游客发表

【ketquade 11.net】Điều hành tỷ giá khó hỗ trợ xuất khẩu

发帖时间:2025-01-11 06:07:23

usd

>> Điều chỉnh tỷ giá không ảnh hưởng nhiều đến tiền đồng

Sau gần một năm giữ tỷ giá cố định,Điềuhànhtỷgiákhóhỗtrợxuấtkhẩketquade 11.net Ngân hàng Nhà nước đã điều chỉnh tỷ giá tăng thêm 1% với quan điểm việc điều chỉnh tỷ giá sẽ hỗ trợ cho xuất khẩu. Tuy nhiên, Báo cáo Kinh tế vĩ mô 2014 của Uỷ ban Kinh tế của Quốc hội công bố cuối tuần qua cho thấy, mối quan hệ giữa tỷ giá và cán cân thương mại tại Việt Nam không chặt chẽ như lý thuyết.

Xuất khẩu phụ thuộc vào nhập khẩu

Trong phần nội dung về cơ chế tỷ giá, đánh giá rủi ro và giải pháp thể chế, TS Tô Trung Thành – Nhóm Tư vấn Chính sách kinh tế vĩ mô (MAG) nhận định, trong vài năm gần đây, tỷ giá ổn định đã góp phần đáng kể vào ổn định kinh tế vĩ mô. Tuy nhiên, việc giữ tỷ giá cố định một thời gian dài đang đặt ra một số vấn đề như giá trị thực của VND đang tăng lên liệu có ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của hàng xuất khẩu Việt Nam?

Về mặt lý thuyết, nếu tiền đồng được định giá cao, hàng hóa nội địa sẽ mất dần tính cạnh tranh, ảnh hưởng đến xuất khẩu và cán cân thương mại; ngược lại nếu tiền đồng được định giá thấp, hàng hóa trong nước có tính cạnh tranh hơn, đóng góp vào tăng trưởng xuất khẩu và cải thiện cán cân thương mại. Tuy nhiên trong thực tế, mối quan hệ giữa tỷ giá và cán cân thương mại tại Việt Nam ít chặt chẽ theo lý thuyết.

Lý do là vì cơ cấu sản xuất trong nước và xuất khẩu phụ thuộc phần lớn đầu vào nhập khẩu trong khi ngành công nghiệp phụ trợ còn thiếu vắng và chưa phát triển. Nhập khẩu của Việt Nam vẫn chủ yếu là tư liệu sản xuất, chiếm trên 90% tổng giá trị nhập khẩu, kéo dài liên tục trong nhiều năm. Phần lớn các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam là mặt hàng gia công, bởi thế khi xuất khẩu tăng cũng đồng nghĩa với nguyên liệu nhập khẩu cũng tăng theo.

Bên cạnh đó, trong giai đoạn 2007 cho đến nay đầu tư kích thích nhập khẩu nhiều nhất, đặc biệt là đầu tư công. Nếu đầu tư tăng thêm 1 đơn vị sản phẩm sẽ kích thích đến nhập khẩu 1,69 đơn vị sản phẩm. Điều này cho thấy càng đầu tư không hiệu quả thì càng kích thích nhập khẩu mạnh. Bên cạnh đó, khi tăng 1 đơn vị sản phẩm xuất khẩu sẽ lan toả đến 1,5 đơn vị nhập khẩu, và chỉ số này tăng lên rất lớn so với giai đoạn trước.

Tìm hiểu sâu vào các ngành hàng xuất khẩu có thể thấy hầu hết xuất khẩu của các nhóm ngành công nghiệp chế biến - chế tạo đều kích thích nhập khẩu mạnh mẽ. Trong thực tế, khu vực FDI đóng góp đến 65% giá trị xuất khẩu, trong khi đó các DN FDI chủ yếu tận dụng lao động rẻ để gia công tại Việt Nam, còn lại đa số nguyên vật liệu là nhập khẩu. Vì vậy, dù DN FDI đóng góp lớn đến xuất khẩu nhưng cũng là “thủ phạm” làm gia tăng nhập khẩu.

Điều hành tỷ giá khó cải thiện cán cân thương mại

Từ đó, báo cáo nhận định rằng nguyên nhân quan trọng dẫn đến tình trạng nhập siêu trong giai đoạn qua là do cơ cấu sản xuất và xuất khẩu. Như vậy, mục tiêu cải thiện cán cân thương mại một cách bền vững khó có thể đạt được với các cách điều hành tỷ giá nếu không có cải thiện trong mô hình tăng trưởng kinh tế và cơ cấu nền kinh tế.

Điều này hàm ý, nếu tỷ giá được điều chỉnh mạnh hơn thì chưa chắc cán cân thương mại được cải thiện, mục tiêu lấy tỷ giá để hỗ trợ xuất khẩu là không phù hợp trong giai đoạn hiện nay.

Tuy nhiên, nếu giữ tỷ giá ổn định một cách cứng nhắc trong giai đoạn dài thì cơ cấu sản xuất và xuất khẩu cũng không có động lực để thay đổi theo hướng tích cực. Cụ thể, chế độ tỷ giá định giá cao tiền đồng khiến việc xây dựng công nghiệp hỗ trợ khó khăn hơn do khuyến khích nhập khẩu các yếu tố đầu vào thay vì khuyến khích và hỗ trợ sản xuất trong nước, theo đó, làm trầm trọng thêm tình trạng gia công của nền kinh tế. Bên cạnh đó, các DN FDI ít có động lực để gia tăng hàm lượng công nghệ và giá trị gia tăng nội địa, và cơ hội để thu hút thêm các DN nước ngoài có khả năng đóng góp cao hơn vào tiềm lực khoa học và công nghệ quốc gia sẽ ít đi.

Bên cạnh đó, cơ chế neo cố định theo USD hiện nay ảnh hưởng không thuận lợi đến cán cân thương mại ở khía cạnh là tiền đồng quá lệ thuộc vào USD. Hiện nay, cơ cấu xuất khẩu của Việt Nam vào Mỹ chưa tới 20%, trong khi nhập khẩu của Việt Nam từ Mỹ chỉ chiếm khoảng 4% tổng kim ngạch nhập khẩu.

Cần cơ chế điều hành tỷ giá linh hoạt hơn

Những phân tích ở trên cho thấy, trong khi sử dụng công cụ tỷ giá có thể không đóng góp nhiều vào cải thiện cán cân thương mại bền vững, thì việc giữ tỷ giá cố định trong thời gian quá dài cũng không tạo được động lực để phát triển công nghiệp hỗ trợ trong nước cũng như không khuyến khích được việc gia tăng hàm lượng công nghệ và giá trị gia tăng của các ngành hàng xuất khẩu. Vì thế, định hướng chung là cần thay đổi cơ chế điều hành tỷ giá linh hoạt hơn.

Tuy nhiên, điều chỉnh cơ chế tỷ giá sang cơ chế thả nổi có quản lý chưa phải là thời điểm thích hợp bởi các điều kiện thực hiện chưa có đủ và vẫn có một số lý do để trì hoãn trong thời gian ngắn. Vì vậy, trong giai đoạn trước mắt (2014-2015), cần có cơ chế kiểm soát vốn hiệu quả để có thể ổn định được tỷ giá ở mức độ nhất định cùng với gia tăng dự trữ ngoại hối đủ lớn.

Tác giả báo cáo khuyến nghị, trong giai đoạn này cần đặc biệt chú ý một số biện pháp như: kiểm soát nợ nước ngoài; kiểm soát vốn đầu tư gián tiếp; tăng cường các biện pháp chống đô la hóa và vàng hóa; thắt chặt tài khóa và xây dựng các biện pháp giám sát tài chính có hiệu quả./.

Dương An

    热门排行

    友情链接