Nhồi máu cơ tim cấp tính là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây tử vong ở các nước phát triển. Chỉ trong vòng 10 ngày,ácsĩtrẻquađờivìnhồimáucơtimchuyêngiacảnhcáothóiquenaicũngmắtrận đấu mainz 05 ngành y học Trung Quốc đã mất đi 3 vị bác sĩ trẻ tài năng vì mắc phải căn bệnh đáng sợ này: Bác sĩ Trung Khoa Viện, chuyên khoa Ung thư vú, Bệnh viện Ung thư Hà Nam, qua đời ngày 28/6 Vào ngày 28 tháng 6, Bệnh viện Ung thư Hà Nam đã mất đi một bác sĩ trẻ. Một bác sĩ của Khoa Huyết học chia sẻ với chúng tôi, Trung Khoa Viện, phó giám đốc khoa Ung thư vú bị đau tim đột ngột, ngay sau đó qua đời ở tuổi 48. Hiện nay, trang web chính thức của Bệnh viện Ung thư tỉnh Hà Nam không giới thiệu cụ thể về bác sĩ mà chỉ có thể tìm thấy tên của ông từ tin tức nội bộ được đăng tải trước đó của bệnh viện. Vương Huy, bác sĩ nhãn khoa, đã qua đời ngày 1/7 Chỉ 3 ngày sau cái chết của bác sĩ tại Bệnh viện Ung thư tỉnh Hà Nam, một tiến sĩ trẻ cũng đột ngột qua đời vì căn bệnh nhồi máu cơ tim cấp tính. Vào ngày 1 tháng 7, bác sĩ Vương Huy, Khoa mắt tại Bệnh viện Tongren Bắc Kinh cũng đã qua đời khi chỉ mới 32 tuổi. Nam bác sĩ tốt nghiệp tại Đại học Bắc Kinh với bằng tiến sĩ nhãn khoa, từng theo học tại Bệnh viện Đại học Nagoya, Nhật Bản. Thậm chí, anh là một trong 10 cư dân xuất sắc hàng đầu được trao bằng khen tại Trung Quốc năm 2016. Theo các đồng nghiệp, Vương Huy là một bác sĩ rất chăm chỉ và tận tụy. Sự ra đi của anh là một mất mát lớn đối với bệnh viện nói riêng và ngành y học nói chung. Bác sĩ Trương Hằng Vĩ, Viện Khoa học Trung Quốc đã qua đời ngày 4/7 Theo truyền thông đưa tin, vào lúc 3 giờ chiều ngày 4/7, bác sĩ Trương Hằng Vĩ, sinh năm 1988, bác sĩ của Viện Khoa học Trung Quốc, cũng là phó giáo sư của Bệnh viện Xiangya thuộc Đại học Trung Nam, đã được tìm thấy hôn mê do đau tim và không qua khỏi sau một thời gian ngắn đưa đến bệnh viện để điều trị. Vị bác sĩ qua đời ở tuổi 31, khi con anh mới chỉ chào đời được 7 ngày... Thật đau lòng khi chỉ trong 10 ngày, 3 bác sĩ trẻ đầy tài năng đều tử vong liên quan đến bệnh tim mạch. Hai trong số đó rõ ràng là nhồi máu cơ tim. Đây là một căn bệnh có thể cướp đi tính mạng người bệnh một cách vô cùng nhanh chóng và đáng quan tâm nhất về tim mạch hiện nay. Tuy nhiên nguyên nhân mắc bệnh tim của 3 bác sĩ trẻ lại hết sức bất ngờ: Làm việc quá sức. Vậy làm thế nào mà làm việc quá sức lại ảnh hưởng đến sức khỏe và đẩy mọi người đến cái chết từng bước một? Cả 3 bác sĩ trẻ đều qua đời vì nhồi máu cơ tim Trong y học, đột tử là hiện tượng một người 'nghĩ là đang khỏe mạnh làm việc bình thường' tự nhiên tử vong mà không cứu được. Theo Tổ chức Y tế Thế giới, những cái chết trong vòng 6 giờ sau khi phát bệnh đều là đột tử, và hầu hết các trường hợp được tuyên bố thường tử vong trong khoảng 1 giờ. Theo thống kê, đối tượng của đột tử dường như nghiêng về nam giới và ngày càng trẻ hóa. Đột tử có thể do nhiều nguyên nhân, trong đó đột tử do các bệnh về hệ thống tim mạch như nhồi máu cơ tim chiếm khoảng 60%. Ngoài ra, các bệnh về đường hô hấp, bệnh hệ thần kinh, bệnh tiêu hóa, bệnh nội tiết, sốc phản vệ, thuốc và quá liều thuốc cũng có thể gây ra thảm kịch. “Hiện tại chứng nhồi máu cơ tim cấp tính ngày càng trẻ hóa, mọi người bị nhồi máu cơ tim cấp tính ở độ tuổi hai mươi và 30, vỡ phình động mạch não bẩm sinh và tử vong đột ngột”, bác sĩ nói, “Làm việc quá sức có thể dẫn đến thần kinh giao cảm bị kích thích, gây ra vỡ mảng bám động mạch, dẫn đến nhồi máu cơ tim cấp tính hoặc vỡ phình động mạch, kết quả là tử vong đột ngột". Cho đến nay, việc ngăn chặn các bệnh tim mạch là một vấn đề khó khăn, nhưng bằng cách thay đổi thói quen sống bạn có thể phòng ngừa và bảo vệ sức khỏe một cách tối đa. Việc này hãy bắt đầu bằng một chế độ ăn uống khoa học, làm việc kết hợp nghỉ ngơi hợp lý. Đột tử do các vấn đề về tim mạch đang chiếm đa số Phòng ngừa nhồi máu cơ tim nên ăn gì? 1. Salad rau xanh cá hồi - nước cam, lựu, dưa hấu Là nguồn thực phẩm giàu vitamin và khoáng chất, ít calorie và nhiều chất xơ, rau xanh là món ăn không thể thiếu trong thực đơn của những người gặp vấn đề về tim mạch. Cùng với salad rau xanh, cá hồi là món ăn rất tốt cho tim mạch nhờ chứa nhiều acid béo Omega-3 giúp giảm hàm lượng triglyceride trong máu, giúp làm sạch động mạch. Bên cạnh các món chính trong ngày, người có vấn đề về bệnh tim mạch cũng nên thường xuyên uống nước cam và ăn các loại trái cây như lựu, dưa hấu là các loại trái cây có nhiều dưỡng chất có lợi cho sức khoẻ tim mạch. 2. Ngũ cốc nguyên hạt - thịt nạc - các món xào với dầu đậu nành/ dầu oliu - sữa Các bác sĩ và chuyên gia dinh dưỡng thường đưa ra lời khuyên cho người bệnh tim mạch sử dụng các loại ngũ cốc nguyên hạt, bánh mì làm từ ngũ cốc hay gạo lứt, lúa mạch là những loại thực phẩm rất giàu chất xơ và các chất dinh dưỡng đóng vai trò điều hòa huyết áp và tim mạch. Thịt nạc, thịt gia cầm… cũng là các nguồn thực phẩm giàu protein ít chất béo có lợi cho tim mạch được khuyên dùng trong thực đơn mỗi ngày. Bên cạnh đó, dầu đậu nành, dầu oliu hay dầu hạt cải cũng được khuyên sử dụng trong việc chế biến các món ăn cho người có vấn đề về tim mạch vì đây là các loại dầu không chứa chất béo chuyển hóa, có hàm lượng cholesterol thấp. Luyện tập thường xuyên – biện pháp không thể thiếu trong phòng ngừa suy tim Bạn có biết rằng chỉ cần 15 phút đi bộ mỗi ngày cũng có thể giúp phòng ngừa suy tim hiệu quả. Vì vậy, bạn hãy tận dụng mọi cơ hội để đi bộ khi có thể, ví dụ như đi thang bộ (≤ 2 tầng lầu, không nên gắng sức) thay vì thang máy, đi bộ đi chợ hay đỗ xe ở xa văn phòng… Nếu có thể sắp xếp thời gian, bạn có thể tập đi bộ nhanh khoảng 30 phút đến 1 giờ mỗi ngày và duy trì ít nhất 5 ngày/ tuần. Thay vì đi bộ, bạn cũng có thể tập thái cực quyền, đánh cầu lông hay đạp xe theo sở thích. An An (Dịch theo QQ) Bác sĩ 32 tuổi qua đời vì ngừng tim, món quà để lại ai cũng phải bất ngờ“Bởi vì anh ấy là bác sĩ nhãn khoa, tâm nguyện cả đời của anh ấy là tất cả mọi người đều có một đôi mắt sáng khỏe, nên chồng tôi đã quyết định hiến tặng giác mạc của mình”, vợ Vương Huy chia sẻ. |