Đó là thông tin tại hội nghị: “Đảm bảo chất lượng,ángcuốinămxuấtkhẩuthủysảnsẽphụchồităngmạnhtrởlạsoi kèo trận tottenham an toàn thực phẩm, an toàn dịch bệnh thúc đẩy sản xuất, tiêu thụ thủy sản” do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) tổ chức ngày 19/9 tại TP. Cần Thơ. Tại hội nghị, các cơ quan chuyên ngành thủy sản và các doanh nghiệp xuất khẩu (DN XK) thủy sản cũng nhận định, trong 4 tháng cuối năm nhu cầu tiêu dùng thời hậu dịch bệnh Covid-19 thị trường thực phẩm thủy sản trong nước và XK sẽ phục hồi, tăng mạnh trở lại. Đặc biệt Hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu (EVFTA) có hiệu lực cơ hội thị trường châu Âu (EU) đang mở ra, cùng với thị trường các nước Trung Quốc, Nhật Bản, Hoa Kỳ…từ nay đến cuối năm sẽ chuyển biến tích cực. Tuy nhiên, để tận dụng tốt thời cơ mới, các cơ quan chuyên ngành thuộc Bộ NN&PTNT khuyến cáo từ vùng nuôi đến khai thác thủy hải sản và DN chế biến thủy sản và XK thủy sản không ngừng nâng cao chất lượng, đảm bảo an toàn thực phẩm (ATTP)… Theo Hiệp định EVFTA, có khoảng 220 số dòng thuế các sản phẩm thủy sản có thuế suất cơ sở 0 - 22%; trong đó phần lớn thuế cao từ 6 - 22% được về 0% ngay khi Hiệp định có hiệu lực, số dòng thuế còn lại sẽ được cắt giảm về 0% theo lộ trình 3 - 7 năm. Ngoài những lợi ích cơ bản là thuế, thủy sản Việt Nam sẽ có cơ hội mở rộng thị trường xuất khẩu, tăng khả năng cạnh tranh so với đối thủ chưa có hiệp định thương mại tự do như Ấn Độ, Thái Lan… Ở góc độ DN, bà Ngô Tường Lan - Phó Tổng Thư ký Hiệp Hội chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam cho biết, dịch Covid-19 đang tác động là cơ hội để ngành thủy sản thích ứng, phục hồi và phát triển trong giai đoạn mới. Các quốc gia cạnh tranh thủy sản với Việt Nam như: Ấn Độ, Ecuador, Indonesia… đang phải phong tỏa, cách ly chống dịch nên hiện giảm 30 - 50% sản lượng sản xuất và XK. Đây là cơ hội lớn cho thủy sản Việt Nam gia tăng thị phần trên các thị trường. Đối với 2 sản phẩm chủ lực, thị trường XK cá tra còn gặp nhiều khó khăn, sản lượng sản xuất và thị trường XK sụt giảm gần 30%, cân lưu ý nâng cao chất lượng và cần có giải pháp làm mới sản phẩm để phát triển thị trường. Nhưng với sản phẩm tôm vẫn giữ được sự ổn định và ghi nhận dấu hiệu tăng trở lại. Hiện 5 thị trường XK chính của tôm Việt Nam vẫn lần lượt là: Mỹ, Nhật, Trung Quốc, EU và Hàn Quốc, trong đó có hai thị trường vẫn tiếp tục giữ được sự tăng trưởng là Mỹ tăng 32% và Hàn Quốc tăng 8,5%... Kết luận hội nghị, Thứ trưởng Phùng Đức Tiến lưu ý các cơ quan chuyên môn qua tiếp tục cập nhật những qui định mới phổ biến đến vùng nuôi và các phương tiện khai thác thủy hải sản, các DN chế biến thủy sản XK để đáp ứng theo yêu cầu thị trường. Đặc biệt, việc triển khai cấp mã số vùng nuôi đáp ứng yêu cầu truy xuất nguồn gốc sản phẩm. Thứ trưởng Phùng Đức Tiến nhấn mạnh, vừa qua hiệp định EVFTA mở ra thêm cơ hội mới cho sản xuất nông nghiệp nước ta, trong đó có ngành hàng thủy sản XK sang thị trường EU. Tuy vậy khi thực hiện EVFTA buộc chúng ta phải tuân thủ theo những tiêu chuẩn, qui chuẩn đã cam kết… Thứ trưởng đề nghị các địa phương chú trọng công tác quản lý, có biện pháp kiểm soát, kiểm tra hoạt động sản xuất, kinh doanh các chế phẩm sinh học, thức ăn, thuốc thú y thủy sản có chất lượng tốt, giá cả hợp lý để giúp vùng nuôi thủy sản đảm bảo an toàn dịch bệnh, sản phẩm đạt chất lượng tốt nhất.../. Khánh Linh |