Hoạt động nghiệp vụ tại Chi cục Hải quan quản lý hàng đầu tư-gia công (Hà Nội). Ảnh: N.Linh. Chính sách thay đổi |
Hiện tại có gần 8.000 DN có loại hình gia công,áchnướcchodoanhnghiệpgặpkhókhănlàmbáocáoquyếttoábảng xếp hạng giải uzbekistan sản xuất xuất khẩu (trong đó hơn 1.000 là DN chế xuất) trên tổng số trên 70.000 DN có hoạt động XNK và với tổng kim ngạch XNK loại hình gia công, sản xuất xuất khẩu năm 2015 là trên 214 tỷ USD chiếm trên 60% tổng kim ngạch XNK của năm 2015, tính đến hết tháng 11-2016 tổng kim ngạch loại hình gia công, sản xuất xuất khẩu là trên 233 tỷ USD chiếm trên 64% tổng kim ngạch XNK. | |
Cơ sở pháp lý quản lý hải quan đối với các loại hình gia công, sản xuất xuất khẩu, chế xuất được quy định tại Luật Hải quan, Nghị định 08/2015/NĐ-CP của Chính phủ và Thông tư 38/2015/TT-BTC của Bộ Tài chính. Theo đó, phương thức quản lý hải quan đối với loại hình gia công, sản xuất xuất khẩu đã thay đổi một cách căn bản, thay vì cơ quan Hải quan quản lý theo đối tượng hàng hóa nay chuyển sang quản lý theo đối tượng DN. DN thực hiện hoạt động gia công, sản xuất xuất khẩu, chế xuất thực hiện theo nguyên tắc tự kê khai, tự chịu trách nhiệm trước pháp luật; cơ quan Hải quan kiểm tra việc kê khai, sử dụng nguyên liệu, vật tư nhập khẩu để sản xuất hàng hóa xuất khẩu của DN trên cơ sở áp dụng nguyên tắc quản lý rủi ro.Theo quy định hiện nay một số thủ tục hải quan đã được bãi bỏ để tạo thuận lợi cho hoạt động sản xuất, kinh doanh của DN. Cụ thể: Bỏ thủ tục thông báo, tiếp nhận hợp đồng/phụ lục hợp đồng gia công- DN chịu trách nhiệm lưu giữ hợp đồng theo thời hạn quy định tại Luật Hải quan và xuất trình khi cơ quan Hải quan yêu cầu; Bỏ thủ tục thông báo, tiếp nhận, điều chỉnh định mức- DN chịu trách nhiệm xây dựng định mức và lưu giữ tại DN thời hạn quy định tại Luật Hải quan và xuất trình khi cơ quan Hải quan yêu cầu; Bỏ thủ tục thông báo mã nguyên liệu, vật tư; mã sản phẩn xuất khẩu; Bỏ thủ tục quyết toán nguyên liệu, vật tư theo từng hợp đồng gia công. Tổ chức, cá nhân thực hiện báo cáo quyết toán tình hình sử dụng nguyên liệu, vật tư theo năm tài chính. DN có hoạt động gia công, sản xuất xuất khẩu theo quy định hiện nay phải thông báo cơ sở sản xuất với cơ quan Hải quan và báo cáo quyết toán theo năm tài chính với cơ quan Hải quan; xuất trình sổ sách, chứng từ, hàng hóa khi cơ quan Hải quan kiểm tra. Cơ quan Hải quan có trách nhiệm kiểm tra, giám sát hàng hóa là nguyên liệu, vật tư nhập khẩu để sản xuất hàng hóa xuất khẩu, gia công từ khi nhập khẩu, trong quá trình sản xuất ra sản phẩm cho đến khi sản phẩm được xuất khẩu hoặc thay đổi mục đích sử dụng theo nguyên tắc quản lý rủi ro. Việc kiểm tra của cơ quan Hải quan đối với hoạt động gia công, sản xuất xuất khẩu ngoài việc kiểm tra trong quá trình giải quyết thủ tục hải quan hàng hóa XNK còn có việc kiểm tra cơ sở sản xuất, kiểm tra tình hình sử dụng nguyên liệu vật tư và kiểm tra báo cáo quyết toán. Như vậy, quy định mới này tạo thuận lợi nhiều hơn cho các DN có hoạt động gia công, sản xuất xuất khẩu với nguyên tắc DN tự tuân thủ, có trách nhiệm sử dụng đúng mục đích lượng nguyên liệu, vật tư nhập khẩu đã khai báo với cơ quan Hải quan, có trách nhiệm thực hiện đầy đủ chế độ quản lý, kế toán, thống kê, lưu giữ chứng từ, sổ sách, số liệu hàng hóa. Yêu cầu cao về quản trị nội bộ DN Tuy nhiên, qua thực tế quản lý của cơ quan Hải quan cho thấy, thực trạng việc quản trị sản xuất tại các DN có hoạt động gia công, sản xuất xuất khẩu không có sự tương đồng. Có những DN có hệ thống quản trị nội bộ rất tốt, nhưng ngược lại cũng có những DN không duy trì bộ phận quản trị nội bộ thường xuyên, hoạt động sản xuất, kinh doanh được phản ánh vào hệ thống sổ sách, kế toán thông qua dịch vụ thuê theo định kỳ. Vấn đề vướng mắc từ nội bộ DN cũng đã được nhận ra trong quá trình cơ quan Hải quan thực hiện chương trình đối tác chuyên đề về Báo cáo quyết toán đối với loại hình gia công, sản xuất xuất khẩu tại một số Cục Hải quan tỉnh, thành phố, đó là khó khăn trong việc bóc tách số liệu từ các bộ phận; tập hợp số liệu từ các bộ phận. Những bất cập trong quản lý nguyên phụ liệu giữa các bộ phận của DN đã gây ra khó khăn trong việc tập hợp số liệu từ các bộ phận. Bởi, để thực hiện được báo cáo quyết toán, DN cần thu thập số liệu từ ba bộ phận liên quan: Bộ phận phụ trách XNK; bộ phận kế toán; bộ phận kho, quản lý sản xuất. Trong đó, bộ phận chịu trách nhiệm làm báo cáo quyết toán là do lãnh đạo DN quyết định. Tuy nhiên, việc theo dõi số liệu tại các bộ phận để thực hiện báo cáo gặp phải những vướng mắc như: Bộ phận kế toán theo dõi số liệu nguyên vật liệu; Bộ phận kho, quản lý sản xuất theo dõi số lượng, không theo dõi trị giá nguyên liệu; Bộ phận XNK phụ trách làm thủ tục hải quan (mở tờ khai, thanh khoản, báo cáo quyết toán) tập hợp các chứng từ và số liệu để làm báo cáo, dẫn đến việc làm thủ công, mất nhiều thời gian để lập dữ liệu từ nhiều nguồn khác nhau. Tại Cục Hải quan Hải Phòng, khi thực hiện nghiên cứu biện pháp quản lý hải quan đối với loại hình gia công, sản xuất xuất khẩu, chế xuất với một số DN cũng cho thấy, công cụ quản lý của các DN chưa thay đổi kịp dẫn đến các kì báo cáo quyết toán gặp khó khăn. Các DN sử dụng các hệ thống khác nhau để quản lý DN mình. Mỗi hệ thống một kiểu và không theo một quy chuẩn nào. Bản thân các hệ thống quản lý kế toán của các DN cũng khác nhau. Chính vì vậy, để DN hoàn thành báo cáo quyết toán rất khó khăn. Rõ ràng, những thay đổi về chính sách quản lý đối với loại hình gia công, sản xuất xuất khẩu, chế xuất đã tháo gỡ những vướng mắc trước đây của DN theo hướng đơn giản thủ tục. Mặc dù vậy, để thực hiện các quy định mới bản thân DN cần phải có những chuyển mình trong quản trị nội bộ để thực hiện đúng các quy định pháp luật Hải quan. Điều này cũng giúp DN không rơi vào đối tượng có rủi ro cao và xác suất cơ quan Hải quan sẽ tiến hành kiểm tra. |