TheìnhhìnhBiểnĐôngmớinhấthômnayngàlịch bóng đá hoàng anh gia laio những tin tức mới nhất về tình hình Biển Đông hiện nay trên báo VnExpress, Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) đang có kỳ họp quan chức cấp cao (SOM) đầu tiên tại Lào kể từ khi Tòa Trọng tài Thường trực (PCA) do Liên Hợp Quốc bảo trợ ở The Hague, Hà Lan, ra phán quyết về vụ kiện của Philippines đối với Trung Quốc. Phán quyết nêu rõ Bắc Kinh không có chủ quyền lịch sử đối với Biển Đông, theo AFP.
Đây không phải lần đầu Campuchia bị cáo buộc ngăn ASEAN ra tuyên bố chung về tình hình Biển Đông hiện nay. Ảnh minh hoạ
Vấn đề tranh chấp ở Biển Đông được dự đoán tiếp tục phủ bóng lên những cuộc họp thượng đỉnh của khối. Theo một quan chức ngoại giao Đông Nam Á, Campuchia là nước duy nhất đang ngăn cản việc ASEAN ra tuyên bố chung.
"Rất u ám. Campuchia phản đối hầu như mọi thứ, kể cả việc đề cập tới chuyện tôn trọng tiến trình pháp lý và ngoại giao vốn đã xuất hiện trong các tuyên bố trước đây", quan chức này cho hay.
Theo một bản dự thảo thông cáo chung mà AFP có được, phần với tiêu đề "Biển Đông" hiện vẫn bỏ trống. Một nhà ngoại giao khu vực khác hôm qua cũng tiết lộ các cuộc thương thảo dường như không thể đi đến đâu. "Hiện tại, tình hình đang bế tắc", ông này nói.
Đáng chú ý, Trung Quốc hồi tháng trước được cho là đã gây áp lực buộc ASEAN rút lại thông cáo chung về Biển Đông với lời lẽ cứng rắn do Malaysia đưa ra sau phiên họp ASEAN - Trung Quốc. Tuy nhiên, Indonesia nói rằng văn bản trên đơn thuần chỉ là một "chỉ dẫn truyền thông", không phải tuyên bố chung của ASEAN.
Trước đó Trung Quốc cũng được cho là đã tạo sức ép để buộc ASEAN rút lại thông cáo chung về Biển Đông. Ảnh Thailand Business News
Năm 2012, với vai trò chủ tịch ASEAN, Campuchia đã từ chối đề cập đến những hành động của Trung Quốc ở Biển Đông, khiến hiệp hội lần đầu tiên không thể đưa ra tuyên bố chung khi kết thúc hội nghị thượng đỉnh.
Trong một diễn biến khác liên quan đến tình hình Biển Đông hiện nay báo Lao Động đưa theo SCMP, phát biểu bên lề hội nghị các quan chức cấp cao ASEAN ở Vientianne cho biết, Thứ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Lưu Chấn Dân nói rằng, Bắc Kinh sẽ ngăn cản các nước ngoài khu vực Châu Á - Thái Bình Dương "can thiệp" vào hợp tác khu vực, đồng thời cố gắng để đảm bảo đàm phán tập trung vào quan hệ đối tác kinh tế.
"Chúng ta đang đối mặt với các thách thức trong việc đảm bảo thịnh vượng kinh tế và tăng trưởng trong khu vực... Chúng ta phải đảm bảo xung đột giữa các nước trong khu vực không ảnh hưởng tới hợp tác, và ngăn cản sự can thiệp bởi các nước ngoài khu vực muốn làm phiền sự hợp tác của chúng ta" - ông Lưu nói với các phóng viên.
"Có quá nhiều nước lớn trong khu vực... Trong khi Mỹ không phải là một nước trong khu vực, thì họ vẫn có ảnh hưởng mạnh ở Châu Á". Thứ trưởng Lưu cũng nói rằng Trung Quốc sẽ cân nhắc tổ chức các phòng đàm phán mới về Bộ Quy tắc ứng xử của các bên trên Biển Đông (COC) vào tháng tới.
Giới chức Trung Quốc tỏ ý muốn ngăn cản ‘các nước ngoài khu vực’ can thiệp vào Đông Nam Á và cả vấn đề Biển Đông. Ảnh Reuters
Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị cũng sẽ tới Vientianne vào hôm nay và sẽ gặp Ngoại trưởng Mỹ John Kerry, Ngoại trưởng Philippines Perfecto Yasay, Ngoại trưởng Nhật Bản Fumio Kishida.
Trong khi tranh chấp hàng hải không chính thức có trong chương trình các cuộc gặp, Ngoại trưởng Yasay cho biết ông sẽ "chia sẻ quan điểm của Philippines" về một số vấn đề khu vực, gồm cả Biển Đông, còn Ngoại trưởng Kerry sẽ thúc giục các nước tìm giải pháp ngoại giao để tương tác hòa bình trên biển.
Wang Yiwei, giám đốc Viện nghiên cứu Quốc tế thuộc Đai học Nhân dân Trung Quốc, nói rằng Trung Quốc có thể đáp lại sức ép của Nhật và Mỹ bằng cách nhượng bộ về Bộ Quy tắc ứng xử của các bên trên Biển Đông (COC).
Nga chối bay chuyện làm ‘người hùng’ giúp Thổ Nhĩ Kỳ dập tắt đảo chính(VietQ.vn) - Điện Kremlin phủ nhận các báo cáo cho rằng tình báo Nga đã cảnh báo chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ về cuộc đảo chính sắp xảy ra.