【kết quả giải bóng đá vô địch ý】Các trường hợp phải xem xét kiểm soát đặc biệt ngân hàng

 人参与 | 时间:2025-01-25 04:28:27

Chiều 15/1,áctrườnghợpphảixemxétkiểmsoátđặcbiệtngânhàkết quả giải bóng đá vô địch ý Quốc hội đã nghe Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Vũ Hồng Thanh trình bày báo cáo tóm tắt một số vấn đề lớn tiếp thu, giải trình, chỉnh lý dự thảo Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi).

Can thiệp sớm khi lỗ lũy kế hơn 15% vốn điều lệ

Theo báo cáo của Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH), dự thảo Luật đã được tiếp thu, chỉnh lý nhiều nội dung, trong đó có các nội dung quan trọng liên quan đến can thiệp sớm ngân hàng, kiểm soát đặc biệt, xử lý trường hợp ngân hàng bị rút tiền ồ ạt…

Về can thiệp sớm, tiếp thu ý kiến của đại biểu Quốc hội, trên cơ sở đề xuất của Chính phủ, UBTVQH đã chỉnh lý dự thảo Luật theo hướng quy định giao Ngân hàng Nhà nước (NHNN) xem xét, quyết định thực hiện can thiệp sớm khi tổ chức tín dụng (TCTD) thuộc một, hoặc một số trường hợp, trong đó có trường hợp số lỗ lũy kế của TCTD lớn hơn 15% giá trị của vốn điều lệ, vốn được cấp, quỹ dự trữ và vi phạm tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu tại khoản 1 Điều 156.

Có ý kiến đề nghị phải thường xuyên theo dõi, nếu phát hiện TCTD không đáp ứng được những yêu cầu, quy định của NHNN thì phải đề xuất kiểm tra, thanh tra và giám sát, thậm chí là kiểm soát đặc biệt đối với các TCTD này.

Các trường hợp phải xem xét kiểm soát đặc biệt ngân hàng
Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Vũ Hồng Thanh

"Tiếp thu ý kiến của đại biểu, UBTVQH chỉnh lý dự thảo Luật theo hướng bổ sung giải pháp hạn chế tăng trưởng tín dụng nhằm kiểm soát rủi ro, cũng như quy mô của tổ chức tín dụng, tránh tình trạng có TCTD đang yếu kém mà vẫn tăng trưởng và mở rộng hoạt động như thời gian qua, đến khi phát hiện thì đã muộn, quy mô tăng lên rất nhanh do không bị kiểm soát về hoạt động và tăng trưởng tín dụng, khiến cho việc xử lý càng trở nên khó khăn hơn và phải sử dụng nhiều nguồn lực hơn" - Chủ nhiệm Vũ Hồng Thanh nêu rõ.

Về kiểm soát đặc biệt tổ chức tín dụng, có ý kiến cho rằng cần phải thực hiện ngay và kịp thời việc kiểm soát đặc biệt TCTD. Có ý kiến đề nghị quy định đặt ngay vào kiểm soát đặc biệt trường hợp số lũy kế của TCTD lớn hơn 50% vốn điều lệ của TCTD đó. Ý kiến khác cho rằng giao trách nhiệm cho NHNN xác định tại thời điểm áp dụng kiểm soát đặc biệt; đề nghị quy định rõ trường hợp nào phải kiểm soát đặc biệt và trường hợp NHNN xét thấy TCTD được can thiệp sớm mà không có khả năng phục hồi, thì đưa vào kiểm soát đặc biệt.

Chính phủ đề xuất bổ sung phương án phục hồi và phương án sáp nhập, hợp nhất, chuyển nhượng toàn bộ cổ phần, phần vốn góp của TCTD được kiểm soát đặc biệt vào dự thảo Luật nhằm tạo điều kiện cho TCTD được kiểm soát đặc biệt có cơ hội phục hồi, vì có thể xuất hiện nhà đầu tư mới hoặc nỗ lực của TCTD sẽ thay đổi được tình trạng của TCTD được kiểm soát đặc biệt.

Theo UBTVQH, phương án phục hồi và phương án sáp nhập, hợp nhất, chuyển nhượng toàn bộ cổ phần, phần vốn góp của TCTD được kiểm soát đặc biệt đã được quy định tại Luật Các TCTD hiện hành, do vậy, trên cơ sở đề xuất của Chính phủ, UBTVQH xin tiếp thu, chỉnh lý theo hướng bổ sung quy định này, đồng thời sẽ tiếp tục chỉ đạo rà soát bảo đảm phù hợp với các quy định có liên quan của dự thảo Luật.

Trên cơ sở ý kiến của đại biểu Quốc hội (ĐBQH) và đề xuất của Chính phủ, UBTVQH tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật theo hướng giao thẩm quyền cho NHNN xem xét, quyết định đặt TCTD vào kiểm soát đặc biệt khi thuộc một trong các trường hợp:

“TCTD được can thiệp sớm không có phương án khắc phục gửi NHNN hoặc không điều chỉnh phương án khắc phục theo yêu cầu bằng văn bản của NHNN;

Trong thời hạn thực hiện phương án khắc phục, TCTD được can thiệp sớm không có khả năng thực hiện phương án khắc phục;

Hết thời hạn thực hiện phương án khắc phục mà TCTD không khắc phục được tình trạng cần can thiệp sớm;

Bị rút tiền hàng loạt và có nguy cơ gây mất an toàn hệ thống TCTD;

Tỷ lệ an toàn vốn của TCTD thấp hơn 04% trong thời gian 06 tháng liên tục;

TCTD bị giải thể không có khả năng thanh toán đầy đủ các khoản nợ trong quá trình thanh lý tài sản”.

Đồng thời, để có cơ sở xử lý các tình huống đặc biệt có thể phát sinh, kế thừa Luật Các TCTD hiện hành, dự thảo Luật quy định: “Trường hợp nhằm bảo đảm an toàn hệ thống TCTD, trật tự, an toàn xã hội khi xử lý TCTD được kiểm soát đặc biệt, Chính phủ quyết định việc áp dụng biện pháp đặc biệt trên cơ sở đề xuất của NHNN và báo cáo Quốc hội tại kỳ họp gần nhất”.

Dự kiến Luật có hiệu lực thi hành từ 1/1/2025

Các trường hợp phải xem xét kiểm soát đặc biệt ngân hàng
Thống đốc NHNN Nguyễn Thị Hồng tại phiên họp chiều 15/1.

Đối với việc xử lý trường hợp TCTD bị rút tiền hàng loạt, vay, cho vay đặc biệt, tiếp thu ý kiến của đại biểu và trên cơ sở đề xuất của Chính phủ, để bảo đảm tính thống nhất của quy định trong dự thảo Luật, UBTVQH chỉnh lý dự thảo Luật theo hướng:

“Ngân hàng thương mại, ngân hàng hợp tác xã, quỹ tín dụng nhân dân, tổ chức tài chính vi mô được vay đặc biệt từ NHNN; vay đặc biệt từ tổ chức bảo hiểm tiền gửi theo quy định của pháp luật về bảo hiểm tiền gửi; vay đặc biệt từ TCTD khác” để phù hợp với các TCTD có nhận tiền gửi cá nhân bị rút tiền hàng loạt.

Dự thảo cũng chỉnh lý khoản 1 Điều 192 như sau: “TCTD được vay đặc biệt từ NHNN, TCTD khác trong trường hợp sau đây: để chi trả tiền gửi cho người gửi tiền theo quy định tại Điều 191 của Luật này; để thực hiện phương án phục hồi, phương án chuyển giao bắt buộc”, bảo đảm phù hợp với quy định tại dự thảo Luật.

Do dự thảo Luật có nhiều nội dung giao hướng dẫn, quy định chi tiết, cụ thể, đồng thời để các TCTD có thời gian chuẩn bị các nội dung, UBTVQH chỉnh lý theo hướng hiệu lực thi hành của Luật từ ngày 1/1/2025.

Tiếp tục áp dụng quy định xử lý tài sản đảm bảo theo Nghị quyết 42

Liên quan đến quy định chuyển tiếp với Nghị quyết số 42 (Điều 210), UBTVQH bổ sung quy định tại khoản 6 điều 210 của dự thảo Luật như sau: “Tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu là dự án bất động sản đã được thu giữ theo quy định tại Điều 7 của Nghị quyết số 42/2017/QH14 về thí điểm xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng hoặc đang thực hiện thủ tục chuyển nhượng theo quy định tại Điều 10 của Nghị quyết số 42/2017/QH14 trước ngày Luật này có hiệu lực thi hành mà chưa xử lý xong thì được tiếp tục áp dụng quy định tại Điều 10 của Nghị quyết số 42/2017/QH14 từ ngày 1/1/2024 cho đến khi xử lý xong”.

顶: 8597踩: 75688