【kqbd việt nam hôm nay】Thúc đẩy xuất khẩu tôm trong nửa cuối năm

  发布时间:2025-01-13 15:40:48   作者:玩站小弟   我要评论
Chế biến tôm xuất khẩu tại Công ty CP Sao TaXuất khẩu tôm sang 84 thị trườngĐánh giá về ngành hàng t kqbd việt nam hôm nay。
5611-san-xuat-tom-chientempura-tayi-nhay-mayy-cua-fimex-vn-thanhvieyn-tayyp-yoay
Chế biến tôm xuất khẩu tại Công ty CP Sao Ta

Xuất khẩu tôm sang 84 thị trường

Đánh giá về ngành hàng tôm xuất khẩu, ông Nguyễn Như Tiệp, Cục trưởng Cục trưởng Cục Quản lý Chất lượng Nông Lâm sản và Thủy sản (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) cho rằng, tôm là ngành hàng có tỷ trọng xuất khẩu cao nhất trong ngành thủy sản. Tuy nhiên, trong 6 tháng đầu năm 2023 do tác động bởi nhiều yếu tố, xuất khẩu tôm đã giảm khá sâu so với cùng kỳ.

Trong 6 tháng đầu năm 2023, tôm Việt Nam đã xuất khẩu sang 84 thị trường trên thế giới, với kim ngạch đạt 1,546 tỷ USD giảm 31,9% so với cùng kỳ năm 2022, bằng 35,9% kế hoạch 2023 (4,3 tỷ USD). Riêng trong tháng 6 đầu năm xuất khẩu tôm đạt 328 triệu USD, giảm 20,9% so với cùng kỳ năm 2022.

Về thị trường, xuất khẩu tôm sang 5 thị trường chính (Mỹ, EU, Nhật Bản, Hồng Kông và Hàn Quốc) đồng loạt giảm 2 con số, trong đó giảm mạnh nhất là thị trường EU với 48,9%, Mỹ giảm 38,1%, Hàn Quốc 28%, Nhật Bản giảm 29% và Trung Quốc-Hồng Kông giảm 15,7% so với cùng kỳ năm 2022. Chỉ riêng xuất khẩu tôm sang các thị trường nhỏ hơn như Anh, Đài Loan ghi nhận tăng trưởng dương so với cùng kỳ năm 2022.

Chia sẻ về khâu sản xuất, chế biến tôm xuất khẩu, ông Lê Thanh Hòa, Phó Cục trưởng Cục Chất lượng Chế biến và Phát triển thị trường thông tin, cả nước hiện có 374 cơ sở chuyên sâu và có kết hợp chế biến tôm đủ điều kiện xuất khẩu sang hơn 100 thị trường, với công suất trên 1,7 triệu tấn nguyên liệu/năm, tập trung chủ yếu tại các tỉnh Nam Trung bộ, các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long. Với lợi thế trên, sản phẩm chế biến đa dạng về mẫu mã và hình thức đáp ứng nhu cầu thị trường tiêu thụ.

Ở góc độ thị trường, ông Phạm Quang Huy, tham tán thương mại Việt Nam tại Hoa Kỳ chia sẻ, sản lượng tôm của Mỹ chỉ đáp ứng 10% nhu cầu, 90% còn lại phụ thuộc vào nhập khẩu từ các nước. Trong đó, Việt Nam là thị trường xuất khẩu tôm lớn vào Mỹ. Tuy nhiên, trong thời gian qua, kim ngạch xuất khẩu giảm do nhiều nguyên nhân. 6 tháng đầu năm 2023, xuất khẩu tôm sang thị trường Mỹ đạt 298 triệu USD, giảm 38,1% so với cùng kỳ năm 2022.

Nguyên nhân khiến xuất khẩu tôm sang Mỹ giảm có nhiều nguyên nhân, trong đó do giá tôm nguyên liệu của Việt Nam cao hơn các nguồn cung các nước như Ecuador, Ấn Độ, Indonesia; lạm phát tại Mỹ tăng cao, người tiêu dùng Mỹ tiết kiệm chi tiêu, chuyển sang dùng thực phẩm giá rẻ hơn. Bên cạnh đó lượng hàng tôm tồn kho còn nhiều nên các nhà nhập khẩu Mỹ chưa dám mua vào…

Nhận định xu hướng thị trường

Thông tin về xu hướng thị trường cho doanh nghiệp, các tham tán thương mại tại một số thị trường đã cập nhật, phổ biến quy định, nhu cầu, thị hiếu tiêu dùng từ nay đến cuối năm 2023 và 2024 đối với các thị trường truyền thống, tiềm năng. Theo dự báo của ông Phạm Quang Huy, nhu cầu nhập khẩu tôm của Mỹ tăng do nền kinh tế Mỹ tránh được suy giảm và có thể tăng mạnh từ tháng 8 trở đi để phục vụ cho nhu cầu lễ hội cuối năm.

Với thị trường lớn Trung Quốc- thị trường trọng điểm xuất khẩu thủy sản, đại diện tham tán thương mại của Việt Nam tại Trung Quốc cho rằng, thị trường này có tiềm năng rất lớn cho tôm nước lợ của Việt Nam. Trong 6 tháng đầu năm 2023, xuất khẩu tôm Việt Nam sang thị trường Trung Quốc, Hồng Kông đạt 280 triệu USD, giảm 15,7% so với cùng kỳ 2022. Trong thời gian gần đây, Trung Quốc tăng mạnh nhập khẩu tôm Ecuador, Ấn Độ do giá tôm hai nước này cạnh tranh hơn so với Việt Nam.

Theo đại diện tham tán, các doanh nghiệp chưa tận dụng được hết dư địa thị trường, mới chỉ tập trung vào thị trường truyền thống, chưa tiếp cận được các hệ thống siêu thị lớn. Để hạn chế các lô hàng vi phạm khi xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc, đại diện tham tán Việt Nam tại Trung Quốc đưa ra nhiều lưu ý với doanh nghiệp: cần tăng cường kiểm soát tiêu chuẩn chất lượng; giám sát chặt chẽ khâu sản xuất, xuất khẩu; cần có cán bộ chuyên trách am hiểu thị trường...

Tuy nhiên, trong bối cảnh hậu Covid-19, xung đột giữa Nga và Ucraina đã tác động mạnh mẽ lên chuỗi giá trị toàn cầu, nhu cầu tiêu thụ của các thị trường năm 2023, áp lực từ nguồn cung của các đối thủ cạnh tranh ảnh hưởng lớn đến hiệu quả kinh tế và tâm lý người nuôi dẫn đến giảm quy mô hoặc tạm ngưng thả nuôi tôm, khả năng không đảm bảo nguyên liệu cho chế biến và xuất khẩu khi thị trường khôi phục dần vào cuối năm 2023 và đầu năm 2024.

Dự báo trong các tháng cuối năm 2023 yếu tố lạm phát, lượng hàng tồn kho sẽ có xu hướng giảm và nhu cầu cho các kỳ nghỉ cuối năm tăng sẽ giúp kỳ vọng kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam nói riêng, mặt hàng tôm sẽ tăng trở lại tại các thị trường xuất khẩu thủy sản lớn như Nhật Bản, Trung Quốc, Hoa Kỳ, Hàn Quốc…

Dự kiến từ tháng 8 trở đi đến cuối năm, nhu cầu nhập khẩu từ Việt Nam vào Trung Quốc sẽ tăng trở lại để phục vụ dịp Trung Thu, Quốc Khánh và các dịp lễ hội cuối năm.

Để tận dụng lợi thế trên, các doanh nghiệp kiến nghị Bộ Công Thương đẩy mạnh đàm phán ký kết hiệp định thương mại để đa dạng hoá thị trường sản phẩm; hỗ trợ doanh nghiệp tận dụng các cam kết, khai thác các cơ hội từ các hiệp định; ưu tiên nguồn lực xúc tiến thương mại mở rộng thị trường, kết nối giao thương thúc đẩy xuất khẩu sản phẩm tôm.

Đề nghị thương vụ Việt Nam tại nước ngoài nghiên cứu, nắm bắt nhu cầu, quy định thị trường để Bộ, ngành định hướng phát triển thị trường sản phẩm tôm; tăng cường kết nối giao thương doanh nghiệp thúc đẩy xuất khẩu. Ngân hàng Nhà nước đảm bảo nguồn vốn tín dụng ưu đãi cho các doanh nghiệp nuôi trồng, chế biến và xuất khẩu tôm.

相关文章

最新评论