【bong da tây ban nha】Chủ động, linh hoạt trong điều hành giúp cân đối thu

时间:2025-01-10 09:36:57 来源:Empire777
Chủ động, linh hoạt trong điều hành giúp cân đối thu - chi ngân sách

PV:Ông đánh giá thế nào về công tác điều hành cân đối thu - chi ngân sách của Bộ Tài chính trong bối cảnh thu khó khăn?

Chủ động, linh hoạt trong điều hành giúp cân đối thu - chi ngân sách
TS. Nguyễn Văn Hiến

TS. Nguyễn Văn Hiến: Năm 2022, như trong báo cáo của Chính phủ, mặc dù có rất nhiều khó khăn khi Việt Nam vừa mới thoát khỏi đại dịch Covid-19, chúng ta đã đạt được rất nhiều thành quả trong điều hành ngân sách. Thu vượt dự toán, tăng tỷ lệ khá cao so với cùng kỳ năm 2021. Đồng thời, các chính sách tài khóa đã được điều hành chủ động, kịp thời, nhiệm vụ chi vẫn được đảm bảo theo yêu cầu, đặc biệt là chi an sinh xã hội. Chính phủ đã ban hành nhiều chính sách hỗ trợ cho doanh nghiệp, chi hỗ trợ an sinh xã hội.

Có thể nói năm 2022, chúng ta đã đạt được nhiều thành tích tốt trong cân đối thu - chi ngân sách. Tuy nhiên, những khó khăn của năm 2022 chuyển sang năm 2023 và 6 tháng đầu năm 2023 do ảnh hưởng chung của suy thoái kinh tế toàn cầu, cùng khó khăn của kinh tế trong nước, vì vậy kinh tế Việt Nam cũng gặp phải áp lực. Mặc dù vậy, xét trên tổng thể, nhìn chung kinh tế Việt Nam về cơ bản vẫn ổn định, các cân đối vĩ mô vẫn được giữ vững, đặc biệt là cân đối thu - chi ngân sách nhà nước vẫn được đảm bảo.

Theo số liệu báo cáo của Bộ Tài chính, lũy kế thu ngân sách 5 tháng đạt hơn 769.000 tỷ đồng, đạt khoảng 47,5% dự toán và bằng 94% so với cùng kỳ năm trước. Bên cạnh đó, chi 5 tháng ước đạt hơn 653.000 tỷ đồng và bằng 31,5% dự toán, tăng khoảng 11% so với cùng kỳ năm ngoái. Như vậy, thu giảm so với cùng kỳ nhưng chi lại tăng lên gần 11% so với năm 2022.

Mặc dù số thu có giảm đi, nhưng nhờ áp dụng các giải pháp điều hành ngân sách linh hoạt, chủ động, nên cân đối thu - chi vẫn được đảm bảo, các nhiệm vụ thu ngân sách trong 5 tháng qua nhìn chung vẫn đảm bảo thực hiện được theo dự toán và đáp ứng được yêu cầu chi cho phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng an ninh và chăm lo cho các đối tượng hưởng chính sách xã hội, hưởng lương, trợ cấp xã hội từ ngân sách.

Có thể khẳng định thêm, mặc dù thu ngân sách nhà nước trong 5 tháng đầu năm chưa đạt như kỳ vọng, nhưng trong điều kiện kinh tế đang gặp rất nhiều khó khăn thì những kết quả đạt được như vừa qua là rất đáng ghi nhận. Đó là nỗ lực chung của Chính phủ, đặc biệt là của Bộ Tài chính. Đó cũng là tiền đề quan trọng tạo đà để có thể thực hiện thắng lợi mục tiêu điều hành ngân sách năm 2023.

PV: Theo báo cáo của Bộ Tài chính, mặc dù số thu nội địa 5 tháng đầu năm 2023 đạt khá so dự toán, nhưng có xu hướng giảm. Điều này sẽ gây sức ép thế nào tới việc cân đối thu - chi ngân sách trong năm 2023, thưa ông?

TS. Nguyễn Văn Hiến: Số liệu cho thấy, thu ngân sách nhà nước trong những tháng đầu năm 2023 có xu hướng giảm so với cùng kỳ. Có thể 6 tháng cuối năm tình hình vẫn sẽ còn tiếp diễn xu hướng này, vì những khó khăn kinh tế ở cả trên bình diện quốc tế và trong nước vẫn còn nguyên.

Bên cạnh đó, Nhà nước lại đang triển khai các chính sách hỗ trợ tài khóa cho người dân và doanh nghiệp, mà về nguyên lý, các chính sách này có thể làm giảm số thu ngân sách trong ngắn hạn. Ví dụ như các chính sách giảm, giãn thuế, phí, chính sách giảm thuế bảo vệ môi trường với xăng dầu, giảm 2% thuế giá trị gia tăng với phần lớn các mặt hàng hóa, dịch vụ áp dụng mức thuế suất VAT 10% dự kiến thực hiện vào 6 tháng cuối năm, các gói hỗ trợ người dân và doanh nghiệp… Các gói hỗ trợ này chắc chắn sẽ gây áp lực đến kế hoạch thu ngân sách nhà nước năm 2023.

Có thể thấy, sức ép với việc cân đối thu - chi ngân sách của ngành Tài chính trong năm nay là không nhỏ. Những áp lực trên tạo ra thế khó của điều hành ngân sách trong năm 2023. Thế khó này đòi hỏi ngành Tài chính phải chuẩn bị sẵn các phương án để chủ động đối phó.

PV: Ông đã phân tích về khó khăn, thách thức lớn đối với ngành Tài chính trong cân đối thu - chi ngân sách những tháng còn lại của năm 2023. Theo ông, cần làm gì để vừa đảm bảo nguồn thu bền vững, vừa hỗ trợ tích cực cho sự phục hồi, khơi thông các nguồn lực của nền kinh tế?

TS. Nguyễn Văn Hiến: Để ứng phó với những khó khăn trên, trong thời gian tới, Chính phủ mà cụ thể là ngành Tài chính phải quan tâm thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp, trong đó có những giải pháp liên quan tới quản lý chặt nguồn thu.

Trước tiên, phải đảm bảo khai thác và quản lý chặt chẽ nguồn thu ngân sách, tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra để chống thất thu thuế, xử lý nghiêm những hành vi buôn lậu, gian lận thương mại, chuyển giá, trốn thuế ở khu vực đầu tư nước ngoài.

Tiếp đó, cần quan tâm, áp dụng các giải pháp công nghệ hiện đại để nâng cao hiệu quả công tác thu thuế đối với hoạt động thương mại điện tử, kinh doanh trên nền tảng số. Hiện nay, việc thu thuế trong mảng này được đánh giá là vẫn còn nhiều dư địa.

Bên cạnh áp dụng các biện pháp tăng cường quản lý thu, ngành Tài chính cũng đồng thời phải tham mưu Chính phủ các biện pháp quản lý chặt chẽ chi ngân sách nhà nước, áp dụng các biện pháp tăng cường kỷ cương, kỷ luật ngân sách, siết chặt chi thường xuyên, kiên quyết cắt giảm các khoản chi không, hoặc chưa thực sự cần thiết để đảm bảo nguồn cân đối ngân sách.

Tuy nhiên, tôi cho rằng, biện pháp căn cơ và lâu dài là tích cực hỗ trợ hoạt động sản xuất kinh doanh, hỗ trợ doanh nghiệp để nuôi dưỡng nguồn thu, thông qua chính sách tài khóa linh hoạt, phối hợp đồng bộ với chính sách tiền tệ và các chính sách khác để kịp thời tiếp sức cho sản xuất, kinh doanh phát triển.

PV: Xin cảm ơn ông!

Dự báo tình hình thu ngân sách nhìn chung khó khăn

Dự báo về tình hình thu ngân sách, TS. Nguyễn Văn Hiến cho rằng, có thể nói rất khái quát là dự báo chung tình hình ngân sách nhà nước năm 2023 sẽ rất khó khăn.

Đến nay, đã đi qua được gần nửa năm tài chính 2023, nhưng nhìn vào kinh tế toàn cầu vẫn đang trên đà suy thoái, các thị trường xuất khẩu chủ lực của Việt Nam vẫn đang bị thu hẹp, giá xăng dầu và nguyên vật liệu nhập khẩu vẫn chưa có dấu hiệu hạ nhiệt do xung đột về địa chính trị thế giới vẫn diễn ra rất phức tạp và chưa lường trước được, áp lực lạm phát ở bên ngoài còn rất cao. Kinh tế trong nước còn nhiều trầm lắng khi thị trường vốn, bất động sản, tiền tệ vẫn còn nhiều khó khăn, sức mua của người dân giảm.

Bên cạnh đó, sức ép về lãi suất, tỷ giá, lạm phát đẩy chi phí đầu vào tăng cao trong khi hàng hóa tiêu thụ chậm... Trong khi đó, nhu cầu chi ngân sách đòi hỏi rất cao, bao gồm chi đầu tư phát triển, chi hỗ trợ doanh nghiệp, chi hỗ trợ an sinh xã hội.

“Với những diễn biến kinh tế như vậy thì chắc chắc sẽ tác động rất lớn đến nguồn thu ngân sách nhà nước. Vì vậy, rất cần các giải pháp tích cực, chủ động thì mới đảm bảo mục tiêu thu ngân sách năm 2023” - TS. Nguyễn Văn Hiến nhận định./.

相关内容
推荐内容