【kqbd v league 2】Giúp người tiêu dùng không mua nhầm hàng giả
Doanh nghiệp phải chủ động bảo vệ thương hiệu,úpngườitiêudùngkhôngmuanhầmhànggiảkqbd v league 2 chống hàng giả | |
TPHCM: Hàng giả, hàng nhái vẫn lộng hành | |
TPHCM: Kêu gọi tiểu thương chung tay chống hàng giả |
Người tiêu dùng được hướng dẫn trực tiếp về cách nhận biết hàng thật, hàng giả. Ảnh: N.H |
Ngày 29/11, Cục Quản lý thị trường TPHCM tổ chức hội nghị tuyên truyền, phổ biến và giáo dục pháp luật trong phòng chống hàng giả, hàng nhái cho người tiêu dùng là nhân dân, học sinh, sinh viên trên địa bàn quận 7.
Ông Hà Trung Cang, đại diện Cục Quản lý thị trường TPHCM cho biết, hàng giả hàng nhái vẫn được kinh doanh, buôn bán rất phổ biến trên địa bàn TPHCM. Trong đó, chủ yếu là các mặt hàng tiêu dùng, thời trang, thực phẩm… Do có giá rẻ, nên nhiều người tiêu dùng vẫn chọn mua các sản phẩm hàng giả, hàng nhái mà không biết rằng điều này có thể tiềm ẩn nhiều nguy cơ về sức khỏe. Trong khi đó, một số khác do kỹ năng phân biệt hàng thật, hàng giả chưa cao, nên đã vô tình mua phải hàng giả dù vẫn phải trả một mức giá khá cao.
Để cải thiện thực tế này, Cục Quản lý thị trường TPHCM tổ chức tuyên truyền, phổ biến và giáo dục pháp luật trong phòng chống hàng giả, hàng nhái cho người tiêu dùng. Trước đó, đơn vị cũng đã tổ chức một chương trình tương tự dành cho các tiểu thương đang kinh doanh tại các chợ, trung tâm thương mại trên địa bàn. Qua các hoạt động này, ông Cang kỳ vọng có thể tạo ra chuyển biến trong nhận thức của người kinh doanh, người tiêu dùng đối với việc chống hàng giả.
Ông Cang cũng cho biết thêm, hiện Cục Quản lý thị trường và các đơn vị trực thuộc đã ký kết với hầu hết các chợ truyền thống, trung tâm thương mại trên địa bàn với nội dung cam kết không kinh doanh, buôn bán hàng giả, hàng nhái. Tại các chợ, trung tâm thương mại đã có ký kết, lực lượng quản lý thị trường sẽ tiến hành kiểm tra quyết liệt hơn và xử phạt mạnh tay hơn. Theo đó, tình hình vi phạm cũng đã có những chuyển biến tích cực hơn.
Tại hội nghị, đại diện nhiều nhãn hàng nổi tiếng cũng đã cung cấp cho người dân các thông tin về tình trạng hàng giả, hàng nhái của các thương hiệu này trên thị trường và cách để nhận biết hàng thật, hàng giả.
Cụ thể, đại diện nhãn hiệu Levi’s cho biết, từ đầu năm đến nay, cơ quan chức năng đã phát hiện có 80 vụ vi phạm đối với nhãn hiệu Levi’s. Qua đó tịch thu trên 9.100 sản phầm và trên 73.000 nhãn mác. Điền hình như vụ việc hồi tháng 5/2019, Cục Quản lý thị trường Hà Nội đã kiểm tra một cửa hàng tại Hà Nội kinh doanh sản phẩm giả mạo nhãn hiệu Levi’s và tịch thu 365 chiếc quần jean. Theo đó, chủ cửa hàng đã bị phạt gần 18 triệu đồng và tịch thu toàn bộ hàng hóa vi phạm để tiêu hủy.
Đối với thương hiệu Calvin Klein (CK), vào tháng 7/2019, quản lý thị trường TPHCM cũng phát hiện 1 cửa hàng kinh doanh nhãn mác mang nhãn hiệu CK và tịch thu 2.640 nhãn mác. Ngoài ra, từ đầu năm đến nay, lực lượng chức năng cũng đã phát hiện, thu giữ trên 4.300 sản phẩm các loại giả nhãn hiệu CK.
Đại diện nhãn hàng Lacoste cũng thông tin, từ đầu năm đến ngày 15/11, Lacoste đã phối hợp với lực lượng chức năng thực hiện 90 cuộc kiểm tra, thu giữ hơn 6.500 sản phẩm giả mạo từ các nhà bán lẻ, nhà phân phối và nhà vận chuyển.
Theo Hiệp hội chống hàng giả và bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ của các doanh nghiệp FDI tại Việt Nam chỉ ra rằng, hàng giả thường được sản xuất từ nguồn nguyên vật liệu rẻ tiền, cắt giảm chi phí nên rất độc hại. Thậm chí, sau khi người dùng vứt bỏ, những sản phẩm này cũng sẽ ảnh hưởng nặng nề tới môi trường.
Đặc biệt, với các sản phẩm chăm sóc sức khỏe, nguy cơ ảnh hưởng tới sức khỏe người tiêu dùng rất lớn. Đại diện nhãn hàng GSK cho biết, hàng giả không những không chứa những hoạt chất cần thiết, chứa sai liều lượng hoạt chất cần thiết mà còn chứa các thành phần không đúng và có hàm lượng cao các tạp chất, thậm chí cả chất độc hại, gây nguy hiểm đến sức khỏe.
Theo báo cáo của Cục Quản lý thị trường TPHCM, trong 10 tháng năm 2019, qua kiểm tra 20 chợ, trung tâm thương mại trên địa bàn TPHCM, lực lượng quản lý thị trường đã tịch thu gần 9.500 sản phẩm hàng giả, hàng xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu với tổng trị giá 1,16 tỷ đồng. Qua đó, lực lượng quản lý thị trường TPHCM đã tiến hành xử phạt tổng số tiền 1,93 tỷ đồng. |