【kqbd real sociedad】Khởi sắc thương mại, dịch vụ

 人参与 | 时间:2025-01-10 01:23:16

Người dân mua sắm tại Siêu thị Go! Hạ Long.

Nhìn lại thời điểm đầu năm 2022,ởisắcthươngmạidịchvụkqbd real sociedad dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, số ca mắc mới tăng, cùng với đó là những khó khăn về thị trường tiêu thụ, xuất nhập khẩu hàng hóa, đứt gãy chuỗi cung ứng lao động, ảnh hưởng của cuộc xung đột giữa Nga - Ukraine; tình trạng cung cấp điện thiếu ổn định, giá xăng dầu, giá nguyên vật liệu và một số loại hàng hóa cơ bản tăng cao... đã tác động trực tiếp tới hoạt động sản xuất kinh doanh và mọi mặt của đời sống KT-XH. Tiếp tục duy trì kinh nghiệm chống dịch và triển khai nhiệm vụ phát triển KT-XH hơn 2 năm qua, tỉnh linh hoạt triển khai các giải pháp sát tình hình thực tế; thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19.

Quảng Ninh là địa phương đi đầu mở cửa du lịch đúng thời điểm, tạo điều kiện thông thoáng nhất để hoạt động du lịch trở lại. Để đón đầu phát triển du lịch, tỉnh đã xây dựng chương trình mở cửa, phục hồi, thu hút mạnh mẽ khách du lịch đến Quảng Ninh gắn với triển khai có hiệu quả các chính sách hỗ trợ kích cầu du lịch theo Nghị quyết số 51/NQ-HĐND (ngày 9-12-2021).

2022 cũng là năm Quảng Ninh bùng nổ nhiều chương trình, sự kiện văn hóa, thể thao tổ chức trên địa bàn tỉnh. Nổi bật: Tổ chức thành công 7 môn thi đấu SEA Games 31; đăng cai, tổ chức Lễ khai mạc, Lễ bế mạc và 21 bộ môn thi đấu Đại hội Thể thao toàn quốc lần thứ IX; phối hợp tổ chức Đêm chung kết toàn quốc Hoa hậu Biển đảo Việt Nam 2022; Đại hội đồng Diễn đàn Du lịch Liên khu vực Đông Á (EATOF) lần thứ 17 năm 2022 gắn với Lễ kỷ niệm 20 năm thành lập EATOF... Đây là cơ hội để Quảng Ninh quảng bá hình ảnh về điểm đến “thân thiện, an toàn, hấp dẫn”, từ đó thu hút các nguồn lực đầu tư, tạo cơ hội hợp tác, xúc tiến đầu tư du lịch một cách chuyên sâu, thúc đẩy mạnh mẽ hơn nữa sự liên kết phát triển du lịch.


Người dân, du khách tham quan Khu di tích lịch sử và danh thắng Yên Tử (TP Uông Bí).

Song song với đó, tỉnh tiếp tục quan tâm phát triển hệ thống cơ sở lưu trú du lịch. Đến nay, trên địa bàn tỉnh có 1.654 cơ sở lưu trú du lịch với 33.593 phòng được xếp loại hạng, trong đó 108 khách sạn hạng 3 đến 5 sao (quy mô từ 50 phòng trở lên); 152 tàu thủy lưu trú du lịch với 1.905 phòng. Cùng với đó, tỉnh tiếp tục hoàn thiện làm mới một số sản phẩm, công trình tạo sức hấp dẫn du khách, như: Khu nghỉ dưỡng suối khoáng Yoko Onsen Quang Hanh (TP Cẩm Phả); Khu nghỉ dưỡng Legacy Yên Tử (TP Uông Bí); Sân golf 18 lỗ Tuần Châu và Phố đêm du thuyền (TP Hạ Long); Cảng tàu khách Ao Tiên (huyện Vân Đồn); Tuyến phố đêm thợ mỏ (TP Cẩm Phả).

Tổng khách du lịch đến Quảng Ninh năm 2022 ước đạt 11,6 triệu lượt, gấp 2,6 lần so với năm 2021, tăng 24,7% kế hoạch đầu năm (9,3 triệu khách), bằng 100% kịch bản tăng trưởng. Tổng doanh thu du lịch đạt 25.172 tỷ đồng, gấp 3,2 lần năm 2021, tăng 32,5% kế hoạch đầu năm, bằng 100% kịch bản tăng trưởng. Riêng dịp nghỉ lễ Tết Dương lịch 2023, Quảng Ninh đón khoảng 106.000 lượt khách du lịch, doanh thu ước đạt 230 tỷ đồng.

Năm 2023, ngành du lịch Quảng Ninh đặt mục tiêu đón trên 12,5 triệu lượt khách, doanh thu 30.000 tỷ đồng. Hiện ngành du lịch tỉnh tập trung mở rộng thị trường, đa dạng hóa nguồn khách để tăng cường nguồn khách quốc tế đến; tận dụng triệt để tiềm năng du lịch bốn mùa; phát triển các loại hình du lịch tâm linh, du lịch cộng đồng, nghỉ dưỡng, đón đầu mùa cao điểm khách quốc tế..

Cùng với đó, hệ thống các chợ, trung tâm thương mại, siêu thị, cửa hàng tiện lợi được củng cố và mở rộng. Nhờ đó, thị trường hàng hóa đa dạng về chủng loại, các dịch vụ chăm sóc, phục vụ khách hàng được cải thiện. Nhiều đơn vị kinh doanh cũng duy trì hiệu quả các chương trình kích cầu tiêu dùng, bình ổn thị trường; tích cực thực hiện chuyển đổi số, ứng dụng thương mại điện tử để khai thác các thị trường, khách hàng mới. Năm 2022, kim ngạch xuất khẩu của các doanh nghiệp trên địa bàn ước đạt 2.783 triệu USD, tăng 8,58% so với năm 2021, đạt 100% kịch bản tăng trưởng. Kim ngạch nhập khẩu của các doanh nghiệp trong tỉnh ước đạt 3.047 triệu USD, tăng 9,6% năm 2021.


Chuẩn bị Tết Nguyên đán Quý Mão 2023, nhiều cửa hàng hoa đã được mở bán phục vụ nhu cầu chơi hoa Tết của người dân.

Khu vực dịch vụ phục hồi tích cực ở tất cả các ngành. Tốc độ tăng trưởng khu vực dịch vụ, du lịch năm 2022 ước tăng 17,34%, tăng cao hơn 11,54 điểm % so với năm 2021, cao hơn 2,6 điểm % so với kịch bản tăng trưởng, là động lực tăng trưởng chính vào mức tăng trưởng GRDP chung của toàn tỉnh năm 2022, với đóng góp 5,44 điểm %, chiếm tỷ trọng 33% trong GRDP.

Thông thường, dịp Tết Nguyên đán, tháng Giêng, nhu cầu du lịch, vui chơi giải trí và mua sắm của người dân tăng cao, Sở Công Thương khuyến khích các doanh nghiệp mở rộng thị trường phân phối hàng hóa, tạo điều kiện thuận lợi cho việc mua sắm của người dân; đẩy mạnh các hoạt động hỗ trợ, kết nối nông sản của tỉnh vào hệ thống các chợ đầu mối, siêu thị, trung tâm mua sắm, cửa hàng tiện ích trong và ngoài tỉnh; tiếp tục hỗ trợ, hướng dẫn các đơn vị kinh doanh triển khai hình thức thanh toán không dùng tiền mặt tại các chợ truyền thống, siêu thị, tạp hóa, quán ăn, hệ thống cửa hàng xăng, dầu...

Các ngành chức năng của tỉnh cũng siết chặt kiểm soát thị trường, chống buôn lậu, gian lận thương mại, bảo đảm hàng hóa lưu thông thường xuyên, liên tục; đồng thời triển khai các giải pháp cân đối cung - cầu các mặt hàng thiết yếu, không để xảy ra hiện tượng đứt gãy chuỗi cung ứng, thiếu hàng, sốt giá.

顶: 23372踩: 47431