Hướng dẫn ghi kết quả kiểm tra thực tế tờ khai có nhiều mặt hàng | |
Cựu Chủ tịch Đà Nẵng: “Tôi không có thực quyền,ệuquảtừthựchiệndânchủcơsởbxh han quoc 2 chữ ký là hình thức“ | |
Thực thi chính sách hỗ trợ doanh nghiệp: Hiệu quả không thể đến từ một phía |
Một buổi làm việc với DN của Chi cục Hải quan KCN Bắc Thăng Long Ảnh: N.Linh |
Kịp thời tháo gỡ vướng mắc cho doanh nghiệp
Mới đây Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam đã thay mặt các DN xuất khẩu thủy sản gửi thư cảm ơn Tổng cục Hải quan đã hỗ trợ giải quyết nhanh vướng mắc của các DN xuất khẩu thủy sản nói riêng, các DN SXXK nói chung liên quan đến quy định đăng ký sử dụng mã số mã vạch (MSMV) nước ngoài trên bao bì các lô thủy sản xuất khẩu. Việc tháo gỡ kịp thời các vướng mắc nêu trên tại văn bản số 2324/TCHQ-GSQL ngày 14/4/2020 của Tổng cục Hải quan đã giúp các DN giảm bớt việc phải thực hiện một quy định vô cùng phức tạp, nhiêu khê, tốn kém thời gian, công sức và tiền bạc đối với hàng xuất khẩu, tạo điều kiện để DN có thể thông quan các lô hàng xuất khẩu trong bối cảnh hiện nay.
Có thể thấy, tháo gỡ vướng mắc cho DN trong hoạt động xuất nhập khẩu, là một trong rất nhiều vấn đề mà ngành Hải quan đã và đang triển khai trong thời gian qua nhằm mục tiêu thúc đẩy hoạt động giao thương. Thực tế, đây cũng là hoạt động dân chủ trong quan hệ và giải quyết công việc với công dân, cơ quan, đơn vị, tổ chức có liên quan của ngành Hải quan.
Tiếp tục mục tiêu cải cách, hiện đại hóa hải quan
Theo Tổng cục Hải quan, Đảng ủy, lãnh đạo Tổng cục Hải quan luôn chú trọng thực hiện quy chế dân chủ trong hoạt động nghiệp vụ hải quan gắn với việc đẩy mạnh “Công tác cải cách, hiện đại hóa hải quan” và tổ chức triển khai với nhiều hình thức nhằm đảm bảo kịp thời cung cấp các thông tin liên quan cho các tổ chức, cá nhân và doanh nghiệp. Từ việc tập trung hoàn thiện cơ chế, chính sách, pháp luật hải quan, triển khai xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật theo hướng đồng bộ, minh bạch, tuân thủ chủ trương về cải cách thủ tục hành chính phù hợp với các hiệp định thương mại tự do, hiệp định tạo thuận lợi thương mại; đến tăng cường thực hiện đồng bộ các giải pháp về cải cách hành chính giữa cơ quan Hải quan với cá nhân và tổ chức, giữa cơ quan Hải quan với các cơ quan hành chính có liên quan và trong nội bộ ngành Hải quan.
Thời gian qua, Tổng cục Hải quan thường xuyên cải cách tổ chức bộ máy, xây dựng và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; cải cách hành chính công; hiện đại hóa nền tảng hành chính, tiếp tục đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và các phương pháp quản lý hiện đại. Qua đó, đáp ứng mục tiêu chính là hiện đại hóa, nâng cao hiệu quả quản lý, rút ngắn thời gian thông quan hàng hóa qua biên giới.
Thông qua việc thường xuyên thực hiện niêm yết, đăng tải công khai, đầy đủ bộ thủ tục hành chính tại địa điểm làm thủ tục hải quan và địa chỉ tiếp nhận phản ánh kiến nghị về thủ tục hành chính; công khai đăng trên Báo Hải quan, mạng nội bộ, website của ngành Hải quan hoặc phổ biến tại các hội nghị đối thoại, cộng đồng doanh nghiệp, người dân biết, thực hiện và giám sát việc thực hiện của CBCC khi làm thủ tục hải quan.
Thường xuyên duy trì tổ chức hội nghị đối thoại DN định kỳ hoặc Hội nghị đối thoại riêng với DN đặc thù để tháo gỡ, giải đáp kịp thời các phản ánh, kiến nghị của DN về các quy định và việc thực hiện thủ tục hành chính hoặc kiến nghị cấp có thẩm quyền giải quyết các vướng mắc liên quan đến cơ chế, chế độ chính sách, thủ tục hải quan.
Thường xuyên rà soát, hệ thống hóa và chuẩn hóa dịch vụ công trong lĩnh vực hải quan; tổ chức các hoạt động hợp tác với hiệp hội DN để tham vấn chính sách pháp luật hải quan với các hiệp hội về quá cảnh, bảo lãnh thông quan, miễn thuế, tiêu chí tuân thủ và giải quyết một số vướng mắc của Hiệp hội DN về E-manifest, phân loại hàng hóa. Qua đó thể hiện sự thẳng thắn, cầu thị của cơ quan Hải quan, kịp thời tiếp nhận xử lý các vướng mắc và tháo gỡ khó khăn cho DN, cũng như có những điều chỉnh phù hợp trong quá trình triển khai mới các quy định, chính sách về hải quan.
Bên cạnh đó, ứng dụng công nghệ thông tin trong thủ tục hành chính được ngành Hải quan triển khai mạnh mẽ, đáp ứng mục tiêu tại Nghị quyết 36a/NQ-CP về Chính phủ điện tử như: Đẩy mạnh thực hiện việc nộp thuế XNK được thực hiện bằng phương thức điện tử thông qua kết nối với các hệ thống thông nghệ thông tin của các Ngân hàng thương mại và Kho bạc nhà nước; thực hiện dịch vụ công trực tuyến đối với các thủ tục cốt lõi (như thông quan hàng hóa, thu thuế XNK, cho phép tiếp nhận, xử lý hồ sơ, thanh toán thuế, phí, lệ phí và trả kết quả hoàn toàn thông qua mạng Internet). Qua đó, góp phần tạo thuận lợi cho hoạt động thương mại, tăng tính minh bạch, giảm thời gian, tiết kiệm chi phí, nâng cao năng lực cạnh tranh của DN Việt Nam. Đồng thời, nâng cao năng lực quản lý nhà nước về Hải quan, hiện thực hóa các mục tiêu trong Chiến lược phát triển Hải quan Việt Nam đến năm 2020.
Thông qua việc thực hiện dân chủ ở cơ sở, CBCC được biết, tham gia ý kiến, thực hiện giám sát, được kiểm tra đối với hoạt động của cơ quan, đơn vị và người đứng đầu đã tạo sự chuyển biến tích cực về nhận thức trong đấu tranh với các biểu hiện tiêu cực, tham nhũng, lãng phí. Qua đó, mỗi CBCC nâng cao ý thức nghiêm túc chấp hành nội quy, quy chế làm việc; tự chịu trách nhiệm trước pháp luật và người đứng đầu đơn vị về việc thi hành nhiệm vụ của mình; chủ động phát huy quyền làm chủ, sáng tạo, tích cực tham gia xây dựng đơn vị trong sạch, vững mạnh, đáp ứng yêu cầu phát triển, hiện đại hóa hải quan. Về phía cộng đồng DN đã ghi nhận và đánh giá cao kết quả đạt được của ngành Hải quan, đặc biệt trong việc triển khai thủ tục hải quan điện tử, cải cách thủ tục hành chính, hiện đại hóa hải quan đã tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động XNK của doanh nghiêp. Ngoài ra việc phát triển quan hệ đối tác Hải quan-DN đã và đang góp phần tích cực để hỗ trợ cho DNphát triển, tạo môi trường kinh doanh minh bạch, bình đẳng. |