游客发表
Thu ngân sách nhà nước 6 tháng năm 2021: Nhiều cục thuế có kết quả ấn tượng | |
Thu ngân sách 6 tháng đầu năm ước đạt 775 nghìn tỷ đồng | |
Bộ trưởng Hồ Đức Phớc đánh giá cao kết quả công tác 6 tháng đầu năm của ngành Hải quan | |
Ngành Hải quan: Thu ngân sách 6 tháng ước đạt 194.900 tỷ đồng |
Toàn cảnh Hội nghị sơ kết 6 tháng đầu năm 2021. |
Thu ngân sách tăng 16,3%
Theo báo cáo của Bộ Tài chính, thu NSNN 6 tháng đầu năm đạt 781 nghìn tỷ đồng, bằng 58,2% dự toán, tăng 16,3% so với cùng kỳ năm 2020, tăng 4,5% so với cùng kỳ năm 2019.
Trong đó, thu nội địa đạt 56,3% dự toán, tăng 13,9%; thu từ dầu thô đạt 80,7%, giảm 12,2%; thu cân đối từ hoạt động xuất nhập khẩu đạt 69,5% dự toán, tăng 37,5% so với cùng kỳ năm 2020.
Trong bối cảnh hoạt động sản xuất – kinh doanh của nhiều doanh nghiệp, hộ kinh doanh còn khó khăn, Bộ Tài chính cho biết, kết quả thu NSNN 6 tháng là tích cực.
Chi NSNN được quản lý chặt chẽ, triệt để tiết kiệm. Chi thường xuyên ngay từ khâu lập dự toán đầu năm và trong quá trình thực hiện gắn với việc triển khai công tác sắp xếp lại bộ máy, tinh giản biên chế, đổi mới khu vực sự nghiệp công theo các Nghị quyết của Hội nghị Trung ương 6 (Khóa XII).
Thực hiện chi NSNN 6 tháng ước đạt 694,4 nghìn tỷ đồng, bằng 41,2% dự toán. Trong đó, chi đầu tư phát triển đạt 28,1% dự toán, chi trả nợ lãi đạt 51,6% dự toán, chi thường xuyên đạt 48,3% dự toán, đáp ứng kịp thời nhiệm vụ chi phát sinh theo tiến độ thực hiện và dự toán được giao của các đơn vị sử dụng ngân sách.
Riêng về chi đầu tư phát triển, đến hết tháng 6, các bộ, cơ quan Trung ương và địa phương mới phân bổ được 88,3% kế hoạch vốn Thủ tướng Chính phủ đã giao. Giải ngân vốn 6 tháng đầu năm mới đạt 29,02% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao (cùng kỳ năm 2020 đạt xấp xỉ 33,04% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao).
"Do tiến độ chi thấp hơn tiến độ thu ngân sách, nên về tổng thể cân đối NSNN 6 tháng đầu năm có thặng dư (thu lớn hơn chi). Trong đó, cân đối ngân sách trung ương bội chi khoảng 63 nghìn tỷ đồng, ngân sách địa phương thặng dư xấp xỉ 150 nghìn tỷ đồng", báo cáo của Bộ Tài chính cho biết.
Về cổ phần hóa DNNN, thoái vốn, lũy kế 6 tháng đầu năm, đã thực hiện thoái vốn tại 12 doanh nghiệp với giá trị sổ sách là 286,6 tỷ đồng, thu về 2.165 tỷ đồng. Trong đó, thoái vốn tại 3 doanh nghiệp thuộc danh mục Quyết định số 908/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ với giá trị 52,5 tỷ đồng, thu về 84,1 tỷ đồng; thoái vốn tại 9 doanh nghiệp thuộc Tập đoàn Cao su Việt Nam, Tập đoàn Viettel, Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam, VNPT, Tổng công ty Thái Sơn với tổng giá trị là 234,1 tỷ đồng, thu về 2.081,3 tỷ đồng.
Đối với thị trường chứng khoán, tính đến hết ngày 30/6/2021, chỉ số VN-Index đạt 1.408,55 điểm, tăng 27,6% so với cuối năm 2020. Quy mô vốn hóa đạt 6.838 nghìn tỷ đồng, tăng 29,2% so với cuối năm 2020. Giá trị giao dịch bình quân khoảng 32,4 nghìn tỷ đồng/phiên trong 6 tháng đầu năm, tăng 203,5% so với năm 2020.
Tích cực tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, người dân
Trong nửa đầu năm, Bộ Tài chính điều hành chính sách tài khóa chủ động, tích cực tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, người dân ứng phó với đại dịch Covid-19; đảm bảo nguồn kinh phí cho các công tác phòng chống dịch Covid-19.
Kết quả thực hiện 6 tháng đầu năm đã miễn, giảm, gia hạn các khoản thuế, tiền thuê đất, phí, lệ phí 27,5 nghìn tỷ đồng, trong đó, cơ quan Thuế đã tiếp nhận, xử lý kịp thời, đúng quy định cho 52,38 nghìn người nộp thuế gửi giấy đề nghị gia hạn với tổng số thuế, tiền thuê đất được gia hạn khoảng 23,2 nghìn tỷ đồng.
Thực hiện miễn giảm khoảng 4,3 nghìn tỷ đồng các khoản thuế, phí, lệ phí cho các đối tượng, qua đó giúp doanh nghiệp, người dân giảm bớt khó khăn, tiếp tục duy trì các hoạt động sản xuất - kinh doanh.
Cả ngân sách trung ương và ngân sách địa phương ưu tiên bố trí kinh phí cho công tác phòng, chống dịch và hỗ trợ người dân gặp khó khăn do dịch Covid-19. Trong 6 tháng đầu năm, NSNN đã chi 4,65 nghìn tỷ đồng và tính từ năm 2020 đến hết tháng 6/2021, NSNN đã chi 21,5 nghìn tỷ đồng.
Bộ Tài chính cũng cho biết, đến nay, Quỹ vắc xin phòng chống Covid-19 đã huy động được hơn 8.100 tỷ đồng.
Bộ Tài chính cũng đã chủ động điều hành phát hành trái phiếu Chính phủ phù hợp với tiến độ thu, chi NSNN trên cơ sở sử dụng hiệu quả ngân quỹ nhà nước, tiếp tục cơ cấu lại nợ công.
Trong 6 tháng đầu năm, đã phát hành 141,5 nghìn tỷ đồng trái phiếu Chính phủ để trả nợ gốc đến hạn của ngân sách trung ương, kỳ hạn phát hành trái phiếu Chính phủ 12,19 năm, lãi suất bình quân 2,26%/năm. Thực hiện trả đầy đủ, đúng hạn các khoản nợ theo cam kết.
Về cải cách hành chính, kết quả 6 tháng đầu năm đã thực hiện 137/182 nhiệm vụ (trong đó đã hoàn thành 35 nhiệm vụ, triển khai 50 nhiệm vụ thường xuyên đảm bảo tiến độ, đang tiếp tục thực hiện 52 nhiệm vụ theo kế hoạch); rà soát, bãi bỏ 197 thủ tục hành chính; sửa đổi, bổ sung 13 thủ tục và ban hành mới 114 thủ tục trong các lĩnh vực hải quan, chứng khoản, bảo hiểm, quản lý công sản.
Thực hiện công khai, cập nhật kịp thời lên Cơ sở dữ liệu quốc gia về thủ tục hành chính theo quy định, đạt 895/895 thủ tục, đạt 100% kế hoạch; nghiên cứu, đề xuất sửa đổi, bổ sung 320 chế độ báo cáo định kỳ; đồng thời, tiếp tục cắt giảm, đơn giản hóa điều kiện kinh doanh thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Tài chính.
10 giải pháp triển khai nhiệm vụ trọng tâm
Từ nay đến cuối năm, Bộ Tài chính đề ra nhiều giải pháp nhằm triển khai các nhiệm vụ trọng tâm trong 6 tháng cuối năm.
Một là,tiếp tục kiên định thực hiện thắng lợi mục tiêu “kép” - vừa tập trung phòng chống dịch hiệu quả, vừa ổn định kinh tế vĩ mô, phát triển sản xuất - kinh doanh, đảm bảo an sinh xã hội cho người dân. Kiên quyết hoàn thành mục tiêu tăng trưởng kinh tế năm 2021 đã đề ra.
Hai là, tập trung xây dựng, hoàn thiện thể chế, các đề án tài chính - NSNN theo chương trình công tác của Chính phủ và yêu cầu thực tế, đảm bảo yêu cầu về thời hạn, chất lượng, khả thi.
Ba là,tổ chức thực hiện tốt các luật thuế và nhiệm vụ thu NSNN năm 2021; quyết tâm thu đạt mức cao nhất dự toán Quốc hội quyết định.
Bốn là, điều hành NSNN chặt chẽ. Kịp thời xử lý những khó khăn, vướng mắc phát sinh trong việc mua sắm công, nhất là vắc-xin, vật tư, trang thiết bị y tế phục vụ phòng, chống dịch Covid-19.
Năm là, tăng cường công tác quản lý giá, thị trường; tiếp tục phát triển đồng bộ các loại hình thị trường tài chính.
Sáu là, đẩy mạnh tái cấu trúc, cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước.
Bảy là, rà soát, sắp xếp lại tổ chức bộ máy, hiệu lực, hiệu quả và đẩy mạnh đổi mới cơ chế tài chính đơn vị sự nghiệp công lập, giá dịch vụ công.
Tám là, siết chặt kỷ luật, kỷ cương tài chính; tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát và công khai, minh bạch; chống buôn lậu, gian lận thương mại; thực hiện nghiêm các kết luận thanh tra, kiểm toán.
Chín là, chủ động hợp tác, hội nhập tài chính quốc tế.
Mười là,chuẩn bị tốt các điều kiện và tổ chức xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán NSNN năm 2022, kế hoạch tài chính - NSNN 3 năm 2022-2024 và kế hoạch tài chính 5 năm 2021-2025.
相关内容
随机阅读
热门排行
友情链接