【bxh latvia virsliga】Tình hình Biển Đông sẽ được Thủ tướng Nhật Bản đưa tới G20
TheìnhhìnhBiểnĐôngsẽđượcThủtướngNhậtBảnđưatớbxh latvia virsligao những tin tức mới nhất về tình hình Biển Đônghiện nay, Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe dự kiến sẽ đề cập tới vấn đề Biển Đông trong một loạt các hội nghị quốc tế diễn ra vào tháng này, Japan Today hôm qua dẫn lời Thủ tướng Nhật cho hay. "Tôi muốn tái khẳng định nguyên tắc đề cao luật pháp quốc tế với các nước liên quan đến tranh chấp Biển Đông tại G20, APEC và EAS" - báo VnExpress dẫn lời ông Abe cho biết.
Dù không phải một nước liên quan trực tiếp nhưng Nhật Bản đã nhiều lần lên tiếng về tình hình Biển Đông
Ông Abe nhấn mạnh vai trò không thể thiếu của Biển Đông với nền kinh tế nước này, cho rằng việc thượng tôn pháp luật cần được thực hiện để bảo vệ vùng biển tự do và hòa bình. Các nước cũng cần hợp tác để đảm bảo luật quốc tế giúp giải quyết các vấn đề trên biển.
Được biết, cuộc họp thượng đỉnh của nhóm G20 sẽ diễn ra tại Thổ Nhĩ Kỳ vào giữa tháng, Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC) được tổ chức ở Philippines ngày 18/11. Sau đó là Cấp cao Đông Á diễn ra tại Malaysia trong khuôn khổ các cuộc họp của ASEAN và các đối tác.
Trước đó vào hồi tháng 6, Thủ tướng Nhật Bản và Tổng thống Pháp khi dự hội nghị thượng đỉnh của G7 tại Đức đã cùng chia sẻ quan ngại về các dự án bồi đắp của Trung Quốc tại Biển Đông. Ông Abe cảnh báo Trung Quốc thúc đẩy việc cải tạo các đá với "nhịp độ nhanh chóng", xây dựng các đảo nhân tạo và cơ sở hạ tầng ở khu vực có tranh chấp, gây hấn với các nước liên quan thuộc ASEAN.
Tokyo muốn kêu gọi Bắc Kinh kiềm chế, không sử dụng vũ lực khiến căng thẳng leo thang trong khu vực và hành động theo luật pháp quốc tế. Nhật Bản không phải là một bên liên quan ở Biển Đông, nhưng có tranh chấp với Trung Quốc ở quần đảo Senkaku/Điếu Ngư ở Hoa Đông.
Tình hình Biển Đông ngày càng căng thẳng cũng khiến EU tỏ ý quan ngại trong hội nghị ASEM vừa qua
Trong một diễn biến khác có liên quan, tình hình căng thẳng trên biển Đông gần đây đã khiến Liên minh châu Âu (EU) ngày 6/11 phải lên tiếng kêu gọi các bên kiềm chế và “giải quyết tranh chấp chủ quyền trong ôn hòa”. Kết thúc Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao Diễn đàn hợp tác Á-Âu (ASEM), đại diện cấp cao phụ trách an ninh và chính sách đối ngoại (EU), bà Federica Mogherini, tuyên bố: “Chúng tôi phản đối mọi ý đồ bảo vệ những đòi hỏi chủ quyền lãnh thổ bằng dọa dẫm, cưỡng chế, bạo lực hay mọi hành động đơn phương khác có thể dẫn đến các va chạm”.
Bà Mogherini nhấn mạnh: “Châu Âu ủng hộ một trật tự hàng hải dựa trên các nguyên tắc tôn trọng luật quốc tế”, đồng thời nêu rõ “các ngoại trưởng châu Á và châu Âu đã có những thảo luận cởi mở và ở chừng mực nào đó mang tính xây dựng về chủ đề này”.
EU cho rằng, dù xa cách về địa lý, nhưng châu Âu cũng có những “lợi ích cần được đề cập đến trong cuộc tranh cãi này, vì lý do liên thông và lệ thuộc lẫn nhau, như trong lĩnh vực thương mại và kinh tế”. Do đó, châu Âu khuyến khích “các bên giải quyết một cách hòa bình các tranh chấp đó”.
Phan Huyền(T/h)
Tai nạn liên hoàn trên cầu vượt Thái Hà: Lời kể chi tiết của người ‘đã qua 1 giây kinh hoàng’