游客发表

【ketquabongda chau au】Gặp gỡ giữa các dân tộc qua nghệ thuật trình diễn

发帖时间:2025-01-25 19:54:35

Chương trình Đêm Phương Đông - Festival Huế 2014 (ảnh tư liệu)

Ngày 20/10/2005,ặpgỡgiữacácdântộcquanghệthuậttrìnhdiễketquabongda chau au tại Paris, Cộng hòa Pháp, Đại hội đồng Tổ chức UNESCO trong phiên họp lần thứ 33 đã thông qua Công ước về “Bảo vệ và phát huy sự đa dạng các biểu đạt văn hóa”. Công cụ này có mục đích bảo vệ và phát huy sự đa dạng của các biểu đạt văn hóa được thể hiện và truyền tải cụ thể trong các hoạt động văn hóa, sản phẩm và dịch vụ văn hóa, các phương tiện của nền văn hóa đương đại. Đồng thời, đặt ra một khung pháp lý thuận lợi cho tất cả các quốc gia thành viên trong lĩnh vực sản xuất, phân phối, truyền bá, tiếp cận và hưởng thụ các biểu đạt văn hóa từ nhiều nguồn gốc khác nhau. Ngày 7/8/2007, Việt Nam chính thức phê chuẩn công ước này nhằm bảo vệ và phát huy sự đa dạng các biểu đạt văn hóa phong phú của cộng đồng 54 dân tộc Việt Nam.

Các mục tiêu của công ước gồm: Bảo vệ và phát huy sự đa dạng của các biểu đạt văn hóa; Tạo điều kiện cho các nền văn hóa phát triển và tương tác một cách tự do và cùng có lợi; Khuyến khích đối thoại giữa các nền văn hóa nhằm bảo đảm sự trao đổi văn hóa rộng rãi hơn, cân bằng hơn trong một thế giới thuận lợi cho sự tôn trọng giữa các nền văn hóa và một nền văn hóa hòa bình; Thúc đẩy tính liên văn hóa để phát triển sự tương tác văn hóa trên tinh thần xây dựng các nhịp cầu kết nối các dân tộc; Thúc đẩy tôn trọng sự đa dạng của các biểu đạt văn hóa và nâng cao nhận thức về giá trị của nó ở cấp địa phương, cấp quốc gia và cấp quốc tế; Tái khẳng định chủ quyền của các quốc gia trong việc xây dựng các chính sách văn hóa; Công nhận bản chất khác biệt của các sản phẩm và dịch vụ văn hóa như là những công cụ chuyển tải bản sắc, giá trị, ý nghĩa; Tái khẳng định chủ quyền quốc gia trong việc duy trì, thông qua và thực hiện các chính sách và các biện pháp được coi là phù hợp để bảo vệ và phát huy sự đa dạng của các biểu đạt văn hóa trên lãnh thổ quốc gia mình; Tăng cường hợp tác và đoàn kết quốc tế để nâng cao năng lực của các nước đang phát triển trong việc bảo vệ và phát huy sự đa dạng của các biểu đạt văn hóa của tất cả các quốc gia.

Là một địa phương nghèo, thuộc khu vực kém phát triển của cả nước, lại chịu ảnh hưởng nặng nề, khốc liệt của chiến tranh, thiên tai bão lũ, từ nhiều năm sau ngày đất nước giải phóng, Thừa Thiên Huế còn ngổn ngang những khó khăn. Khi chuyển sang nền kinh tế thị trường, các tiềm năng kinh tế, xã hội và văn hóa của tỉnh mới được đánh thức, khai thác, trong đó vốn di sản văn hóa phong phú của vùng đất Cố đô được tập trung khôi phục và phát huy, tạo nên lợi thế so sánh để thúc đẩy du lịch trong chiến lược phát triển. Phải đến những năm đầu của thế kỷ 21, “Xây dựng Huế trở thành thành phố Festival, mang bản sắc lễ hội truyền thống, gắn với sinh hoạt văn hoá cộng đồng của Việt Nam và tạo điều kiện hội nhập với các dân tộc trên thế giới” mới trở thành một định hướng chiến lược được khẳng định trong các văn bản của Nhà nước, Trung ương và địa phương.

Tranh thủ những thời cơ mới và phát huy lợi thế vùng đất của di sản và lễ hội, kết hợp với những tiềm năng khác của tỉnh, Thừa Thiên Huế đã có những bước phát triển khá toàn diện và bền vững, trở thành một trong những trung tâm văn hóa, du lịch lớn của cả nước. Bản sắc Huế cùng với những giá trị văn hóa vật chất và tinh thần đa dạng rất riêng đã tạo được sức hấp dẫn, thu hút và ngày càng thuyết phục đối với du khách trong nước và quốc tế. Từ năm 2000, Festival Huế từng bước trở thành một thương hiệu được khẳng định. Một trong những điểm nhấn của Festival Huế là đã giới thiệu với quốc tế về những tài nguyên và bản sắc di sản của Việt Nam nói chung, Thừa Thiên Huế nói riêng một cách sống động nhất. “Quần thể di tích kiến trúc cung đình Huế trở thành hạt nhân gắn kết với nhiều nội dung trong việc tổ chức Festival. Các di tích như những chứng nhân đã kể lại những câu chuyện của mình bằng tiếng nói của thời gian, bằng những giá trị hữu hình và vô hình, nhất là bằng không gian tồn tại của những sinh hoạt gắn liền với chúng. Những lễ hội mang màu sắc cung đình, những lễ hội mới đậm nét truyền thống Huế, Việt Nam đã trở thành những điểm nhấn quan trọng trong việc xác định những nội dung của các kỳ Festival”. Di sản vô giá của Huế được phục dựng, hồi sinh trong đời sống, trên một phương diện mới và vị trí mới trong xã hội đương đại.

Festival Huế hội tụ nhiều yếu tố văn hóa đa sắc màu với các đặc trưng của truyền thống và hiện đại bằng nhiều biểu hiện lịch sử và địa lý rất rõ nét. Tính truyền thống và hiện đại biểu hiện ở rất nhiều mặt trong văn hóa ứng xử, trong sinh hoạt, trong sáng tạo văn học nghệ thuật… Có nhiều giá trị nghệ thuật truyền thống được bảo tồn khá nguyên vẹn, có những giá trị nghệ thuật được kế thừa để sáng tạo nên những giá trị mới, bên cạnh là những sáng tạo nghệ thuật mới mẽ với dấu ấn đương đại làm cho Festival Huế trở nên phong phú và đa dạng. Qua Festival Huế, bạn bè quốc tế biết đến di sản Huế nhiều hơn; công chúng Huế được thưởng thức nhiều chương trình nghệ thuật, đại diện và mang dấu ấn của nhiều nền văn hoá khác nhau trên thế giới. Cùng với Festival, Huế đã trở thành điểm thu hút, hội tụ và lan toả các giá trị văn hóa từ các châu lục khác nhau, làm phong phú thêm khả năng biểu đạt vốn văn hóa truyền thống, bắt nhịp được hơi thở của cuộc sống đương đại. Nhiều chương trình, tác phẩm nghệ thuật táo bạo lần đầu tiên được giới thiệu với công chúng Việt Nam tại Festival Huế.

Từ một lễ hội chỉ có Cộng hòa Pháp là đối tác đồng tổ chức với các đoàn nghệ thuật chủ yếu từ Pháp, Festival Huế mở rộng tiếp nhận các nước trong khu vực ASEAN và 3 nước châu Á là Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc; tiếp đến là sự tham gia tích cực của các đoàn nghệ thuật đến từ các thành phố lịch sử, các di sản phi vật thể của thế giới; ngày càng nhiều đoàn nghệ thuật từ châu Âu, đông đảo các nước Mỹ Latin với đề án giao lưu văn hóa Đông Á - Mỹ Latin thông qua Festival Huế và gần đây là đoàn nghệ thuật đến từ châu Phi. Năm châu hội tụ ở đây. Vì vậy, Festival Huế góp phần quảng bá hình ảnh văn hóa của Việt Nam và các nước rất hiệu quả. Sự tham gia của các đoàn nghệ thuật trong nước đến từ nhiều vùng miền khác nhau không những thể hiện một phức hệ văn hóa tinh thần đa dạng và phong phú của Việt Nam mà còn tiếp thị với cộng đồng quốc tế bức chân dung văn hóa Việt trong bước đường hội nhập và phát triển. Thông qua các phương tiện truyền thông tại các kỳ festival, thông tin và hình ảnh của văn hóa Việt Nam có cơ hội được quảng bá, đó cũng chính là sự quảng bá hình ảnh của đất nước đến với cộng đồng quốc tế. Đa dạng văn hóa thể hiện qua sự đa dạng của các biểu đạt văn hóa. Biểu đạt văn hóa tạo nên bản sắc riêng và sức sống của Huế và Việt Nam; tạo nên bối cảnh cho sự hợp tác văn hóa trong thời kỳ mới, giáo dục, kích thích niềm say mê và sáng tạo; tăng khả năng lưu giữ và tái hiện lịch sử, đồng thời còn tạo ra thu nhập nuôi sống cho người dân Huế vốn có tiềm lực kinh tế lớn, nhất là văn hóa. Tại “sân khấu” có tính cộng đồng quốc tế này, các giá trị văn hóa Việt Nam lại có dịp tỏa sáng cùng nhiều phức hệ văn hóa của nhiều châu lục.

Những thành quả từ Festival Huế những năm qua phù hợp với những mục tiêu cơ bản của Công ước “Bảo vệ và phát huy sự đa dạng các biểu đạt văn hóa”. Bảo vệ tính đa dạng văn hóa là điều cần thiết và là cơ hội to lớn để xây dựng một thế giới hòa bình, ổn định hơn. Di sản văn hóa là một nhân tố quan trọng để bảo tồn sự đa dạng văn hóa trong quá trình toàn cầu hóa tăng nhanh. Bảo vệ tính đa dạng đem lại sự hòa hợp, đối thoại và hợp tác, mang lại nguồn sáng tạo, cổ vũ, tạo nên động lực quan trọng góp phần phát triển kinh tế và tiến bộ xã hội. Trên hành trình của mình, Festival Huế đã gặp nhân loại, làm giàu thêm những giá trị văn hóa chung của nhân loại bằng bản sắc riêng có.

    热门排行

    友情链接