欢迎来到Empire777

Empire777

【ket qua indo】Tiêm vắc xin trẻ nhập viện: Vì đâu nên nỗi?

时间:2025-01-11 05:43:01 出处:Cúp C2阅读(143)

Kể từ ngày Hà Nội bắt đầu tiêm Quinvaxem trở lại đến nay,êmvắcxintrẻnhậpviệnVìđâunênnỗket qua indo Bệnh viện Nhi T.Ư đã tiếp nhận tám bé có những phản ứng sau tiêm như sốt, phát ban ở chân, bụng hoặc ban đỏ toàn thân.

Vẫn rải rác phản ứng sau tiêm

Đặc biệt trong số này là một bé 10 tháng tuổi, tiêm văcxin Quinvaxem mũi 3 hôm 4-11 và có biểu hiện sốt, co giật liên tục từ tối cùng ngày. Sau khi được hạ sốt, cơn co giật vẫn không chấm dứt. Tuy nhiên, theo đánh giá của các bác sĩ khoa truyền nhiễm Bệnh viện Nhi T.Ư, các xét nghiệm cho thấy phản ứng co giật, sốt của bé không liên quan đến văcxin mà do bệnh động kinh. Mặt khác, các phản ứng liên quan đến văcxin thường biểu hiện ngay ở mũi tiêm thứ nhất, trong khi trường hợp này đã tiêm đến mũi thứ ba. Hiện bé đã được chuyển lên điều trị tại khoa thần kinh, sức khỏe tiến triển tốt.

Tiêm vắc xin cho trẻ

Với tám trường hợp có phản ứng sau tiêm kể trên, tính chung ở 15 tỉnh thành đã triển khai tiêm văcxin Quinvaxem trở lại, có 89 trẻ phản ứng sau tiêm, trong đó tỉ lệ phản ứng mức nặng (tím tái, co giật) chiếm gần 20% số trẻ có phản ứng sau tiêm. Riêng về bé trai H.V.C. đã tử vong sau năm ngày tiêm văcxin Quinvaxem mũi 1, theo ông Trần Đắc Phu, cục trưởng Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế), “Sở Y tế Quảng Trị đã giải phẫu tử thi và đánh giá bé C. tử vong do viêm phổi, không liên quan tới văcxin”. Tuy nhiên, tính từ thời điểm tiêm văcxin ngày 5-11 đến khi bé khởi phát tình trạng quấy khóc, bỏ bú, sốt cao là 16 giờ, cần xem xét lại khả năng khám sàng lọc của trạm y tế xã nơi tiêm chủng cho bé dù báo cáo của Sở Y tế Quảng Trị cho rằng “cơ sở tiêm chủng làm đúng quy trình của Bộ Y tế”.

Không dễ sàng lọc?

Theo ông Phu, khó phân định bé C. mắc viêm phổi trước hay sau khi tiêm văcxin, nếu bé đã mắc trước khi tiêm nhưng bệnh chưa có biểu hiện lâm sàng như sốt, ho... ở thời điểm tiêm ngừa thì khó phát hiện qua khám trước tiêm. Ông Phu nhận định các bệnh mãn tính như dị ứng, tim mạch dễ phát hiện hơn qua khám sàng lọc, còn các bệnh nhiễm trùng như viêm phổi hay sốt xuất huyết thuộc nhóm khó phát hiện hơn.

Song, một chuyên gia Bộ Y tế cho rằng nếu từ thời điểm bé C. được tiêm chủng đến khi có biểu hiện bỏ bú, quấy khóc do viêm phổi (tức là bệnh chuyển nặng) là 16 giờ, thời điểm tiêm ngừa bé có thể có sốt hoặc viêm họng, viêm phế quản. Không thể nào bé ngay lập tức nhiễm bệnh là đã nhiễm viêm phổi thể nặng. “Rất nên xem xét khả năng khám sàng lọc của các cơ sở tiêm ngừa, nhiều trạm y tế vùng sâu vùng xa chỉ có y sĩ phụ trách nên có thể còn bỏ lọt bệnh khi khám sàng lọc”- chuyên gia này phân tích.

Trong khi đó, theo bác sĩ Phạm Lê Thanh Bình, trưởng khoa trẻ em lành mạnh Bệnh viện Nhi đồng 2 (TP.HCM): “Hiểu đơn giản là khi tiêm văcxin, cơ thể tiếp nhận một “vật lạ” thì có thể bị một số phản ứng do chưa thích ứng được”. Bác sĩ Bình nói thêm phản ứng nguy hiểm nhất có thể bị sau khi tiêm là tình trạng sốc phản vệ (dị ứng thuốc), thường chỉ diễn ra sau khi tiêm khoảng 30 phút. Bác sĩ Bình cũng đặc biệt lưu ý: “Tiêm ngừa không chỉ tiêm văcxin phòng bệnh, mà còn là công tác khám bệnh cho trẻ, loại trừ đến mức thấp nhất những rủi ro trẻ có thể gặp phải khi tiêm do có những bệnh mà thời điểm bác sĩ khám chưa khởi phát nên không phát hiện được. Chỉ khi tiêm văcxin, có yếu tố kích thích vào bệnh mới có những biểu hiện”

Vụ trẻ tử vong sau tiêm văcxin tại Quảng Trị:

Sở Y tế khẳng định do viêm phổi

Ngày 12-11, ông Trần Văn Thành, giám đốc Sở Y tế Quảng Trị, khẳng định nguyên nhân gây tử vong cho bé trai H.V.C., ở bản Proi, xã A Dơi, Hướng Hóa, Quảng Trị (không phải Hồ Thị Ka Rai như Bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Trị cung cấp trước đó) là do viêm phổi.

Ông Thành cho biết kết quả này dựa trên giải phẫu tử thi. Trả lời câu hỏi có hay không việc liên quan giữa viêm phổi và văcxin, ông Thành nói: “Tôi không nói là không, nhưng các nhà khoa học chưa gặp trường hợp tương tự như thế này bao giờ”.

Trước đó, bé C. được tiêm văcxin Quinvaxem và uống văcxin bại liệt vào sáng 5-11 tại trạm y tế xã A Dơi. Đến 2g sáng 6-11 bé có triệu chứng tím tái, nóng sốt; 6g sáng, bé được đưa đến Bệnh viện Đa khoa huyện Hướng Hóa; sau đó chuyển ngay về Bệnh viện Đa khoa Quảng Trị và tử vong vào ngày 10-11.

QUỐC NAM

 

 

 

 

Theo dõi trẻ trong vòng 24 giờ sau tiêm

Để hạn chế thấp nhất nguy cơ tai biến sau tiêm văcxin, phụ huynh cần hợp tác chặt chẽ với bác sĩ. Cụ thể, khi đưa trẻ đến khám sức khỏe trước tiêm văcxin, phụ huynh cần mô tả rõ cho bác sĩ về tình trạng sức khỏe của trẻ để có chỉ định phù hợp. Bởi lúc khám, bác sĩ chỉ có thể biết và đánh giá sức khỏe của trẻ ở thời điểm hiện tại chứ không thể biết rõ tiền sử bệnh tật, sức khỏe của trẻ thế nào. Khi đưa trẻ về nhà, phụ huynh cần tiếp tục theo dõi sức khỏe của trẻ tại nhà ít nhất 24 giờ sau tiêm văcxin, nếu có điều kiện nên theo dõi thêm 48-72 giờ.

Bác sĩ Nguyễn Đắc Thọ (phó giám đốc Trung tâm Y tế dự phòng TP.HCM)

Tránh tương tác thuốc

Để có tác dụng phòng bệnh hiệu quả và an toàn, việc sử dụng văcxin phải tuân thủ nhiều điều. Trong đó, không được dùng một số thuốc khác sau khi dùng văcxin chủng ngừa, tức không được gây tương tác thuốc với văcxin.

Tương tác thuốc với văcxin là hiện tượng xảy ra khi sử dụng đồng thời thuốc nào đó khi được chủng ngừa, thuốc này làm thay đổi tác dụng hay độc tính của văcxin đưa đến hậu quả rất bất lợi đối với người được chủng ngừa. Vì vậy có chống chỉ định, tức không chủng ngừa ở các đối tượng: bị dị ứng, sốt, phụ nữ có thai, cho con bú, lao, tiểu đường, giảm miễn dịch... Nhất là trẻ tuyệt đối không chủng ngừa khi đang bị bệnh. Vì một phần tình trạng bệnh bị ảnh hưởng nặng thêm do văcxin và phần khác, thuốc được dùng trị bệnh sẽ gây hại cho văcxin.

Tránh để trẻ bị bệnh mà lại đi chủng ngừa phụ huynh nên lưu ý:

- Khi đưa trẻ đi chủng hoặc tiêm ngừa, các bậc phụ huynh nên đọc kỹ hướng dẫn và “Quy định về tiêm chủng” tại các điểm chủng ngừa, yêu cầu cán bộ y tế thông báo rõ chủng loại, hạn dùng của văcxin và hướng dẫn theo dõi trẻ sau tiêm.

- Báo cho cán bộ y tế rõ tình trạng sức khỏe của trẻ như trẻ bị sốt, nghi ngờ đang bị bệnh, sinh non, tiền sử dị ứng thuốc (đặc biệt là các thuốc tiêm ngừa) và các bệnh lý mà trẻ đã mắc trước đây...

Đối với cán bộ y tế, luôn luôn đề cao trách nhiệm, thực hiện đúng “Quy định về tiêm chủng”. Đặc biệt, tầm soát kỹ xem trẻ có bị bệnh hay không trước khi quyết định chủng ngừa.

PGS.TS NGUYỄN HỮU ĐỨC

Nhóm PV_TT

分享到:

温馨提示:以上内容和图片整理于网络,仅供参考,希望对您有帮助!如有侵权行为请联系删除!

友情链接: