【lịch bóng đá vietnam】Liên kết nâng cao chất lượng sản phẩm

Báo Cà Mau(CMO) Tổ chức lại mô hình sản xuất lúa - tôm trên địa bàn tỉnh, theo chỉ đạo của Chủ tịch UBND tỉnh, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cùng các ngành có liên quan và chính quyền địa phương đã tích cực triển khai xây dựng các mô hình liên kết. Trong đó, các hợp tác xã (HTX) chủ động tham gia mô hình với mong muốn nâng cao chất lượng sản phẩm cũng như đảm bảo đầu ra ổn định.

Được đánh giá là một trong những HTX nông nghiệp hoạt động hiệu quả nhất trên địa bàn huyện Thới Bình, HTX nông nghiệp Dân Phát (xã Biển Bạch Ðông) tích cực tham gia vào các chương trình, dự án lúa - tôm và đạt hiệu quả cao. Nhiều năm liền, HTX là điểm sáng để nông dân và các HTX khác học hỏi, nhân rộng các mô hình kinh tế hiệu quả.

Năm nay, với định hướng tổ chức lại mô hình sản xuất lúa - tôm trên địa bàn tỉnh, HTX Dân Phát tiếp tục được Công ty Cổ phần Tập đoàn Thuỷ sản Minh Phú chọn thực hiện phương án liên kết sản xuất mô hình tôm - lúa làm chứng nhận quốc tế và bao tiêu sản phẩm.

Nói về thành công của các dự án trước đây, ông Trịnh Hoàng Cung, Giám đốc HTX Dân Phát, cho biết: “Việc tham gia các dự án đem lại nhiều quyền lợi cho HTX và các xã viên. Không chỉ được hỗ trợ về giống, thức ăn mà sản phẩm làm ra còn đáp ứng định hướng của thị trường hiện nay như lúa sạch, lúa hữu cơ, tôm sạch, tôm càng xanh toàn đực… Qua đó, giá bán luôn ổn định, bằng hoặc cao hơn giá thị trường ở sản phẩm cùng loại, do đã ký kết các hợp đồng liên kết, bao tiêu sản phẩm với các công ty, doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh”.

Có sự liên kết chặt chẽ với ngành chức năng chuyên môn cũng như doanh nghiệp giúp các HTX kịp thời khắc phục khó khăn khi đối mặt với dịch bệnh, thời tiết không thuận lợi. Ông Cung cho biết: “Năm 2020 là năm cực kỳ khó khăn khi mùa vụ đối diện với mưa lớn kéo dài và liền sau đó là nắng hạn. Tuy nhiên, nhờ có sự hỗ trợ tích cực của Phòng Nông nghiệp - Sở NN&PTNT mà vụ lúa năm đó vẫn thành công. Năng suất lúa trung bình từ 3-4 tấn/ha, HTX mua vào được hơn 250 tấn lúa”.

Ông Trịnh Hoàng Cung kiểm tra ao dèo tôm trước khi thả ra vuông.

Vụ lúa - tôm vừa qua đã mang đến thành công lớn hơn cho các thành viên HTX Dân Phát khi điều kiện thời tiết thuận lợi. Năng suất trung bình đạt từ 5-6 tấn/ha, có những hộ đạt từ 8 tấn/ha. Giá công ty bao tiêu mua 7.800 đồng/kg, riêng lúa hữu cơ của HTX đạt mức giá 8.300 đồng/kg. Ðây là tín hiệu tích cực, tạo dựng niềm tin cho người dân vùng lúa - tôm mạnh dạn tham gia các mô hình kinh tế hợp tác cũng như mạnh dạn trồng các loại giống lúa chất lượng cao theo nhu cầu của thị trường hiện nay.

Ông Nguyễn Văn Ðức, ấp Huỳnh Nuôi, xã Biển Bạch Ðông, cho biết: “Mô hình lúa - tôm đã nâng cao kinh tế cho gia đình. Chính quyền xã tích cực kết hợp với ngành chức năng tổ chức các lớp tập huấn khoa học - kỹ thuật cho nông dân, qua đó giúp nông dân trồng lúa, nuôi tôm khoa học hơn, thay vì dựa vào kinh nghiệm như trước đây. Hiện có khá nhiều mô hình liên kết sản xuất, nông dân thả nuôi giống chất lượng cao, đồng thời với đó là các mô hình lúa sạch, lúa hữu cơ được triển khai, năng suất và giá trị lúa, tôm cao hơn, đầu ra đảm bảo hơn. Có thể nói đây là hướng đi mà nông dân chúng tôi muốn hướng đến nhằm đảm bảo ổn định kinh tế và đầu ra ổn định khi chúng tôi ký kết hợp đồng bao tiêu sản phẩm với HTX, doanh nghiệp”.

Chủ trương tổ chức lại mô hình sản xuất lúa - tôm được sự đồng thuận lớn của người dân. Nhiều doanh nghiệp tham gia vào quá trình xây dựng và triển khai các dự án đầu tư, dự án liên kết sản xuất, bao tiêu sản phẩm, qua đó giúp người dân có nhiều lựa chọn đối tác hơn, tránh tình trạng độc quyền về đầu ra sản phẩm. Tuy nhiên, việc ký kết các hợp đồng bao tiêu cần chặt chẽ hơn nữa, tránh tình trạng các bên vi phạm nhưng không có căn cứ để xử lý.

Ông Cung cho biết: “Năm vừa rồi vẫn có tình trạng doanh nghiệp không mua đủ số lượng lúa cho nông dân, mặc dù số lượng không nhiều nhưng cũng đã gây thiệt hại cho người dân khi họ phải bán ra thị trường, giá thấp hơn giá đã ký với doanh nghiệp”.

Hiện tại, HTX Dân Phát có 12 hộ tham gia liên kết sản xuất mô hình tôm - lúa làm chứng nhận quốc tế và bao tiêu sản phẩm với Công ty Cổ phần Tập đoàn Thuỷ sản Minh Phú. Ông Cung cho biết: “Hiện tại, các xã viên đã bắt đầu thả tôm, riêng 12 hộ thuộc mô hình trên cũng đã thả tôm xuống ao dèo và tôm đang phát triển tốt. Vừa qua, công ty cũng như Trường Ðại học Cần Thơ đã tập huấn và lấy mẫu thử để đánh giá mức độ hiệu quả khi triển khai các mô hình tôm - lúa như lúa sạch, lúa hữu cơ, tôm sinh thái… đánh giá bước đầu khả quan”.

Ông Cung đưa ra quan điểm: “Mong muốn của HTX là chúng ta chọn doanh nghiệp tham gia và các mô hình liên kết thì ngành chức năng cần xem xét kỹ để đánh giá uy tín, cũng như năng lực của công ty, doanh nghiệp nhằm đảm bảo quyền lợi của nông dân. Cần có chế tài xử lý những trường hợp không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ nội dung hợp đồng đã ký kết, qua đó người dân sẽ tin tưởng hơn vào các mô hình liên kết, cũng như tích cực tham gia vào các HTX trên địa bàn. Bên cạnh đó, với các mô hình nuôi tôm sinh thái, doanh nghiệp cần đảm bảo giá trị đầu ra phải cao thì người dân mới mạnh dạn thả nuôi, vì đây là mô hình đòi hỏi phải tuân thủ nhiều quy định nghiêm ngặt để đạt điều kiện. Nếu quá thấp thì không mấy người mặn mà”./.

 

Ðặng Duẩn

 

Nhận Định Bóng Đá
上一篇:Chuyên gia nêu biện pháp giảm phát thải khí nhà kính ngành Công Thương
下一篇:Mỹ chính thức cấm các thiết bị điện tử trên chuyến bay từ Trung Đông