【link vào fabet】Doanh nghiệp thờ ơ chống hàng giả, hàng nhái

时间:2025-01-10 19:18:40 来源:Empire777

doanh nghiep tho o chong hang gia hang nhai

Cơ quan chức năng kiểm tra, phát hiện hàng giả, hàng nhái. Ảnh: Quang Tấn.

Mỗi năm trung bình lực lượng Quản lý thị trường (QLTT) cả nước kiểm tra và xử lý khoảng 4.330 vụ việc liên quan đến lĩnh vực hàng giả, hàng nhái, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ (SHTT). Tuy nhiên, con số trên chưa phản ánh hết được tình hình hàng giả, hàng nhái, xâm phạm quyền SHTT ở nước ta.

Trên thị trường, hàng giả, hàng nhái, xâm phạm quyền được bày bán tràn lan, với nhiều mặt hàng như may mặc, thiết bị điện tử, đồ gia dụng, hàng tiêu dùng. Tại Hà Nội, người tiêu dùng dễ dàng mua được hàng giả thương hiệu nổi tiếng tại các địa điểm như Ninh Hiệp, La Phù, chợ Đồng Xuân. Đơn cử như thương hiệu mì chính Miwon, để chống hàng giả tại Việt Nam, DN thường xuyên thay đổi bao bì 6 tháng/lần. Tuy nhiên chỉ được một thời gian, bao bì mì chính Miwon lại bị làm giả, gây thiệt hại cho DN và người tiêu dùng.

Lý giải về tình trạng hàng giả, hàng nhái, xâm phạm quyền SHTT tràn lan như hiện nay, lực lượng QLTT đã đưa ra nhiều nguyên nhân khách quan như phương thức, thủ đoạn tinh vi, tổ chức chặt chẽ hay hàng giả được sản xuất từ nước ngoài nhưng một trong những nguyên nhân chủ quan, có thể khắc phục được là việc thờ ơ của chính các DN.

Theo ông Nguyễn Đắc Lộc – Phó Chi cục trưởng Chi cục QLTT Hà Nội: Nhiều DN khi bị xâm phạm về nhãn hiệu nhưng thường có tâm lý e ngại về thủ tục hành chính cho nên không làm đơn đề nghị kiểm tra, xử lý. Đồng thời, cũng còn nhiều DN chưa có bộ phận chuyên trách đấu tranh chống hàng giả, chưa chú trọng trong công tác điều tra, nắm tình hình hàng hóa vi phạm đối với nhãn hiệu của mình nên khi kiểm tra theo đề nghị của DN, kết quả không cao. Cá biệt một số vụ việc QLTT Hà Nội kiểm tra và tạm giữ hàng hóa có dấu hiệu giả mạo nhãn hiệu nhưng khi liên hệ với DN là chủ nhãn hiệu (hoặc là đại diện được ủy quyền của chủ nhãn hiệu) để đề nghị hỗ trợ xác nhận hàng thật, hàng giả thì DN không hợp tác và cũng không trả lời, do vậy Chi cục QLTT Hà Nội chưa có cơ sở chắc chắn để xử lý về hàng giả mạo nhãn hiệu.

Đồng quan điểm về vấn đề này, ông Dương Thanh Hoàng – Phó Chi cục trưởng Chi cục Quản lý thị trường TP.HCM chia sẻ: Trong quá trình kiểm tra, phát hiện hàng hóa nghi ngờ là hàng giả, Chi cục QLTT TP.HCM thường gặp phải khó khăn trong việc tìm kiếm chủ sở hữu hoặc đại diện sở hữu trí tuệ được ủy quyền hợp lệ để liên hệ về việc giám định hàng hóa làm cơ sở pháp lý cho việc xử lý vi phạm. Nguyên nhân khách quan là các cơ quan thực thi chưa có được cơ sở dữ liệu cung cấp những thông tin cần thiết cho hoạt động nghiệp vụ. Song, điều đó cũng cho thấy các DN cũng chưa có những động thái tích cực trong việc hợp tác chặt chẽ, lâu dài với cơ quan thực thi trên địa bàn thành phố nói riêng và cả nước nói chung. Đối với một số nhãn hiệu, trước đây khi kiểm tra phát hiện các sản phẩm nghi ngờ là hàng giả, QLTT TP.HCM có thể liên hệ về việc xác định tình trạng SHTT với các công ty luật làm dịch vụ đại diện sở hữu trí tuệ. Tuy nhiên, sau khi các Công ty luật này hết thời hạn được ủy quyền từ chủ sở hữu nhãn hiệu, thì QLTT thành phố cũng chưa tiếp xúc được với chủ thể quyền để phối hợp xác định hàng thật, hàng giả đối với hàng hóa mà các chủ hàng khai nhận là hàng nhập lậu có xuất xứ Trung Quốc.

Đồng thời, một hoạt động khác không kém phần quan trọng được Chi cục QLTT TP.HCM quan tâm, duy trì thực hiện là việc tổ chức các gian hàng triển lãm, trưng bày đối chứng hàng thật, hàng giả nhằm giúp người tiêu dùng có cơ hội tiếp xúc, nâng cao nhận thức về cách phân biệt hàng thật, hàng giả. Tuy nhiên, trong vài năm gần đây hoạt động này ít nhận được sự hưởng ứng từ các DN sản xuất, kinh doanh hàng hóa có thương hiệu uy tín và chất lượng, đặc biệt là các DN trong nước. Một phần vì họ lo ngại lộ bí mật sản phẩm, kẻ xấu có thể lợi dụng để sản xuất hàng giả ở mức độ tinh vi hơn, nhưng phần lớn lại có tâm lý e ngại doanh số sẽ sụt giảm vì người tiêu dùng có thể ít chọn mua sản phẩm mang các thương hiệu đã có sự xuất hiện của hàng giả.

Vai trò của DN là rất quan trọng

“Không ai hiểu sản phẩm của mình bằng chính DN. Chúng tôi được biết DN có 3 cấp độ cung cấp thông tin. Cấp độ đầu tiên, DN sẽ thông tin cho báo chí để tuyền truyền thế nào là sản phẩm thật, thế nào là giả. Tuy nhiên, thông tin này dễ bị các đối tượng làm hàng giả nắm được và làm theo. Thứ hai, DN sẽ cung cấp thông cho các lực lượng chức năng để triển khai công tác đấu tranh chống hàng giả, hàng nhái, xâm phạm quyền SHTT. Thứ ba là thông tin chỉ có DN mới biết, cấp độ thứ 3 là bước khi kiểm tra rồi mới cần DN xác minh. Do vậy vai trò của DN trong chống hàng giả, hàng nhái, xâm phạm quyền SHTT là rất quan trọng”. (Ông Đỗ Thanh Lam - Phó Cục trưởng Cục Quản lý thị trường)

Chúng tôi đã chủ động tìm đến cơ quan chức năng

Hiện nay, Unilever cũng như các doanh nghiệp khác đang đối diện với hiện tượng hàng giả, hàng nhái ngày càng phức tạp với xu thế gia tăng. Hàng ngày, hàng giờ chúng tôi đều nhận được những thông báo, vụ việc hàng giả, hàng nhái, xâm phạm quyền SHTT trên khắp cả nước. Do vậy, việc chống hàng giả, hàng nhái, chúng tôi nhận định trách nhiệm sống còn. Để làm tốt công việc trên, chúng tôi đã chủ động tìm đến cơ quan chức năng để nêu lên tình trạng hàng giả, hàng nhái thông qua đó ngoài bảo vệ thương hiệu cho cơ quan và bảo vệ lợi ích người tiêu dùng và môi trường kinh doanh an toàn. Đối với các doanh nghiệp ở quy mô khác nhau đều có thể hợp tác chống hàng giả, nhanh nhất là thông qua việc thiết lập đường dây nhanh nhất đến cơ quan chức năng để kịp thời thông tin những vấn đề đang diễn ra trên thị trường. (Ông Lê Xuân Lộc -Trưởng ban chống hàng giả của Công ty TNHH quốc tế Unilever Việt Nam)

推荐内容