Cây thanh lọc không khí: Đôi khi căn bếp có thể quá ngột ngạt do bám mùi,âybắtruồivàcácloạicâynêntrồngtrongnhàbếsố liệu thống kê về genoa gặp verona chính vì thế, việc trồng cây có tác dụng thanh lọc không khí ở đây là cần thiết. Một số cây có khả năng hấp thụ khí cacbonic, lọc khí gas, khí độc từ các chất tẩy rửa điển hình như cây lưỡi hổ, thường xuân, lan ý, dương xỉ… Ảnh: Ikea. Cây phong thủy phòng bếp: Nếu muốn chọn trồng cây phong thủy trong nhà bếp, bạn tuân thủ nguyên tắc chọn màu sắc theo từng mệnh của Ngũ hành. Thông thường, người ta ưu tiên chọn cây có gam màu sắc tươi sáng như hoa tulip, tía tô cảnh, hoa lá đỏ… Đặt cây/hoa trên bàn ăn vừa hợp phong thủy bếp vừa tăng độ ấm cúng và kích thích thị giác. Ảnh: Houzz. Nếu gian bếp có gam màu quá nóng (đỏ, vàng), bạn đổi sang trồng cây có màu sắc thanh thoát hơn để cân bằng màu như lan chi, trầu bà cẩm thạch… Một loại cây phong thủy trong bếp được trồng phổ biến là dây nhện. Cây rất hợp người mệnh kim, mang đến tài lộc, sung túc. Ngoài ra, cây có nhiều tác dụng như hấp thu mạnh benzen, formaldehyde, CO và xylene, phát huy tối đa khả năng hấp thu hóa chất độc hại trong da và cao su. Chọn loại cây khử mùi này, bạn có thể trồng trong chậu và treo ở cửa sổ, đặt trên bệ... làm tăng thẩm mỹ cho căn bếp. Ảnh: The Spruce. Cây bắt ruồi: Không ai thích nhìn những con bọ nhỏ vo ve quanh bếp, nhưng trong căn phòng chứa đầy vụn, rác và mùi thơm lôi cuốn, bạn dễ dàng tìm thấy chúng. Để loại bỏ các loài bọ gây hại này, bạn có thể thêm vào quầy bếp một cây bắt ruồi hay còn gọi là cây nắp bình. Đây là loại cây kiểng lạ, đẹp, sống lâu năm và rất dễ trồng. Bạn chỉ cần giữ cây tránh xa ánh sáng Mặt Trời trực tiếp và tưới nước. Ảnh: Pinterest. Nha đam (lô hội): Vì đặc trưng phòng bếp khó trồng cây nên những loài có sức sống mạnh mẽ thì mới dễ tồn tại ở không gian này. Trong đó, nha đam là loại cây lý tưởng. Cây mọng nước, cứng cáp, không cần ánh sáng Mặt Trời trực tiếp và chỉ phải tưới nước khoảng 3 tuần một lần. Hơn nữa, nếu rủi ro bị cắt vào tay hay bỏng khi nấu ăn, bạn có thể cắt một chiếc lá và chiết xuất chút gel nha đam làm dịu vết cắt hay vết bỏng đó. Ảnh: Getty. Cây có hương, sắc: Căn bếp cũng rất phù hợp để trồng các loại thảo mộc như bạc hà, oải hương, hương thảo, húng quế, tùng thơm... Những cây này vừa có hương thơm dịu nhẹ giúp khử mùi, thanh lọc không khí, giảm bớt căng thẳng, mang đến cảm giác thư giãn, lại có thể xua đuổi côn trùng (muỗi) ra khỏi căn bếp. Chẳng những vậy, vẻ đẹp của cây hoa còn tôn thêm nét tinh tế, sang trọng cho không gian. Ảnh: P.Allen Smith. Cây gia vị: Bạn có thể tận dụng phần thừa của một số loại rau, củ nấu ăn hàng ngày để tạo nên khu vườn nhỏ xinh ngay tại gian bếp. Mọi thứ từ củ gừng, nghệ, hành tây, tỏi, nhánh sả, khoai lang, ngò, hành lá… có thể được ươm trong ly nước nhỏ, vỏ trứng hay vỏ chai cùng một ít đất. Ngoài ra, bạn còn có thể trồng những cây chanh, cà chua, ớt... nhỏ tại gian bếp, vừa để trang trí, vừa có thể sử dụng chế biến đồ ăn khi cần. Ảnh: Espoma. Theo Zing Những lỗi phong thủy khiến gia chủ tán gia bại sản và cách hóa giảiVới nhà xuyên tâm sát, có thể bố trí cửa ra ban công thành cửa sổ, hoặc tốt hơn thì nên treo rèm. Nếu không, ở ban công có thể đặt các loại cây cảnh để giảm bớt luồng khí xung xạ, hoặc trồng loại cây leo giàn. |