【số liệu thống kê về psg gặp rennes】Ngành thủy sản hướng mục tiêu xuất khẩu 7,6 tỷ USD

作者:Thể thao 来源:Nhận Định Bóng Đá 浏览: 【 】 发布时间:2025-01-25 18:04:16 评论数:

nganh thuy san huong muc tieu xuat khau 76 ty usd

Năm 2016, XK thủy sản vẫn sẽ phải đối mặt với nhiều khó khăn về thị trường.(Ảnh: Trần Việt)

Mục tiêu lạc quan

Theo báo cáo của Bộ NN&PTNT: Năm 2015, XK thủy sản đạt 6,53 tỷ USD, giảm 16,5% so với năm 2014. Khó khăn về thời tiết và thị trường được nhận định là hai nguyên nhân chính ảnh hưởng nghiêm trọng tới sản xuất, XK thủy sản.

Năm 2015, một trong những điểm nổi bật của thủy sản Việt Nam là lô hàng XK bị trả về, cảnh báo nhiễm kháng sinh, chất cấm gia tăng đột biến. Theo ông Nguyễn Huy Điền, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy sản, điều đó thể hiện môi trường nuôi trồng thủy sản đang xuống cấp, dịch bệnh xảy ra nhiều. Không ít hộ dân nuôi nhỏ lẻ sử dụng hóa chất, chế phẩm quá mức cho phép, không đúng cách khiến lượng tồn dư hóa chất, kháng sinh trong thủy sản XK vẫn còn. Bộ NN&PTNT cũng như Tổng cục Thủy sản đã có hướng dẫn người nuôi không lạm dụng chế phẩm sinh học, kháng sinh trong nuôi trồng thủy sản. Khi sử dụng phải có thời gian đào thải, dừng 3-4 tuần trước khi khai thác nhằm đảm bảo lượng tồn dư ở ngưỡng cho phép.

Tại Hội nghị Tổng kết thực hiện nhiệm vụ năm 2015 và triển khai kế hoạch năm 2016 của Tổng cục Thủy sản diễn ra mới đây, bà Nguyễn Thị Thu Nguyệt, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy sản nhận định: Năm 2016, tác động của chu kỳ El Ninno có khả năng tiếp tục không thuận lợi đối với hoạt động nuôi trồng thủy sản, nguồn lợi biển và dễ phát sinh dịch bệnh. Các thỏa thuận thương mại mới được ký kết sẽ tạo thêm động lực và cả mức độ cạnh tranh trong sản xuất thủy sản khi các rào cản thương mại, kỹ thuật được sử dụng nhiều hơn. Những quy định của đạo luật Nông trại (Farm Bill) của Hoa Kỳ sẽ ảnh hưởng nhiều tới hoạt động XK thủy sản.

“Năm tới, Tổng cục Thủy sản xác định tiếp tục tập trung thực hiện Đề án tái cơ cấu ngành thủy sản và Chương trình mục tiêu phát triển thủy sản bền vững đến năm 2020. Tổng sản lượng thủy sản năm 2016 dự kiến đạt 6,4 triệu tấn, cung cấp nguyên liệu chất lượng phục vụ chế biến, XK 7,6 tỷ USD”, bà Nguyệt nói.

Trao đổi về vấn đề này, ông Nguyễn Hoài Nam, Phó Tổng thư ký Hiệp hội Chế biến và XK Thủy sản Việt Nam (VASEP) cho rằng, con số 7,6 tỷ USD mà Tổng cục Thủy sản đặt ra có phần khá lạc quan. VASEP tính toán trong năm tới, XK thủy sản sẽ phải đối mặt với các rủi ro cao hơn từ những rào cản thương mại khi hội nhập, tham gia các hiệp định thương mại thế hệ mới.

Nâng chất lượng, hạ giá thành

Theo Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Cao Đức Phát: Nhìn lại những năm gần đây có thể thấy, nếu như giai đoạn 2012-2013, sản lượng nuôi trồng tôm thẻ chân trắng giảm vì dịch bệnh thì năm 2015, nguyên nhân được đưa ra lại là khó khăn về thị trường. Tuy nhiên, dung lượng thị trường thế giới hàng triệu tấn, còn Việt Nam dù là nước XK tôm lớn thứ ba thế giới cũng chỉ chiếm một góc do khả năng cạnh tranh chưa cao. Do vậy, điều quan trọng nhất là phụ thuộc vào giá thành và chất lượng của sản phẩm làm ra.

“Trong năm 2016, để đạt được mục tiêu đề ra, điều quan trọng là phải vượt qua được khó khăn từ ảnh hưởng của El Nino cũng như các vấn đề thị trường như hàng rào kỹ thuật, việc kiểm soát chặt chẽ hơn chất lượng, an toàn vệ sinh thực phẩm… từ các thị trường NK thủy sản. Đẩy mạnh tái cơ cấu ngành thủy sản theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững vẫn là giải pháp tổng thể, căn cơ, tuy nhiên cần làm thực sự quyết liệt theo hướng chọn vấn đề, nội dung ưu tiên để làm, tránh dàn trải”, Bộ trưởng Cao Đức Phát nhấn mạnh.

Đi vào các vấn đề cụ thể, Bộ trưởng Cao Đức Phát chỉ đạo, nhằm giảm thiểu tình trạng hàng XK bị trả về, năm tới cần đẩy mạnh chuyển giao kỹ thuật nuôi trồng cho người dân, tổ chức cho ngư dân nuôi tôm, cá tra… làm sao vừa đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, vừa hạ giá thành. Bên cạnh đó, việc nuôi trồng thủy sản theo VietGAP với các quy định liên quan hiện đang được đánh giá có phần phức tạp, hàn lâm, khó đi vào cuộc sống. Vì vậy, Tổng cục Thủy sản phải rà soát lại, cần thiết thì điều chỉnh các quy định, chính sách cho phù hợp với thực tiễn. Bộ trưởng cũng yêu cầu tăng cường công tác thanh, kiểm tra giống, thức ăn, vật tư… trong nuôi trồng thủy sản.

Xung quanh câu chuyện làm thế nào để gia tăng sức cạnh tranh cho hàng thủy sản XK, ông Nguyễn Hoài Nam cho rằng, về vấn đề chất lượng, việc sử dụng kháng sinh trong nuôi trồng thủy sản đang là thách thức mà muốn giải quyết cần sự nỗ lực của cả cơ quan quản lý Nhà nước lẫn cộng đồng DN. Có sự kết hợp này mới mong giữ vững và mở rộng thêm thị trường XK. Còn về mặt giá cả, hiện nay ví dụ mặt hàng tôm cùng đơn vị sản phẩm, cùng size, chi phí sản xuất của Việt Nam đang cao hơn Ấn Độ khoảng 25-30%. Để giải “bài toán” đó, vấn đề ứng dụng công nghệ, đổi mới quản lý sản xuất cần được chú trọng hơn. “Ngoài chất lượng và giá cả, tôi cho rằng trong bối cảnh hội nhập như hiện nay, Bộ NN&PTNT cũng như Tổng cục Thủy sản cần tập trung làm sao để có thể gia tăng hình ảnh của sản phẩm thủy sản trên thị trường quốc tế thông qua việc thúc đẩy hoạt động xúc tiến thương mại, bảo vệ thị trường”, ông Nam nói.

Theo Bộ NN&PTNT: Giá trị XK thủy sản tháng 12 ước đạt 531 triệu USD, đưa giá trị XK năm 2015 đạt 6,53 tỷ USD, giảm 16,5% so với cùng kỳ năm 2014.

Hoa Kỳ vẫn là thị trường NK hàng đầu của thủy sản Việt Nam, chiếm gần 20% tổng giá trị XK. Trong 11 tháng đầu năm 2015, XK thủy sản sang thị trường này đạt gần 1,2 tỷ USD, giảm 23,81% so với cùng kỳ năm 2014.
XK sang thị trường Nhật Bản và Hàn Quốc cũng giảm đáng kể với mức giảm lần lượt là 13,87% và 13,66%. XK tăng trưởng đáng chú ý ở các thị trường như Thái Lan (tăng 18,42%), Anh (tăng 8,57%) và Trung Quốc (tăng 4,33%).