.887 dịch vụ y tế được điều chỉnh giá áp dụng chung cho các bệnh viện đồng hạng trên toàn quốc; điều chỉnh giá khám bệnh, ngày giường theo các hạng bệnh viện. Còn tại Nghị định số 86/2015/NĐ-CP của Chính phủ cũng đã quy định mức trần học phí đối với trường đại học công lập chưa tự chủ tài chính theo các khối ngành đào tạo từ năm học 2015-2016 đến năm học 2020- 2021. Mức tăng mới này, theo Bộ Giáo dục và Đào tạo, nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy ở các cơ sở giáo dục đại học công lập, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực.
Mặc dù kiên định điều hành giá theo thị trường, song theo Thứ trưởng Bộ Tài chính Trần Văn Hiếu, trong trường hợp điều chỉnh giá (đặc biệt là giá dịch vụ công) cần phải xây dựng phương án, lộ trình điều chỉnh giá, tránh điều chỉnh nhiều mặt hàng trùng một thời điểm để hạn chế thấp nhất tác động đến sản xuất và đời sống nhân dân, cũng như việc thực hiện mục tiêu kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô.
Bộ Nội vụ thống nhất nghỉ 7 ngày Tết Nguyên đán 20242025-01-11 14:22
Lý do ngăn Xabi Alonso thay Jurgen Klopp ở Liverpool2025-01-11 14:07
Kết quả bóng đá hôm nay 21/2/2024: Man City có 3 điểm, Inter hạ Atletico2025-01-11 13:47
Tiger Woods sớm dừng bước ở Genesis Invitational2025-01-11 13:40
Tiểu thuyết kinh dị liệu có được lột xác trong năm 2025?2025-01-11 13:37
Hà Nội: Thông quan 4 lô hàng tiêu dùng đầu tiên tại ICD Mỹ Đình2025-01-11 13:36
Nhận định bóng đá SLNA đấu CAHN: Thử thách cho HLV Kiatisuk2025-01-11 13:18
Ấn tượng Cuộc thi thuyết trình “Tư duy đột phá” của thanh niên Hải quan2025-01-11 13:01
Yêu cầu giải pháp chống ngập cao tốc Phan Thiết2025-01-11 12:42
Bệnh viện Mắt Trung ương phải thuê 6 máy photo để sao hồ sơ cung cấp cho công an2025-01-11 12:28
Chung cư mini sai phạm: Không thể làm ngơ trước những cảnh báo từ sớm2025-01-11 14:06
Hơn 144.000 container được phối hợp giám sát tại cảng Tiên Sa, Đà Nẵng2025-01-11 13:23
Arsenal tăng lương gấp đôi cho hậu vệ Nhật Bản2025-01-11 13:07
Lưu ý khi thực hiện thủ tục liên quan đến C/O mẫu VK (KV)2025-01-11 12:50
Sao Khuê 2017 tôn vinh các sản phẩm công nghệ chất lượng cao2025-01-11 12:43
Áp dụng công nghệ định vị GPS trong giám sát hải quan2025-01-11 12:40
Hải quan Quảng Bình: Phấn đấu thu ngân sách đạt 360 tỷ đồng2025-01-11 12:19
Kết quả bóng đá Hoàng Anh Gia Lai 02025-01-11 12:10
Đà Nẵng chỉ đạo kiểm tra vụ nhân viên pháp y cản xe chở thi thể về quê2025-01-11 12:02
Kết quả bóng đá Cúp C1 hôm nay 6/3: Bayern, PSG vào tứ kết2025-01-11 11:50