Nhân viên đóng gói và chuyển hàng trong ngày mua sắm hàng trực tuyến ở tỉnh Giang Tô,ểnkhaiđaacutenhthuếthươngmạiđiệntửxuyecircnquốsoi kèo xứ wales Trung Quốc. Ảnh minh họa. (Nguồn: AFP/TTXVN)
Quyết định này được đưa ra trên cơ sở sự tăng trưởng nhanh chóng của nhiều hoạt động thương mại điện tử tại Thái Lan trong thời gian gần đây.
Ông Prasong Poontanear, Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế Thái Lan, nêu rõ việc thu thuế đối với các khoản doanh thu từ các hoạt động tiếp thị và quảng cáo điện tử sẽ là mục tiêu tiếp theo của Tổng cục Thuế.
Ngoài ra, cơ quan này cũng sẽ làm việc với Cơ quan Phát triển giao dịch điện tử Thái Lan (ETDA) về việc áp dụng mức thuế cụ thể đối với các công ty Thái Lan hoặc nước ngoài kinh doanh thương mại điện tử.
Trong khi đó, Giám đốc ETDA Surangkana Wayuparb khẳng định cơ quan này có kế hoạch hợp tác cùng Tổng cục Thuế Thái Lan nhằm thay đổi mức thuế đối với các giao dịch thương mại điện tử xuyên quốc gia. Quy định pháp luật hiện hành chỉ cho phép áp dụng thuế đối với các công ty có trụ sở ở Thái Lan; các công ty nước ngoài không phải chịu bất cứ khoản thuế nào.
Giá trị thương mại điện tử của Thái Lan năm ngoái ước tính vào khoảng 2.500 tỷ baht (hơn 71 tỷ USD), tăng mạnh so với mức 2.200 tỷ baht (gần 63 tỷ USD) năm 2015.
Theo dữ liệu của ETDA, hiện có khoảng 300.000 công ty hoạt động trong lĩnh vực thương mại điện tử. Tuy nhiên, chỉ 2.000 công ty đăng ký trong hệ thống thu thuế của Tổng cục Thuế. Tổng lượng thuế thu hàng năm từ các công ty này chỉ vào khoảng 300 triệu baht (8,6 triệu USD).
Tổng cục Thuế Thái Lan dự kiến sẽ chi khoảng hơn 2 tỷ baht (gần 67 triệu USD) để lắp đặt các hệ thống máy tính phục vụ thu thuế thương mại điện tử, với mục tiêu tăng mức thu từ thuế giá trị gia tăng (VAT) lên ít nhất 100 tỷ baht (gần 3 tỷ USD) vào năm 2022.