当前位置:首页 > Nhận Định Bóng Đá

【tỉ số u19 pháp】Khẳng định thương hiệu Viện Công nghệ Sinh học cấp quốc gia

TS. Nguyễn Văn Phi Hùng,ẳngđịnhthươnghiệuViệnCôngnghệSinhhọccấpquốtỉ số u19 pháp Trưởng phòng thí nghiệm Vi sinh vật học và Công nghệ lên men giới thiệu đề tài của ông về tạo giống cây cà phê kháng tuyến trùng

Với 8 đề tài cấp Bộ về giáo dục và đào tạo, 1 đề tài cấp Bộ về bảo vệ môi trường và 3 đề tài cấp Quốc gia cùng nhiều đề tài dự án khác, hiện không khí nghiên cứu khoa học (NCKH) tại viện rất sôi động.

Trong các đề tài nghiên cứu của viện, các lĩnh vực đem lại lợi ích kinh tế cho khu vực miền Trung - Tây Nguyên được đặc biệt quan tâm. Đó là các đề tài “Sản xuất thử nghiệm giống nguồn gen cá dìa”, “Ứng dụng công nghệ sinh học trong chọn tạo giống hồ tiêu kháng nấm Phytophthora và tuyến trùng ở Việt Nam”. Hay một số đề tài đang được nghiên cứu về cây cà phê, cây kinh tế chủ lực của Tây Nguyên; chương trình nghiên cứu ứng dụng công nghệ sinh học để tạo ra sản phẩm sử dụng trong phòng trị một số bệnh ở tôm, cá nuôi ở Huế…

“Trong nhiều nghiên cứu thời gian qua, nghiên cứu triển khai nghiên cứu ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ về nhân giống hữu tính nhằm nâng cao tỷ lệ và chất lượng cây giống sâm ngọc linh tại huyện Nam Trà My, tỉnh Quảng Nam cho thấy hiệu quả là một tín hiệu đáng mừng và cho thấy năng lực tốt của các chuyên gia thuộc viện”, đại diện Viện CNSH, Đại học Huế cho biết.

TS. Nguyễn Thị Kim Cúc, Trưởng phòng Khoa học, Đào tạo và Hợp tác quốc tế, Viện CNSH cho biết, gần đây viện đã thông qua và có được nhiều đề tài, dự án có tầm quan trọng trong việc phát triển kinh tế bền vững của Thừa Thiên Huế, điển hình như các mô hình như nhân giống và xây dựng mô hình rau má Quảng Thọ, chế phẩm phòng ngừa bệnh chảy gôm trên cây có múi, đề xuất nhân giống và phát triển cây tràm gió, nhân giống để bảo tồn, phát triển các mô hình trồng lan rừng phục vụ cho du lịch sinh thái, trồng nấm linh chi sừng hươu, cây dược liệu phù hợp với điều kiện tự nhiên của A Lưới. Đặc biệt là mô hình di thực cây sâm Ngọc Linh về địa phương dựa trên kết quả NCKH của PGS.TS Trương Thị Hồng Hải, Viện trưởng Viện Công nghệ sinh học (CNSH). Đây là một mô hình mang tính thiết thực cao, có thể đem lại nhiều lợi ích cho người dân A Lưới.

Điểm đáng mừng là, sau khi Thủ tướng Chính phủ có quyết định 523/QĐ-TTg (ngày 14/5/2018) phê duyệt Đề án phát triển Viện công nghệ sinh học (CNSH) trở thành Trung tâm CNSH cấp quốc gia tại miền Trung, hiện, Đại học Huế đang nỗ lực trong việc đồng hành cùng Viện xin các đề tài, dự án mà tỉnh quan tâm.

Theo PGS.TS. Trương Thị Hồng Hải, hiện việc liên kết giữa Viện CNSH, Đại học Huế với các địa phương trong các hoạt động KHCN đang thực hiện tốt. Cuối năm 2019, Viện CNSH Đại học Huế hợp tác với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Quảng Nam nhằm xây dựng các mô hình thí điểm nông nghiệp trên địa bàn tỉnh. Viện cũng phối hợp với nhiều địa phương trong nước cả trên lĩnh vực đào tạo, nhất là các chương trình đào tạo ngắn hạn, tập trung nhiều nhất ở các tỉnh, thành phố, như Gia Lai, Đà Nẵng, Quảng Trị…

Tuy còn gặp khá nhiều khó khăn trong vấn đề tài chính, phải tự quyết các khoản chi trong khi nguồn thu chưa nhiều và vẫn cần những điều kiện để thu hút người tài cũng như tăng cường cơ sở vật chất, nhưng Viện CNSH Đại học Huế vẫn chủ động khẳng định thương hiệu Viện CNSH cấp quốc gia.

Hướng nghiên cứu của Viện CNSH tập trung nghiên cứu cơ bản về khoa học sự sống, công nghệ nguồn; nghiên cứu ứng dụng công nghệ gen và tế bào, protein/enzyme, vi sinh, hóa sinh… trong y dược, sinh học biển, nông nghiệp, thủy sản, công nghiệp chế biến và môi trường; phân tích thử nghiệm và đánh giá an toàn sinh học, sản phẩm hàng hóa đối với sinh vật biến đổi gen, mẫu vật di truyền và sản phẩm của sinh vật biến đổi gen.

Bài, ảnh:Phạm Phước Châu

分享到: