【five88 .top】Thấy gì từ việc chứng khoán Trung Quốc lao dốc?

 人参与 | 时间:2025-01-10 22:04:38

thay gi tu viec chung khoan trung quoc lao doc

TS Phạm Sỹ Thành.

Phóng viên Báo Hải quan phỏng vấn TS Phạm Sỹ Thành, Giám đốc Chương trình nghiên cứu kinh tế Trung Quốc, Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách (VEPR) xung quanh câu chuyện đang gây sự chú ý này.

Vừa qua, thị trường chứng khoán Trung Quốc đã chứng kiến một sự sụt giảm rất nghiêm trọng. Phải chăng đây là dấu hiệu cho thấy thị trường chứng khoán Trung Quốc phát triển quá “nóng”, thưa ông?

Sự sụt giảm của thị trường chứng khoán Trung Quốc không phải là đột ngột, điều này đã được cảnh báo từ rất sớm. Đầu tháng 5 đã có hàng loạt bài viết đánh giá mức độ phát triển "quá nóng" của thị trường chứng khoán Trung Quốc sau 1 năm. Họ đã cảnh báo nhà đầu tư nên thận trọng với sự phát triển "nóng" này. Bản thân các nhà đầu tư nổi tiếng của thế giới cũng đã có sự cảnh báo về sự sụp đổ của thị trường chứng khoán Trung Quốc.

Muộn nhất từ đầu tháng 5 đến khi xảy ra sự sụt giảm của thị trường chứng khoán Trung Quốc, các nhà quản lý thị trường chứng khoán Trung Quốc, đặc biệt là Ủy ban Giám sát quản lý chứng khoán quốc gia đã có 1 tháng rưỡi để phát đi các cảnh báo rủi ro cũng như các công cụ ngăn chặn sự sụt giảm.

Tuy nhiên diễn biến của thị trường cho thấy rõ ràng nhà quản lý đã không lường hết được đà suy giảm này, có lẽ một phần vì sự phối hợp thiếu đồng bộ giữa chính sách tiền tệ của Trung Quốc và thị trường chứng khoán.

Chúng ta biết rằng liên tiếp trong tháng 5 và tháng 6, để hỗ trợ tăng trưởng, Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc đã cắt giảm lãi suất liên tục, tạo ra lượng thanh khoản cũng như luồng vốn rất lớn, khiến cho bong bóng thị trường chứng khoán Trung Quốc phát triển quá “nóng” và đến ngưỡng của các nhà đầu tư. Do đó hành động bán ra ồ ạt đã xảy ra như chúng ta biết.

Ông đánh giá thế nào về phản ứng của Chính phủ Trung Quốc với sự sụt giảm của thị trường chứng khoán nước này?

Chúng tôi thấy bất ngờ và ngạc nhiên vì bên cạnh sự hoảng loạn trên thị trường của nhà đầu tư, các biện pháp hỗ trợ thị trường và điều tiết của Chính phủ Trung Quốc tương đối mất bình tĩnh. Mỗi đêm Chính phủ Trung Quốc lại ban hành một loạt chính sách.

Qua phản ứng của Chính phủ Trung Quốc, chúng tôi nhìn ra được là không nên chính trị hóa vấn đề kinh tế. Khi một quốc gia muốn gia nhập vào thị trường tài chính toàn cầu, muốn cải cách tự do hóa về tài chính, thu hút nhà đầu tư nước ngoài lớn, quốc gia đó phải tuân thủ luật chơi quốc tế.

Chúng ta thấy phản ứng đầu tiên của Trung Quốc là truyền thông Trung Quốc và các nhà đầu tư đổ lỗi cho nhà đầu tư nước ngoài có cuộc tấn công vào thị trường chứng khoán Trung Quốc. Các nhà đầu tư nước ngoài chiếm 3% tỷ trọng nhà đầu tư của Trung Quốc, việc đổ lỗi này có thể kích động tâm lí thù địch các nhà đầu tư nước ngoài và hoàn toàn không có lợi.

Điều thứ hai làm chúng tôi ngạc nhiên là về sự điều hành của Ủy ban Giám sát quản lí chứng khoán quốc gia cũng như các nhà quản lý kinh tế Trung Quốc. Họ ứng xử với sự điều chỉnh giá trên thị trường chứng khoán như thể một cuộc khủng hoảng toàn diện của kinh tế Trung Quốc. Đó là điều làm cho hiệu ứng hoang mang mạnh hơn.

Trung Quốc là một quốc gia có ảnh hưởng lớn về thương mại, đầu tư với Việt Nam, ông có cho rằng sự khó khăn của kinh tế Trung Quốc sẽ tác động tới Việt Nam?

Sự điều chỉnh giảm giá của thị trường chứng khoán Trung Quốc không tác động trực tiếp và không tác động lớn đến kinh tế Việt Nam nói chung và thị trường chứng khoán Việt Nam nói riêng. Nhưng trong dài hạn nếu tăng trưởng kinh tế Trung Quốc không khởi sắc, điều đó sẽ có tác động lan tỏa đến kinh tế Việt Nam và kinh tế thế giới.

Đặc biệt trong bối cảnh Trung Quốc là thị trường xuất khẩu và nhập khẩu lớn của Việt Nam, tăng trưởng của Trung Quốc sụt giảm sẽ tác động đến hoạt động xuất nhập khẩu của Việt Nam, kể cả hoạt động thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài của Việt Nam.

Hơn nữa, nếu Trung Quốc cần có đòn bẩy để cân bằng quan hệ kinh tế bên trong thì Trung Quốc có thể thúc đẩy các hoạt động kinh tế đối ngoại mạnh hơn, chẳng hạn thành lập các quỹ đầu tư cơ sở hạ tầng. Rõ ràng điều này có thể tác động tới Việt Nam bởi có thể xuất hiện làn sóng về đầu tư cơ sở hạ tầng trong khu vực, khi ấy sẽ đòi hỏi Việt Nam phải có lựa chọn có tham gia vào những dự án như vậy hay không.

Vậy theo ông Việt Nam có học được bài học gì từ sự sụt giảm trên thị trường chứng khoán Trung Quốc?

Điểm tương đồng rõ nhất giữa thị trường chứng khoán Trung Quốc với Việt Nam là về bản chất thị trường chứng khoán không phải hàn thử biểu của nền kinh tế, hoạt động trên thị trường chứng khoán mang tính chất đầu cơ hơn đầu tư. Đối với thị trường phát triển vốn này, bài học lớn nhất của thị trường chứng khoán Trung Quốc là 2/3 thị trường vốn hóa là cổ phiếu, cổ phần của doanh nghiệp nhà nước.

Rõ ràng đây vẫn là cuộc chơi của doanh nghiệp nhà nước. Vai trò phân bổ nguồn lực, điều tiết nguồn lực sao cho cân bằng giữa khu vực tư nhân hiệu quả với khu vực doanh nghiệp nhà nước kém hiệu quả là bài toán quan trọng. Nhà quản lý không thể xây dựng thị trường tài sản để làm cái máy ATM riêng cho một hệ thống kinh tế kém hiệu quả.

Xin cảm ơn ông!


顶: 396踩: 74388