【nhan dinh na uy】Xuất khẩu thủy sản “hạ nhiệt" tháng đầu năm

  发布时间:2025-01-10 01:31:10   作者:玩站小弟   我要评论
Ngành thủy sản phấn đấu XK thủy sản tăng trưởng 11% so với năm 2018. Ảnh: Nguyễn Thanh.Giá trị xuất nhan dinh na uy。
xuat khau thuy san ha nhiet thang dau nam
Ngành thủy sản phấn đấu XK thủy sản tăng trưởng 11% so với năm 2018. Ảnh: Nguyễn Thanh.

Giá trị xuất khẩu giảm nhẹ

Theấtkhẩuthủysảnhạnhiệtquotthángđầunănhan dinh na uyo báo cáo mới nhất của Bộ NN&PTNT, XK thủy sản tháng đầu năm 2019 ước đạt 644 triệu USD, giảm 3,9% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó: XK cá tra ước đạt 165 triệu USD, giảm 4,4%; tôm các loại ước đạt 260 triệu USD, giảm 2,2%. Đáng chú ý, giá cá tra nguyên liệu tại ĐBSCL trong tháng đầu năm có dấu hiệu chững giá ở mức 29.000 – 29.500 đ/kg đối với cá tra loại I. Thời điểm này, thị trường khá trầm lắng do nhu cầu thu mua nguyên liệu đang khá thấp. Các công ty bắt đầu giảm và ngừng thu mua cá nguyên liệu để tập trung giao nốt cho các đơn hàng trước tết Nguyên đán.

Nhìn nhận tổng thể về sự phát triển của ngành thủy sản thời gian qua, bà Tô Thị Tường Lan-Phó Tổng thư kí Hiệp hội Chế biến và XK thủy sản Việt Nam (VASEP) cho rằng: Hiện nay, mức tăng trưởng trung bình 6%/năm của ngành thủy sản chưa đúng với tiềm năng của ngành cũng như nhu cầu lớn của thị trường.

Ông Trần Đình Luân-Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy sản (Bộ NN&PTNT) cũng chỉ rõ: Trong quá trình hội nhập kinh tế, thuận lợi là đã có các Hiệp định thương mại tự do (FTA) song các thị trường thường đặt ra các rào cản kỹ thuật để hạn chế sản phẩm thủy sản NK, bảo hộ ngành sản xuất trong nước. "Trong nước, về tổ chức sản xuất, riêng đối với ngành cá tra, việc tổ chức sản xuất theo quy mô lớn đã rõ ràng. Tuy nhiên đối với các ngành khác, đặc biệt là ngành tôm, sản xuất nhỏ lẻ vẫn còn nhiều. Một số lĩnh vực mới như nuôi cá rô phi Việt Nam có tiềm năng phát triển nhưng mới ở giai đoạn đầu. Muốn phát triển hơn nữa, ngành cần thực hiện các giải pháp đồng bộ trong kế hoạch tái cơ cấu đã được phê duyệt", ông Luân nói.

Cá tra là một trong những mặt hàng thủy sản XK chủ lực của Việt Nam. Nhìn nhận sâu ở góc độ riêng với ngành cá tra, ông Dương Nghĩa Quốc-Chủ tịch Hiệp hội Cá tra Việt Nam đánh giá: Hiện nay, chất lượng con giống chưa cao và tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp là những vấn đề rất đáng quan ngại. Ngoài ra, dù Trung Quốc là thị trường tiêu thụ lớn của cá tra Việt Nam, song Trung Quốc cũng đang bắt đầu nuôi loại này cũng là yếu tố tạo ra mối lo ngại không nhỏ cho XK cá tra của Việt Nam.

Khả quan 10 tỷ USD

Năm 2019, ngành thủy sản đặt mục tiêu tổng sản lượng thủy sản ước hơn 8 triệu tấn (tăng khoảng 4,2% so với 2018) và kim ngạch XK đạt 10 tỷ USD, tăng hơn 11% so với năm 2018. Mục tiêu không hề nhỏ, trong khi XK lại có phần chững lại từ đầu năm. Câu hỏi đặt ra là, liệu thủy sản có thể cán mốc 10 tỷ USD ?

Theo bà Tô Thị Tường Lan, nếu khắc phục được những điểm tồn tại của ngành, đồng thời tận dụng được những lợi thế của các FTA như Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) hay FTA Việt Nam-EU (EVFTA) khi có hiệu lực, kèm theo đó là gỡ được “thẻ vàng” đối với hải sản của EU, mục tiêu XK đặt ra hoàn toàn có thể thực hiện được.

Một số chuyên gia đánh giá, để cán đích con số 10 tỷ USD, ngành thủy sản phải xây dựng chiến lược phát triển nuôi hợp lý, nâng cao công nghệ chế biến và thúc đẩy XK. Trong đó, điểm quan trọng là toàn ngành cần tập trung giải quyết dứt điểm vấn đề hóa chất, kháng sinh trong sản phẩm thủy sản và các loại bệnh phổ biến trong tôm. Điều này nhằm củng cố lòng tin của người tiêu dùng đối với sản phẩm tôm Việt, tiến tới tăng cường XK mặt hàng này vào các thị trường khó tính như Nhật Bản, Australia, EU...

Ông Trần Đình Luân nêu rõ, xuyên suốt năm 2019, toàn ngành sẽ thúc đẩy triển khai nhiều giải pháp. Cụ thể như, với khai thác và bảo vệ nguồn lợi, toàn ngành sẽ nâng cao chất lượng khai thác; tổ chức lại sản xuất trên biển theo mô hình hợp tác, liên kết chuỗi; ứng dụng kỹ thuật công nghệ tiên tiến trong khai thác, bảo quản, vận chuyển, bốc dỡ sản phẩm để nâng cao giá trị, giảm tổn thất sau thu hoạch… Bên cạnh đó, giải pháp còn là thực hiện quy định về đánh bắt và truy xuất nguồn gốc thủy sản, sớm giải quyết vấn đề áp “thẻ vàng” của EU; đồng thời hài hòa hóa các quy định về kiểm soát thủy sản theo thông lệ quốc tế.

Cũng theo ông Luân, ngành thủy sản sẽ phát triển mạnh nuôi các đối tượng chủ lực, trọng tâm là nuôi tôm, cá tra và nuôi biển; phát triển các vùng nuôi thủy sản thâm canh ứng dụng công nghệ cao, nuôi an toàn sinh học, bảo vệ môi trường sinh thái; đẩy mạnh phát triển công nghệ chế biến thủy sản theo công nghệ cao, bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm, đáp ứng yêu cầu tiêu chuẩn của các thị trường EU, Nhật Bản, Mỹ, Australia… cũng như phục vụ cho tiêu dùng trong nước; kiểm soát chặt chẽ và khống chế tốt dịch bệnh trên tôm; kịp thời cảnh báo để hạn chế rủi ro. "Kiểm soát chặt chất lượng giống tôm thẻ chân trắng bố mẹ NK, ngăn chặn việc tiêm chích tạp chất và tồn dư kháng sinh trong thủy sản nuôi; hỗ trợ các địa phương xây dựng vùng nuôi an toàn dịch bệnh để đáp ứng tiêu chuẩn XK vào các thị trường khó tính cũng là giải pháp quan trọng được đẩy mạnh thời gian tới", ông Luân nói.

Năm 2019, toàn ngành thủy sản đặt mục tiêu giữ ổn định diện tích nuôi cá tra khoảng 5.400 ha; ổn định diện tích nuôi tôm sú 620.000 ha, sản lượng 330.000 tấn, phát huy lợi thế của nuôi tôm thẻ chân trắng, gia tăng sản lượng và giá trị XK. Diện tích nuôi tôm chân trắng khoảng 105.000 ha, sản lượng 530.000 tấn, tạo động lực hoàn thành mục tiêu kế hoạch phát triển ngành tôm đạt 4,5 tỷ USD vào năm 2020.

Trong tháng 1/2019, sản lượng nuôi tại các tỉnh ĐBSCL ước đạt 83,5 nghìn tấn, tăng 9,4% so với cùng kỳ năm trước. Một số tỉnh đạt sản lượng lớn: An Giang sản lượng đạt 29 nghìn tấn, tăng 19%; Bến Tre đạt 15 nghìn tấn, tăng 25%. Với tôm, sản lượng cả nước ước đạt 38,4 nghìn tấn, tăng 5,2% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, tôm sú ước đạt 15,9 nghìn tấn, tôm thẻ chân trắng ước đạt 22,5 nghìn tấn. Riêng ĐBSCL, sản lượng tôm sú ước đạt 14,3 nghìn tấn, tăng 1,3%; tôm thẻ ước đạt 21,4 nghìn tấn, tăng 25,2%.

相关文章

最新评论