Thiếu tiêu chuẩn cho đô thị thông minh Nhằm đề ra các chủ trương,ầnhoànthiệnhệthốngtiêuchuẩnchođôthịthôkết quả bóng đá quốc gia pháp đường lối để lãnh đạo, chỉ đạo về quy hoạch, xây dựng, quản lý và phát triển bền vững đô thị ở Việt Nam trong thời gian tới và cụ thể hóa Chiến lược phát triển kinh tế xã hội 10 năm 2021-2030 đã được Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII thông qua, ngày 24/01/2022 Bộ Chính trị đã ban hành Nghị quyết số 06-NQ/TW về “Quy hoạch, xây dựng, quản lý và phát triển bền vững đô thị Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045”. Đây là Nghị quyết chuyên đề đầu tiên của Đảng về đô thị hóa và phát triển đô thị, có ý nghĩa và vai trò quan trọng đối với phát triển kinh tế - xã hội của đất nước trong thời gian tới. Trước đó, tại Nghị quyết số 52-NQ/TW, ngày 27/9/2019 của Bộ Chính trị về “Một số chủ trương, chính sách chủ động tham gia cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư” đã đề ra mục tiêu hình thành một số chuỗi đô thị thông minh tại các khu vực kinh tế trọng điểm phía Bắc, phía Nam và miền Trung; từng bước kết nối với mạng lưới đô thị thông minh trong khu vực và thế giới. Những nội dung quan trọng này cũng được đề ra trong Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII của Đảng. Phát triển đô thị thông minh cũng nhận được sự quan tâm lớn của Chính phủ. Ngày 01/8/2018, Thủ tướng Chính phủ cũng đã ban hành Quyết định số 950/QĐ-TTg Phê duyệt Đề án phát triển đô thị thông minh bền vững Việt Nam giai đoạn 2018 - 2025 và định hướng đến năm 2030. Theo TS. Nguyễn Đức Hiển, Phó Trưởng Ban Kinh tế Trung ương cho biết, đến nay, trên cả nước đã có 41/63 tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương đã hoặc đang triển khai xây dựng đề án phát triển đô thị thông minh. Bên cạnh đó, có khoảng gần 40 tỉnh đã triển khai phát triển một số dịch vụ về đô thị thông minh; 17/63 tỉnh đã triển khai xây dựng hoặc đồng ý về chủ trương xây dựng trung tâm điều hành đô thị thông minh. TS. Nguyễn Đức Hiển - Phó trưởng ban Kinh tế Trung ương. |