【soi kèo panama】Tư vấn kỹ thuật: Giải pháp canh tác lúa Đông xuân đạt hiệu quả
TheưvấnkỹthuậtGiảiphpcanhtclaĐngxunđạthiệuquảsoi kèo panamao lịch thời vụ của ngành nông nghiệp tỉnh, thời gian nông dân sẽ xuống giống vụ lúa Đông xuân 2017-2018 đã cận kề (bắt đầu từ ngày 25-11-2017 đến 10-1-2018). Do vậy, để vụ lúa chính trong năm đạt thắng lợi về mọi mặt, Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh khuyến cáo một số giải pháp sau:
Nông dân cần trục san phẳng mặt ruộng và vệ sinh thật kỹ các khâu trước khi xuống giống lúa Đông xuân. Ảnh: HỮU PHƯỚC
- Đối với nông dân cần áp dụng tốt các kỹ thuật canh tác sau:
+ Trục vùi rơm rạ, vệ sinh đồng ruộng sớm để cách ly nguồn sâu hại từ vụ Thu đông lây lan cho vụ Đông xuân.
+ Sử dụng giống xác nhận, lượng giống gieo sạ từ 80-100 kg/ha, đồng thời áp dụng biện pháp sạ hàng hoặc sạ thưa giúp cây lúa khỏe, đẻ nhánh sớm, thân to và cứng hơn để hạn chế đổ ngã tốt.
+ Xuống giống tập trung, đồng loạt, né rầy trên từng cánh đồng để hạn chế rầy nâu và bệnh vàng lùn - lùn xoắn lá (VL-LXL).
+ Áp dụng biện pháp tưới nước ngập khô xen kẽ để hạn chế đổ ngã khá hữu hiệu do mặt đất không bị nhão, bộ rễ phát triển sâu, tránh ngộ độc hữu cơ, từ đó cây lúa phát triển tốt do hấp thu dinh dưỡng mạnh, thân cây cứng chắc.
+ Đánh nhiều rãnh thoát nước nhằm tránh ngập úng khi có mưa, ốc bươu vàng gây hại, tiện ích trong việc chăm sóc và quản lý đồng ruộng trong cả vụ.
+ Cần bón vôi bột từ 500-1.000 kg/ha ngay đầu vụ và bón các loại phân chứa nhiều Silic để giúp cây và rễ cứng nhằm chống chịu được với dịch hại và hạn chế đổ ngã ở giai đoạn chuẩn bị thu hoạch.
- Về công tác quản lý các đối tượng sâu bệnh của ngành chức năng và nông dân:
+ Nông dân phải thường xuyên thăm đồng để kịp thời phát hiện và phòng trị hiệu quả các loại dịch hại phổ biến làm ảnh hưởng đến năng suất cây lúa, như: ốc bươu vàng, bù lạch, rầy nâu, sâu cuốn lá, bệnh đạo ôn lá, bệnh VL-LXL, đốm vằn, bạc lá, đạo ôn cổ bông, lem lép hạt, cỏ dại... Đồng thời, ngành chức năng tăng cường theo dõi sát tình hình thời tiết, thực hiện tốt công tác điều tra, phát hiện, dự tính dự báo tình hình sâu bệnh và thông báo thường xuyên trên các phương tiện thông tin đại chúng. Tập huấn và hướng dẫn nông dân biện pháp xử lý thích hợp.
+ Đặc biệt chú ý theo dõi mật số rầy nâu, tỷ lệ bệnh VL-LXL vì đã xuất hiện trong vụ lúa Thu đông vừa qua sau gần 10 năm vắng bóng.
+ Hạn chế phun thuốc trừ sâu cuốn lá, sâu đục thân vào đầu vụ (40 ngày sau sạ) để bảo vệ thiên địch, hạn chế dịch hại bộc phát giai đoạn sau.
- Công tác tuyên truyền và chuyển giao các tiến bộ kỹ thuật sản xuất của ngành chức năng:
+ Tập huấn tuyên truyền và khuyến cáo bà con nông dân sử dụng giống lúa xác nhận (xác nhận 1, 2).
+ Triển khai thực hiện các mô hình quản lý dịch hại tổng họp (IPM), như: “3 giảm 3 tăng”, “1 phải 5 giảm”, “công nghệ sinh thái”, sử dụng thuốc theo nguyên tắc 4 đúng, bón phân cân đối NPK... Việc khuyến cáo nông dân ứng dụng kỹ thuật mới vào trong sản xuất nhằm giảm chi phí giá thành sản xuất, tăng năng suất và tăng thu nhập.
+ Tăng cường tập huấn chuyển giao các tiến bộ khoa học kỹ thuật cho bà con nông dân và có thể chia làm 4 lần. Cụ thể:
Lần 1 đầu vụ: là tập huấn phương pháp ngâm ủ giống, quản lý ốc bươu vàng, bù lạch và cỏ dại.
Lần 2 giữa vụ: là biện pháp quản lý rầy nâu, đạo ôn, sâu cuốn lá nhỏ, sâu phao đục bẹ, muỗi hành, bệnh bạc lá, bệnh VL-LXL.
Lần 3 giai đoạn lúa trổ chín: quản lý bệnh bạc lá, đạo ôn cổ bông, lem lép hạt và chuột.
Lần 4: Hướng dẫn nông dân quản lý nông sản sau thu hoạch để hạn chế thất thoát sau thu hoạch.
Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật Hậu Giang