Kỷ niệm 35 năm ngày Tạp chí Sông Hương ra số đầu tiên,ềvớisôngHươgiờ đá bóng hôm nay các họa sĩ đang sống và làm việc ở Huế, là những cộng tác viên của Tạp chí Sông Hương đã bàn bạc tổ chức trưng bày tranh để chia vui với Sông Hương. Phòng tranh “Về với Sông Hương” là tiếng lòng ấm cúng của những nghệ sĩ cầm cọ hướng về cuốn tạp chí gắn bó với đời sống tinh thần của văn nghệ sĩ Huế. Tác phẩm “Góc quê” - Nguyễn Ánh Dương Triển lãm giới thiệu đến người xem 22 tác phẩm mỹ thuật của 10 họa sĩ: Lê Bá Cang, Nguyễn Ánh Dương, Nguyễn Thiện Đức, Lê Văn Nhường, Đặng Mậu Triết, Phạm Trinh, Đặng Mậu Tựu... Đây là những tên tuổi đã tạo được dấu ấn trong giới mỹ thuật của Thừa Thiên Huế nói riêng và cả nước nói chung. Trên nhiều chất liệu, như sơn mài, sơn dầu, acrylic, mộc bản, tổng hợp, các tác giả đã thể hiện nhiều nội dung phong phú về cuộc sống đương đại, chiều sâu ký ức văn hóa Việt Nam, chân dung văn hóa Huế và cả những suy tư về cuộc thế, tâm thức khát vọng sáng tạo cái mới… Đó là những “Khúc tiêu giao”, “Múa hoa đăng” đầy tiếng vọng âm sắc cung đình Huế của Đặng Mậu Triết; những suy tư sâu thẳm và ấn tượng của Nguyễn Thiện Đức; những bóng tiền nhân siêu thực đậm chất Huế của Phạm Trinh; những khung cảnh quê nhà thương nhớ đầy xao xuyến trong ánh nắng màu thiền của Nguyễn Ánh Dương hay những hoài niệm xưa của Nguyễn Đăng Sơn... Tất cả đã làm nên một phòng tranh đẹp, đầy hương sắc với những sắc thái riêng biệt. Tác phẩm "Rừng chật" - Đặng Mậu Tựu Một trong những tên tuổi đã quá quen thuộc với công chúng yêu mỹ thuật là họa sĩ Đặng Mậu Tựu, góp mặt vào phòng tranh 4 tác phẩm: “Cái bóng”, “Độc thoại”, “Rừng chật” và “Sương chiều Bạch Mã”. Nếu “Sương chiều Bạch Mã” là cảm xúc về vẻ đẹp của thiên nhiên, núi rừng nên thơ như một bức tranh thủy mặc thì các tác phẩm còn lại của họa sĩ Đặng Mậu Tựu chất đầy suy tư. “Rừng chật” dù được vẽ theo lối trừu tượng nhưng tìm kiếm trong đó, người xem sẽ thấy hình ảnh những con thú đang chen chúc nhau trong mảnh rừng hẹp. Những mảng màu tươi vui trong tranh thể hiện cảnh bầy thú sống vui vẻ bên nhau nhưng ẩn đằng sau đó là tiếng kêu than rừng ngày càng bị thu hẹp, kêu gọi con người chung tay bảo vệ môi trường. Với “Độc thoại”, họa sĩ Đặng Mậu Tựu lại như đang tự đặt ra cho mình những câu hỏi, để rồi cũng chính ông tự trả lời những vấn đề về nhân sinh, cuộc đời... Tác phẩm “Khúc tiêu giao” - Đặng Mậu Triết Xem tranh của họa sĩ trẻ Nguyễn Ánh Dương, người xem cảm nhận được sự bình yên, thư thái trong tâm hồn khi ngắm phong cảnh hồn quê mộc mạc. Chiêm ngưỡng “Nẻo về thinh không” và “Góc quê” bằng sơn dầu trên toan, người xem như được hòa mình với thiên nhiên, buông bỏ hết ưu phiền trước vẻ tĩnh lặng, thơ mộng của chùa Huyền Không Sơn Thượng hay cảnh hữu tình, nên thơ của một vùng ven ở Huế vào buổi sáng nắng sớm lên. Nguyễn Ánh Dương chia sẻ: “Gần đây, tôi tập trung vẽ phong cảnh với mong muốn cảm nhận sâu hơn về những góc bình dị của vùng quê ở Huế. Để vẽ những bức tranh trực họa, tôi dành thời gian quan sát khá lâu, để cảm nhận và chờ đợi, chọn lọc những khoảng thời gian có ánh sáng đẹp nhất”. Với các họa sĩ tham gia phòng tranh, triển lãm “Về với Sông Hương” là sự tri ân với tờ tạp chí vốn được họ xem là một phần trong đời sống tinh thần. Hơn thế, đây còn là nơi hội tụ bản sắc của đất và người xứ thần kinh. Nhà văn Hồ Đăng Thanh Ngọc, Tổng Biên tập Tạp chí Sông Hương bày tỏ: “Chúng tôi cảm ơn các họa sĩ đã nhiệt tâm chăm lo cho phòng tranh này, sự nhiệt tâm mà chỉ có những tâm hồn vô cùng yêu mảnh đất đã sinh ra họ, nuôi dưỡng tâm hồn và theo họ trên mỗi bước đường nghệ thuật mới làm được. Phòng tranh đã minh chứng, đề tài con người, văn hóa vùng đất nơi người nghệ sĩ sống, sẽ là đề tài muôn thuở. Càng bám sâu vào bản sắc văn hóa dân tộc, văn hóa nếp sống của người dân, thì tác phẩm càng có sức lay động”. Bài, ảnh: TRANG HIỀN |