Vướng xác minh C/O
Trong quá trình giải quyết thủ tục hải quan đối với hàng hóa XNK,ònnhiềuquyđịnhảnhhưởngtớicôngtácquảnlýhảnhận định soi kèo tottenham Cục Hải quan Hà Nội cho rằng có nhiều bất cập trong quy trình thủ tục ảnh hưởng đến thời gian thông quan cho DN như: Vấn đề xác minh C/O ưu đãi, kiểm tra chuyên ngành,… vẫn là rào cản kéo dài thời gian thông quan; hay việc quản lý nợ thuế còn khó khăn do các biện pháp cưỡng chế không thực hiện được hết và một số quy trình, cơ sở dữ liệu kiểm tra, giám sát hải quan vẫn còn thiếu.
Một trong những vấn đề được nêu lên là việc xác minh C/O ưu đãi. Hiện nay thời hạn xác minh C/O được quy định cụ thể tại các Hiệp định thương mại FTA. Ví dụ đối với C/O mẫu D, thời hạn xác minh được quy định tại Điều 18 Phụ lục 7 Thông tư 21/2010/TT-BCT năm 2010 của Bộ Công Thương. Theo đó, khi nhận được yêu cầu kiểm tra tính xác thực của các chứng từ hoặc tính chính xác của các thông tin liên quan đến xuất xứ hàng hóa thì tổ chức cấp C/O phải phản hồi ngay việc đã nhận được yêu cầu và có ý kiến trả lời trong vòng 90 ngày kể từ ngày nhận được yêu cầu. Đồng thời, toàn bộ quá trình kiểm tra, bao gồm cả quá trình nước NK thông báo cho tổ chức cấp C/O của nước XK quyết định về việc lô hàng có đạt tiêu chuẩn xuất xứ hay không phải được hoàn thành trong vòng 180 ngày. Cũng tương tự như vậy, đối với C/O mẫu E, thời hạn xác minh được quy định cụ thể tại Điều 18 Phụ lục 2 Thông tư 36/2010/TT-BCT của Bộ Công Thương, tuy nhiên, nhiều trường hợp thời gian xác minh C/O quá thời hạn quy định. Thống kê của Tổng cục Hải quan trong 5 năm từ năm 2011 đến 2015 cho thấy việc trao đổi, xác minh thông tin và phản hồi yêu cầu xác minh thông tin của phía nước ngoài cho Hải quan Việt Nam còn chậm. Trong giai đoạn này, Hải quan Việt Nam đã đề nghị Hải quan các nước xác minh 1.961 C/O. Thư đề nghị xác minh của Việt Nam tập trung vào chữ ký hợp lệ của người có thẩm quyền cấp C/O mẫu D và mẫu E; nghi ngờ về con dấu hợp lệ trên C/O; nghi ngờ về làm giả chứng từ hoặc khai tăng hàm lượng ASEAN nhằm hưởng ưu đãi thuế quan… Tuy nhiên trong 1.961 C/O đề nghị xác minh thì Hải quan Việt Nam chỉ nhận được thư trả lời chính thức của 1.119 C/O. Điều này gây chậm trễ trong việc giải quyết thủ tục cho các lô hàng và DN NK.
Khó kiểm tra chuyên ngành
Bên cạnh đó, những bất cập trong quản lý chuyên ngành cũng vẫn là vấn đề gây nhiều khó khăn cho cả DN và cơ quan Hải quan khi làm thủ tục do một số bộ ngành chưa sửa đổi danh mục hàng hóa có mã số HS kèm theo. Cơ quan Hải quan cũng “khó xử” với các trường hợp thực phẩm NK là quá biếu, quà tặng. Theo quy định tại Điều 14 Nghị định 38/2012/NĐ-CP của Chính phủ thì các mặt hàng thực phẩm NK là quà biếu, tặng không thuộc diện được miễn kiểm tra nhà nước về an toàn thực phẩm. Khi làm thủ tục, cơ quan Hải quan có làm thủ tục NK cho những lô hàng là quà biếu, tặng cho cá nhân với số lượng rất ít, trị giá nhỏ (nằm trong định mức miễn thuế của Chính phủ) nhưng theo quy định vẫn phải kiểm tra an toàn thực phẩm. Tuy nhiên, theo quy định tại Thông tư 52/2015/TT-BYT của Bộ Y tế quy định về kiểm tra an toàn thực phẩm thì hồ sơ đăng ký kiểm tra chỉ áp dụng được đối với nhà NK là tổ chức (bản công bố phù hợp tiêu chuẩn, hóa đơn), không áp dụng được với cá nhân. Chính vì vậy, Cục Hải quan Hà Nội đề nghị Tổng cục Hải quan có hướng xử lý đối với hàng hóa phải kiểm tra chuyên ngành về an toàn thực phẩm đối với hàng quà biếu tặng nằm trong định mức miễn thuế.
Đối với quy định về kiểm soát, quản lý tiền chất trong lĩnh vực công nghiệp, Thông tư 42/2013/TT-BCT quy định danh mục tiền chất có ghi chú bao gồm tất cả các muối của các chất thuộc danh mục nhưng không cụ thể tên hóa chất, gây khó khăn cho công chức thừa hành. Bộ Công Thương cần ban hành cụ thể hóa danh mục các hóa chất là dẫn xuất của tiền chất phải kiểm soát, quản lý để đảm bảo chính xác, thuận lợi trong quá trình làm thủ tục XNK tiền chất. Hay một số sản phẩm hoàn chỉnh dạng đóng gói để bán lẻ DN NK với số lượng nhỏ phục vụ cho nhu cầu nội bộ như: Keo dán, sơn, mực in… có thành phần hóa chất phải khai báo, xin phép NK vẫn phải thực hiện đầy đủ các quy định về khai báo, xin phép NK hóa chất dẫn đến tăng chi phí, kéo dài thời gian thông quan. Theo Cục Hải quan Hà Nội, đối với trường hợp DN NK các sản phẩm hoàn chỉnh dạng đã đóng gói để bán lẻ có thành phần hóa chất phải khai báo, xin phép NK với số lượng nhỏ phục vụ nhu cầu nội bộ của DN thì chỉ cần làm thủ tục tại cơ quan Hải quan, không phải làm thủ tục khai báo, xin phép NK hóa chất.
Bổ sung quy trình quản lý
Để thuận lợi cho quá trình làm thủ tục, kiểm tra, giám sát hải quan, Cục Hải quan Hà Nội cũng đề nghị cần bổ sung thêm một số quy trình thủ tục hải quan, phần mềm ứng dụng. Chẳng hạn trong công tác quản lý các thông tin liên quan đến việc tạm nhập khẩu ô tô, xe gắn máy của đối tượng được hưởng quyền ưu đãi, miễn trừ tại Việt Nam, Cục Hải quan Hà Nội đề nghị xây dựng phần mềm theo dõi, quản lý việc cấp giấy phép NK, tạm NK xe ô tô, xe gắn máy không nhằm mục đích thương mại để các Cục Hải quan tỉnh, thành phố nơi cấp giấy tạm nhập NK/nơi làm thủ tục NK có thể truyền gửi dữ liệu thông tin về giấy phép NK, tạm NK xe tô tô, xe gắn máy, thông tin về thanh khoản giấy phép tạm NK xe về Tổng cục Hải quan để theo dõi và xử lý.
Đối với quy định nộp chứng từ thuộc hồ sơ hải quan bằng phương thức điện tử. Luật Hải quan và các văn bản hướng dẫn cho phép người khai hải quan được nộp các chứng từ thuộc hồ sơ hải quan bằng phương thức điện tử. Tuy nhiên, trên thực tế các DN vẫn nộp hồ sơ giấy cho cơ quan Hải quan đối với các tờ khai hải quan được phân luồng Vàng và Đỏ. Bởi, theo hướng dẫn của Tổng cục Hải quan cho phép người khai hải quan lựa chọn nộp chứng từ điện tử hay giấy. Do vậy DN và cả công chức Hải quan vẫn muốn kiểm tra trên hồ sơ giấy. Theo Cục Hải quan Hà Nội nên bỏ quy định được nộp chứng từ giấy hoặc điện tử. DN đã khai điện tử phải nộp chứng từ trên hệ thống điện tử. Trường hợp hệ thống bị lỗi hoặc hỏng thì mới thực hiện nộp hồ sơ giấy ... Những vướng mắc trong quy trình giải quyết thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát hải quan đã được Cục Hải quan Hà Nội báo cáo lên Tổng cục Hải quan để xử lý, kiến nghị các cấp có thẩm quyền để sửa đổi, bổ sung quy định, nhằm tạo thuận lợi cho việc thông quan hàng hóa XNK.