【tỷ số tỷ lệ 2 trong 1】Hiệp định RCEP giúp định hình các chuỗi cung ứng ở Việt Nam
Thực thi RCEP: 3 lợi ích chiến lược tạo động lực mới cho tăng trưởng kinh tế khu vực Hồng Kông thể hiện sẵn sàng tham gia Hiệp định RCEP |
Chiều 10/11,ệpđịnhRCEPgiúpđịnhhìnhcácchuỗicungứngởViệtỷ số tỷ lệ 2 trong 1 tại Hà Nội, Trung tâm Thông tin và Dự báo kinh tế - xã hội quốc gia - NCIF (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) phối hợp với Viện Konrad - Adenauer - Stiftung Việt Nam (Viện KAS) tổ chức Hội thảo: Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP) định hình các chuỗi cung ứng ở Việt Nam như thế nào?. Đồng thời, công bố báo cáo “Ảnh hướng của Hiệp định RCEP tới định hình chuỗi cung ứng ở Việt Nam”.
RCEP là hiệp định thương mại tự do (FTA) có quy mô lớn nhất, bao trùm 30% GDP toàn cầu |
Theo TS Lương Văn Khôi - Phó Giám đốc NCIF: Hiệp định RCEP được ký năm 2020 giữa ASEAN với 5 nước đối tác, bao gồm: Australia, New Zealand, Trung quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc. Đây là hiệp định thương mại tự do (FTA) có quy mô lớn nhất, bao trùm 30% GDP toàn cầu.
RCEP được xây dựng dựa trên các cam kết đã có trong khuôn khổ các FTA trước đây của ASEAN với các nước đối tác kể trên (ASEAN+6). RCEP sẽ xóa bỏ khoảng 90% số dòng thuế trong vòng 20 năm kể từ khi có hiệu lực, tốc độ cắt giảm ở các nhóm ngành khá khác nhau. RCEP cũng bao gồm nhiều cam kết về thuận lợi hóa thương mại như: Đơn giản hóa, minh bạch thủ tục hải quan, giải quyết tranh chấp thương mại. Ngoài ra, còn nhiều cam kết liên quan đến đầu tư, mở cửa thị trường và bảo hộ đầu tư, sở hữu trí tuệ...
Đặc biệt, theo TS Lương Văn Khôi, ngoài các cam kết của một FTA truyền thống, RCEP còn có thêm các cam kết về thương mại điện tử, viễn thông, cạnh tranh, doanh nghiệp nhỏ và vừa (SMEs), mua sắm công... Quan trọng nhất có lẽ là việc hài hòa hóa nguồn gốc xuất xứ khu vực với việc áp dụng phương pháp cộng gộp tỷ lệ xuất xứ, từ đó mở ra khá nhiều cơ hội và lợi ích cho các xuất khẩu nội khối.
Các báo cáo đánh giá về tác động của RCEP đều cho rằng, Hiệp định RCEP sẽ mang lại nhiều tác động tích cực tới kinh tế khu vực. Theo đó, tới năm 2030, sẽ làm tăng thu nhập của toàn khu vực khoảng 0,6%, tương đương với tăng thêm mỗi năm 245 tỷ USD và tạo thêm 2,8 triệu việc làm. Đối với Việt Nam, các nghiên cứu gần đây đều chỉ ra rằng, Việt Nam sẽ được hưởng lợi nhiều từ RCEP. Cụ thể, nghiên cứu của Ngân hàng Thế giới vào năm 2022 dự báo rằng, GDP của Việt Nam sẽ tăng thêm khoảng 4,9% và xuất khẩu tăng ở mức 11,4% tới năm 2030…
Hiệp định RCEP sẽ mang lại nhiều tác động tích cực tới kinh tế khu vực, trong đó có Việt Nam |
Bên cạnh những lợi ích trên, TS Trần Toàn Thắng - Trưởng ban, Ban Dự báo Kinh tế ngành và doanh nghiệp – Trung tâm Thông tin và Dự báo kinh tế - xã hội Quốc gia – cho rằng: RCEP có vai trò quan trọng trong định hình các chuỗi cung ứng tại Việt Nam.
Nhận định này được làm rõ hơn tại bác cáo “Ảnh hướng của Hiệp định RCEP tới định hình chuỗi cung ứng ở Việt Nam” do NCIF và KAS. Báo cáo cho rằng, do các FTA đã ký trước đó giữa nhiều nước thành viên, một số nhóm sản phẩm như linh kiện điện tử, dệt may giữa các quốc gia trong RCEP đã có mức thuế rất thấp, nên tác động thương mại của RCEP không nhiều. Tuy nhiên, thuế với một số mặt hàng Việt Nam tham gia sâu vào chuỗi cung ứng như: Dệt may, ô tô, một số sản phẩm điện tử được cắt giảm và việc áp dụng quy tắc xuất xứ thống nhất trong RCEP sẽ giúp Việt Nam tham gia sâu hơn vào chuỗi cung ứng khu vực.
Xu hướng dịch chuyển chuỗi cung ứng vào Việt Nam đã diễn ra từ trước nhờ các FTA song phương hoặc trong khung khổ ASEAN+6 sẽ tiếp tục được đẩy mạnh nhờ RCEP. Dòng vốn FDI của Việt Nam cũng được kỳ vọng tăng lên khi các nhà đầu tư lớn trong khu vực đẩy mạnh chuyên môn hoá để phát triển chuỗi cung ứng.
RCEP cũng tạo ra cơ hội để Việt Nam cải thiện giá trị gia tăng và tăng năng suất, khắc phục tình trạng gia công hiện nay |
Báo cáo nghiên cứu cũng cho thấy, RCEP tạo ra cơ hội để Việt Nam cải thiện giá trị gia tăng và tăng năng suất, khắc phục tình trạng gia công hiện nay bằng cách: Thúc đẩy mở rộng thị trường, nâng cao hiệu quả kinh tế theo quy mô, thu hút đầu tư các ngành sản xuất thượng nguồn để cải thiện giá trị gia tăng và tăng năng suất lao động; tăng cường chuyên môn hoá vào các ngành mà Việt Nam đang có lợi thế, từ đó lôi kéo thêm nhiều FDI trong chuỗi cung ứng đến Việt Nam; giúp các doanh nghiệp trong nước tham gia nhiều hơn vào các chuỗi cung ứng toàn cầu bằng cách tận dụng lợi thế về quy tắc xuất xứ trong RCEP, nâng cao tỷ lệ tận dụng ưu đãi thuế quan với các đối tác trong RCEP.
RCEP cũng tác động lớn đến chuỗi cung ứng ngành điện tử, chuỗi cung ứng ngành sản xuất ô tô, chuỗi cung ứng ngành dệt, may mặc ở Việt Nam. Trong đó, trong lĩnh vực điện tử, TS Nguyễn Toàn Thắng cho rằng, các nước RCEP là đối tác cung cấp bộ phận, linh kiện điện tử lớn nhất của Việt Nam, chiếm tới 66% tổng giá trị nhập khẩu nhóm hàng này, nhờ vai trò của Trung Quốc và Hàn Quốc. Mặc dù khối lượng xuất khẩu là lớn, Việt Nam vẫn chỉ giới hạn ở vai trò là nhà tích hợp thành liên kiện hoặc tích hợp tác linh liện thành phẩm cuối cùng.
Báo cáo “Ảnh hướng của Hiệp định RCEP tới định hình chuỗi cung ứng ở Việt Nam” tập trung vào 3 nội dung, bao gồm: Thứ nhất,tổng quan các cam kết liên quan, đánh giá cơ cấu thương mại hàng hoá theo chuỗi cung ứng và mối quan hệ đầu tư giữa Việt Nam và các nước RCEP; Thứ hai, phân tích lộ trình cắt giảm thuế quan và quy tắc xuất xứ giữa việt Nam với các nước RCEP, từ đó đánh giá tác động tới sự thay đổi chuỗi cung ứng ở Việt Nam; Thứ ba,đề xuất một số giải pháp chính sách nhằm tăng cường hiệu quả thu hút đầu tư FDI và cải thiện chuỗi cung ứng của Việt Nam. Ngoài ra, báo cáo cũng tập trung sâu vào một số chuỗi cung ứng trong ngành chế biến, chế tạo cụ thể bao gồm: Điện tử, ô tô, dệt may. Đây là những nhóm ngành được đặc biệt quan tâm trong giai đoan hiện nay, do có tỷ trọng xuất khẩu và nhập khẩu lớn, tác động của RCEP về tái định hình các chuỗi cung ứng trong các nhóm ngành này trong trung và dài hạn sẽ ảnh hưởng tới cả tăng trưởng, đầu tư và xuất nhập khẩu của Việt Nam trong thời gian tới. |