Cụ thể,ànămcủacổphiếkết quả u19 croatia theo ông Trần Thăng Long – Trưởng Phòng Phân tích của BSC, thị trường chứng khoán Việt Nam đã vào giai đoạn cuối của chu kỳ phục hồi đầu tiên trước khi bước vào giai đoạn tăng trưởng mạnh mẽ hơn tiếp theo, với độ rộng thị trường lớn hơn. Các nhóm ngành “theo sau” như bất động sản, xây dựng, thủy sản… đã tăng trưởng trở lại và các nhóm cổ phiếu mid cap (cổ phiếu có quy mô vừa) phục hồi mạnh mẽ nhưng vẫn ở mức định giá hấp dẫn. Vì vậy, năm 2014 sẽ là năm của cổ phiếu mid cap với quy mô vốn hóa từ 300 đến 1.000 tỷ đồng.
Cũng theo ông Long, trong năm 2014, thị trường chứng khoán Việt Nam sẽ trải qua 3 giai đoạn. Cụ thể, từ quý 1-2014 đến đầu quý 2-2014 thị trường tăng nhờ kỳ vọng, xu thế tăng sẽ kéo dài đến hết quý 1-2014 với ưu thế của các cổ phiếu bluechip và large cap (cổ phiếu vốn hóa lớn), đặc biệt là nhóm hết room và nhóm cổ phiếu ưa thích của nhà đầu tư nước ngoài và nhóm ngành đang hưởng lợi từ chính sách như dầu khí, dệt may, bất động sản, tài chính và nhóm đang có kỳ vọng kết quả kinh doanh tốt như săm lốp cao su.
Vào nửa sau quý 2-2014, quá trình điều chỉnh, kiểm định sẽ diễn ra, kèm với đó là sự phục hồi của các cổ phiếu mid cap và các ngành có tính chất phòng thủ cao (như điện, dược, hàng tiêu dùng). Ngoài ra, tùy thuộc vào tác dụng của các chính sách kinh tế, một số nhóm ngành như xây dựng, vật liệu, thủy sản cũng có khả năng bắt đầu thu hút dòng tiền.
Từ quý 3-2014, thị trường chứng khoán đi ngang và tăng trở lại nếu các yếu tố hỗ trợ xuất hiện mạnh mẽ. Diễn biến của thị trường nửa sau năm 2014 sẽ phụ thuộc vào chuyển biến thực sự của kinh tế vĩ mô và kỳ vọng của nhà đầu tư nước ngoài. Nhóm ngành lưu ý nhất trong giai đoạn này là nhóm xây dựng, thép, xi măng, vận tải. Sau khi nhóm cổ phiếu lớn thiết lập mặt bằng giá, dòng tiền chảy vào nhóm mid cap và small cap (cổ phiếu vốn hóa nhỏ).
Nguyễn Hiền