Cải tiến sản xuất – động lực phát triển hậu đại dịch của doanh nghiệp dệt may | |
Dồi dào đơn hàng,xanhcược xiên bóng đá doanh nghiệp dệt may thấp thỏm lo thiếu lao động | |
“Xanh hoá” ngành dệt may để xuất khẩu bền vững |
Ngày 12/11, Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam phối hợp với Tổ chức quốc tế về Bảo tồn thiên nhiên (WWF) đã tổ chức hội thảo: "Đánh giá rủi ro môi trường và xã hội trong hoạt động cấp tín dụng đối với ngành dệt may tại Việt Nam".
Tổng thư ký Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam TS. Nguyễn Quốc Hùng phát biểu tại hội thảo. |
Phát biểu tại hội thảo, TS. Nguyễn Quốc Hùng, Tổng Thư ký Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam cho biết, ngành dệt may nhiều năm qua là ngành xuất khẩu chủ lực của Việt Nam, nên có nhiều sự ưu đãi từ các chính sách của Nhà nước.
Tuy nhiên, đây lại là một trong các ngành kinh tế có mức độ rủi ro môi trường và xã hội cao so với các ngành, lĩnh vực kinh tế khác, do quá trình sản xuất cần phải khai thác, sử dụng và xả thải một lượng nước lớn, đồng thời sử dụng nhiều năng lượng cho việc đun nóng, tạo ra hơi nước dẫn đến tác động lên nguồn nước và góp phần gia tăng khí phát thải nhà kính.
Mặc dù vậy, tại hội thảo, chuyên gia của WWF nhận định, ngành dệt may đang có xu hướng phát triển theo hướng đầu tư xanh để sử dụng hiệu quả tài nguyên và giảm thiểu hoặc tái chế chất thải.
Theo Ngân hàng Nhà nước, tính đến tháng 11/2021, có 67 tổ chức tín dụng triển khai "tín dụng xanh", dư nợ cấp tín dụng đối với các dự án xanh chiếm khoảng hơn 4% tổng dư nợ toàn nền kinh tế, tăng 0,46% so với năm 2020. Nhưng dư nợ đối với ngành dệt may chỉ khoảng 145.000 tỷ đồng (tăng khoảng 5.000 tỷ đồng so với thời điểm cuối năm 2020), chiếm gần 1,5% trong tổng dư nợ cho vay nền kinh tế.
Trong khi theo tính toán của WWF, đến năm 2030, ngành dệt may cần tăng cường đầu tư khoảng gần 70.000 tỷ đồng mỗi năm, với giả định nhu cầu vốn từ doanh nghiệp nhỏ và vừa chiếm 40% tổng nhu cầu đầu tư và tỷ lệ vốn vay là 70%, 30% là vốn tự có.
Vì vậy, các chuyên gia tại hội thảo nhận định, mục tiêu xanh hóa sản xuất, nâng cao trách nhiệm và thực hiện đầy đủ các quy định về bảo vệ môi trường trong sản xuất là yêu cầu cấp bách, mang tính chiến lược của ngành dệt may nhằm mục tiêu nâng cao hiệu quả hoạt động và thu hút được dòng vốn đầu tư, đặc biệt là nguồn vốn tín dụng ngân hàng.
Về vấn đề này, đại diện của WWF cho biết, thông qua phân tích chuỗi giá trị của ngành dệt may, có 3 lĩnh vực chính cần đầu tư xanh gồm: Đầu tư vào công nghệ xanh để sản xuất nguyên liệu đầu vào: sợi, vải và phụ liệu; Đầu tư áp dụng công nghệ mới nhất giảm thiểu ô nhiễm chất thải và tăng cường sử dụng hiệu quả các nguồn tài nguyên bao gồm nhưng không giới hạn ở xử lý nước và tiết kiệm năng lượng; Đầu tư thiết kế sản phẩm và xây dựng sự khác biệt hóa thương hiệu theo xu hướng sản phẩm xanh toàn cầu.
Hiện có các mô hình tài chính khác nhau phù hợp với các loại hình kinh doanh trong ngành dệt may. Tài trợ ngắn hạn, bảo lãnh tín dụng, cho vay ngang hàng (P2P) và đầu tư mạo hiểm trong bối cảnh hội nhập toàn cầu cần được coi là giải pháp cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa ngành dệt may để giải quyết tình trạng thiếu vốn cho hoạt động nghiên cứu và phát triển.
Dù đánh giá tính cấp thiết trong việc cấp tín dụng xanh cho ngành dệt may, nhưng đại diện của Công ty TNHH Tư vấn Thương mại Sen 26 vẫn nhìn nhận về rủi ro trong hoạt động cấp tín dụng cho ngành dệt may, không chỉ vấn đề liên quan đến môi trường mà còn do yếu tố thâm dụng lao động, lợi nhuận và giá trị tích lũy thấp, khả năng trả nợ khi các yếu tố tác động thay đổi...
Do đó, để giảm thiểu rủi ro, vị này cho rằng, việc vay vốn cần có sự bảo lãnh hay bảo đảm của bên thứ ba hoặc kết hợp nhiều sản phẩm tín dụng với nhau. Ngoài ra, các cơ quan quản lý, tổ chức tín dụng cho vay cần có dịch vụ hỗ trợ kết nối đến các nguồn tài chính, doanh nghiệp trong chuỗi giá trị, kết nối với các chuyên gia và hỗ trợ kỹ thuật để doanh nghiệp hoàn thiện hệ thống và nâng cao năng lực.