【bảng xếp hạng giải u23 châu á】Góp phần xây dựng Chính phủ ‘liêm chính, kiến tạo, hành động, phục vụ"

 人参与 | 时间:2025-01-10 19:58:37
Góp phần xây dựng Chính phủ ‘liêm chính, kiến tạo, hành động, phục vụ'
Bộ trưởng, Chủ nhiệm VPCP Mai Tiến Dũng, Tổ trưởng Tổ công tác của Thủ tướng, kiểm tra hoạt động của bộ phận một cửa tại UBND quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.


Theo Quy chế làm việc của Chính phủ ban hành kèm theo Nghị định số 138/2016/NĐ-CP, Tổ trưởng Tổ công tác của Thủ tướng chịu trách nhiệm kiểm tra, theo dõi, đôn đốc việc thực hiện các nhiệm vụ do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giao các bộ, cơ quan, địa phương và hằng tháng báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ của các bộ, cơ quan, địa phương tại phiên họp Chính phủ thường kỳ.Sáng nay, ngày 16/3, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc chủ trì Hội nghị tổng kết 5 năm hoạt động của Tổ công tác của Thủ tướng, kể từ khi được Thủ tướng ký quyết định thành lập, ngày 19/8/2016.

Là một mô hình, thiết chế mới, chưa có tiền lệ, Tổ công tác đã xác định đây là công việc, nhiệm vụ nặng nề, sẽ gặp va chạm, áp lực, rào cản nhất định từ phía các bộ, cơ quan được kiểm tra, đòi hỏi phải quyết tâm, sáng tạo, linh hoạt trong phương thức, cách thức hoạt động.

Nhưng với sự làm việc quyết liệt, công tâm, khách quan, không ngại va chạm, trong 5 năm qua, dưới sự chỉ đạo trực tiếp, động viên kịp thời của Thủ tướng Chính phủ, cùng với sự ủng hộ, đồng thuận của các bộ, cơ quan, địa phương, của người dân và cộng đồng doanh nghiệp, Tổ công tác đã hoạt động rất tích cực, hiệu quả, tạo ra những thay đổi quan trọng trong việc triển khai, thực hiện nhiệm vụ Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giao và trong công tác hoàn thiện thể chế, xây dựng Chính phủ điện tử, cải cách thủ tục hành chính, cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh và tăng cường kỷ luật kỷ cương hành chính.

Sau 5 năm hoạt động, Tổ công tác đã thực hiện 104 cuộc kiểm tra đối với 22 bộ, cơ quan ngang bộ, 02 cơ quan thuộc Chính phủ, 44 địa phương, 12 Tập đoàn kinh tế, Tổng công ty nhà nước.

Trong đó, có 18 cuộc kiểm tra về việc thực hiện nhiệm vụ giao; 12 cuộc về công tác hoàn thiện thể chế; 21 cuộc về cải cách hoạt động kiểm tra chuyên ngành và cắt giảm, đơn giản hóa các điều kiện kinh doanh; 19 cuộc đôn đốc thực hiện các nhiệm vụ về thực hiện mục tiêu tăng trưởng; 10 cuộc tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho người dân, doanh nghiệp; 14 cuộc về xây dựng Chính phủ điện tử, cải cách thủ tục hành chính; 08 cuộc đẩy nhanh tiến độ xây dựng, trình các đề án trong chương trình công tác; 01 cuộc về việc thực hiện các quy định liên quan đến cấp giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa (C/O), chống lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại và gian lận, giả mạo xuất xứ; 1 cuộc về thực hiện rà soát, hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật và việc bãi bỏ văn bản ban hành trái pháp luật của các bộ, cơ quan; 01 cuộc việc thực hiện nhiệm vụ giao liên quan đến thanh toán, trả nợ nước ngoài.

Ngoài ra, Tổ công tác đã có 16 buổi làm việc với các cơ quan, Hiệp hội, gồm Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, các hiệp hội doanh nghiệp nước ngoài tại Việt Nam, Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam, các Hiệp hội doanh nghiệp trong nước, Hiệp hội Các trường đại học, cao đẳng Việt Nam… và Hội đồng tư vấn du lịch để lắng nghe, nắm bắt những khó khăn về cơ chế, chính sách và những rào cản hành chính mà doanh nghiệp đang gặp phải.

Qua các cuộc kiểm tra, tinh thần, quan điểm, ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ được quán triệt, đôn đốc thực hiện, góp phần đưa các giải pháp, chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ thành những kết quả cụ thể, đi vào cuộc sống. Nhiều khó khăn, vướng mắc về cơ chế, chính sách và nhiều khoảng trống pháp lý, nhiều vấn đề tồn tại, bất cập, dư luận quan tâm, bức xúc liên quan đến công tác chỉ đạo, điều hành của các bộ, cơ quan địa phương, nhiều bất cập, yếu kém trong công tác cải cách hành chính, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, đã được phát hiện, chấn chỉnh, khắc phục và xử lý kịp thời.

Các bộ, cơ quan, địa phương lãnh đạo quyết liệt hơn và sâu sát hơn trong việc tổ chức thực hiện nhiệm vụ giao cũng như triển khai thực hiện các kiến nghị của Tổ công tác; kỷ luật, kỷ cương hành chính được tăng cường, tạo chuyển động thực sự về kỷ luật, kỷ cương, góp phần quan trọng nâng cao hiệu lực, hiệu quả chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.

Kết quả thực hiện nhiệm vụ giao chuyển biến rõ nét, ngày càng thực chất. Đầu năm 2016, số nhiệm vụ quá hạn chiếm tới 25,2%. Đến cuối năm 2020, chỉ có 180/9.721 số nhiệm quá hạn, chiếm 1,8% - giảm 23,4% so với trước thời điểm thành lập Tổ công tác.

Chất lượng Chương trình công tác của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ngày càng được nâng cao, việc điều chỉnh tiến độ trình, việc xin chuyển, xin rút cơ bản được khắc phục. Cả nhiệm kỳ 2016 – 2021 (tính đến hết tháng 02/2021) có 2.504 đề án giao, đã hoàn thành 2.492/2.504 đề án, đạt 99,5%, chỉ còn 12 đề án (chiếm 0,5%) chưa trình - giảm 47 đề án và chỉ bằng 1/4 so với cuối nhiệm kỳ trước.

Công tác xây dựng, ban hành văn bản quy định chi tiết có nhiều chuyển biến rõ rệt, số văn bản quy định chi tiết nợ đọng, chậm ban hành giảm thấp nhất từ trước đến nay - chỉ còn nợ đọng 3 văn bản quy định chi tiết của năm 2020.

Hoạt động của Tổ công tác cũng thúc đẩy mối quan hệ phối hợp công tác giữa Văn phòng Chính phủ với các bộ, cơ quan, địa phương ngày càng chặt chẽ, hiệu quả; mối quan hệ giữa Văn phòng Chính phủ và các hiệp hội doanh nghiệp ngày càng cởi mở, việc trao đổi, chia sẻ, phản ánh thông tin của doanh nghiệp trung thực, chính xác hơn.

Hoạt động của Tổ công tác đã góp phần hiện thực hóa quyết tâm và mục tiêu xây dựng Chính phủ liêm chính, Chính phủ kiến tạo, Chính phủ hành động, Chính phủ phục vụ hướng tới người dân, doanh nghiệp.

Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đánh giá, “hoạt động của Tổ công tác là một dấu ấn tích cực trong nhiệm kỳ Chính phủ, đã tạo lan toả mạnh mẽ trong toàn bộ hệ thống hành chính nhà nước".

Thủ tướng Chính phủ mong muốn, "Tổ công tác cần duy trì hoạt động tích cực hơn nữa, hiệu quả hơn nữa để tham mưu cho Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ trong công tác chỉ đạo, điều hành, đặc biệt là công tác hoàn thiện thể chế, xây dựng Chính phủ điện tử hướng tới Chính phủ số, cải cách thủ tục hành chính, cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh, củng cố niềm tin cho người dân và doanh nghiệp".

顶: 72119踩: 46321