VHO- Gia đình là một thiết chế xã hội đặc thù,ỨngxửtronggiađìnhGiađìnhchỉhạnhphúckhithuậnvợthuậnchồkết quả bóng đá vô địch anh một nhóm xã hội nhỏ mà các thành viên của nó gắn bó với nhau bởi quan hệ hôn nhân, quan hệ huyết thống hoặc quan hệ con nuôi, bởi tính cộng đồng về sinh hoạt, trách nhiệm đạo đức với nhau nhằm đáp ứng những nhu cầu riêng của mỗi thành viên cũng như để thực hiện tính tất yếu của xã hội về tái sản xuất con người.
Liên hoan văn nghệ “Niềm vui gia đình” do Công đoàn Khối Di sản - Văn hoá cơ sở, Bộ VHTTDL tổ chức nhân Ngày hội Gia đình Việt Nam
Sự tồn tại và phát triển của gia đình cho đến ngày nay chính là do các mối quan hệ, ứng xử và tương tác giữa các thành viên trong gia đình và ngoài xã hội. Một gia đình thuận hòa, hạnh phúc, các thành viên luôn yêu thương, quan tâm, tôn trọng và chia sẻ cũng như “hy sinh” vì nhau, không ngại thiệt thòi, không suy bì hơn thua.
Văn hoá ứng xử: Yếu tố quan trọng quyết định hạnh phúc gia đình
Gia đình ở nước ta trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đã được coi là một vấn đề xã hội lớn, được đánh giá là một trong nhiều biện pháp quan trọng để thúc đẩy sự phát triển bền vững của xã hội. Việc tổ chức gia đình tốt và giáo dục trong gia đình chu đáo sẽ có tác động sâu xa đến việc hình thành nhân cách con người, tạo tiền đề quan trọng để cung cấp nguồn nhân lực đáp ứng với yêu cầu của đất nước trong quá trình phát triển. Vì vậy, giáo dục gia đình thể hiện tính đa dạng và nhiều chiều, nó vừa có ảnh hưởng của cá nhân đối với cá nhân (giữa cha mẹ với con cái, giữa ông bà với cháu) vừa có ảnh hưởng của cả tập thể gia đình liên kết với nhau tác động đến từng cá nhân qua lối sống, nếp sống ở mỗi gia đình. Gia đình vẫn được coi là một trong những giá trị tinh thần vô cùng quý giá của nhân loại, cần được giữ gìn và phát huy. Đặc biệt ở Việt Nam vấn đề gia đình đã được Đảng, Nhà nước rất quan tâm, ban hành nhiều văn bản chỉ đạo như Chỉ thị 49/CT-TW, Thủ tướng Chính phủ chọn ngày 28.6 là ngày gia đình Việt Nam và đều hướng tới mục tiêu xây dựng gia đình Việt Nam “No ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc và phát triển bền vững”.
Ứng xử trong gia đình là hoạt động quan trọng góp phần thực hiện các chức năng của gia đình, đặc biệt là chức năng giáo dục và xã hội hóa con người. Thông qua hoạt động ứng xử, giao tiếp các thành viên gia đình, giữa gia đình và ngoài xã hội tạo nên nét văn hóa mang màu sắc của từng gia đình riêng và cũng qua đó tạo nên văn hóa cộng đồng, dân tộc. Gia đình là nơi yên bình để trở về, nơi nhu cầu tinh thần, tâm tư, tình cảm được xây đắp, nơi làm vơi nhẹ nỗi khó khăn nhọc nhằn của con người trong cuộc sống. Trong xã hội hiện đại với nhiều phương tiện kết nối hơn nhưng thời gian sinh hoạt gia đình bị bó hẹp do vậy ứng xử càng ít đi và chất lượng ứng xử có chiều hướng suy giảm. Ứng xử trong gia đình là cách thức mà mỗi thành viên phản hồi trước những hành vi, cử chỉ và lời nói của thành viên khác nhằm thể hiện sự đồng thuận, thờ ơ hay bất đồng trước một vấn đề của gia đình hay ngoài xã hội. Cách ứng xử của mỗi thành viên có thể làm cho không khí gia đình, mối quan hệ trong gia đình từ vui vẻ thành căng thẳng hoặc ngược lại.
Nguyên tắc ứng xử cơ bản trong gia đình
Có rất nhiều nguyên tắc trong ứng xử trong gia đình nhưng các nguyên tắc sau đây là cốt lõi, làm kim chỉ nam giữ cho đời sống trong gia đình được an lành và hạnh phúc, đó là: Tình yêu thương, sự bình đẳng, sự tôn trọng, sự chia sẻ, xoá bỏ cái tôi… Đơn cử như sự bình đẳng trong gia đình là việc vợ và chồng, con trai và con gái, các thành viên nam và nữ trong gia đình có vị trí, vai trò ngang nhau, quyền được tạo điều kiện và cơ hội phát huy năng lực của mình cho sự phát triển của gia đình như nhau, quyền được thụ hưởng về thành quả phát triển của gia đình và xã hội ngang nhau, quyền được tham gia quyết định các vấn đề của bản thân và của gia đình. Trên cơ sở các quyền đó, các thành viên trong gia đình được tự do tham gia vào các công việc gia đình và ngoài xã hội tùy theo khả năng và sở thích của mình, được tự do lựa chọn những vai trò giống nhau hoặc khác nhau trong gia đình tùy theo mục đích của mỗi người, được tự do lựa chọn cách thức thụ hưởng các thành quả tùy theo sở thích của mỗi người. Tuy nhiên, bình đẳng không có nghĩa là bằng nhau, do đặc điểm sinh học khác nhau và tính chất vai trò khác nhau mà sẽ có những sự bình đẳng thực chất phù hợp với từng cá nhân trong gia đình.
Năm 2019, Bộ VHTTDL đã ban hành Kế hoạch thực hiện thí điểm “Bộ tiêu chí ứng xử trong gia đình” với 12 tỉnh, thành được chọn thí điểm. Theo Bộ tiêu chí ứng xử trong gia đình, các tiêu chíứng xử cụ thể trong gia đình gồm: Tiêu chí ứng xử vợ chồng: Chung thủy; Nghĩa tình; Tiêu chíứng xử của cha mẹ với con, ông bà với cháu: Gương mẫu; Yêu thương; Tiêu chíứng xử của con với cha mẹ, cháu với ông bà: Hiếu thảo; Lễ phép; Tiêu chí ứng xử của anh, chị, em: Hòa thuận; Chia sẻ. Mục đích quan trọng của Bộ tiêu chí ứng xử trong gia đình nhằm góp phần xác định và từng bước đưa vào cuộc sống các chuẩn mực giá trị đạo đức, văn hóa con người Việt Nam trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế; Củng cố ý thức pháp luật, đề cao đạo đức, lương tâm, trách nhiệm của mỗi người với bản thân, gia đình, cộng đồng, xã hội và đất nước; ngăn chặn sự xuống cấp về đạo đức trong gia đình và xã hội; Nâng cao nhận thức về xây dựng, giữ gìn hạnh phúc bền vững của mỗi gia đình hướng tới sự ổn định, văn minh cho toàn xã hội.
Rõ ràng sự ra đời của Bộ tiêu chíứng xử trong gia đình cũng nhưviệc ban hành các văn bản quản lý nhà nước về xây dựng và triển khai Bộ tiêu chí ứng xử trong gia đình đã và đang góp phần từng bước đưa vào cuộc sống các chuẩn mực giá trị đạo đức, văn hoá ứng xử trong gia đình, nâng cao nhận thức về xây dựng, giữ gìn hạnh phúc bền vững của mỗi gia đình hướng tới sựổn định, văn minh cho toàn xã hội. Ứng xử của các thành viên trong gia đình với các thành viên hay với các mối quan hệ khác ngoài xã hội là hình ảnh phản chiếu tấm gương gia phong của từng gia đình.
TRỌNG HOÀNG
Vụ Gia đình (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) thực hiện