【kết quả bóng đá ngoại hạng anh sáng nay】Khoa học công nghệ ngành Tài chính: Cần chủ động, đi tắt, đón đầu trong nghiên cứu ứng dụng

作者:World Cup 来源:Ngoại Hạng Anh 浏览: 【 】 发布时间:2025-01-25 06:10:25 评论数:

trang 6

Toàn cảnh một buổi nghiệm thu đề tài khoa học ngành Tài chính

“Với vai trò là Bộ quản lý đa ngành,ọccôngnghệngànhTàichínhCầnchủđộngđitắtđónđầutrongnghiêncứuứngdụkết quả bóng đá ngoại hạng anh sáng nay chịu trách nhiệm quản lý nhà nước đối với nhiều lĩnh vực của nền kinh tế, Bộ Tài chính rất chú trọng phát triển công tác nghiên cứu khoa học. Hoạt động KH&CN ngành Tài chính đã góp phần xây dựng, hoàn thiện thể chế, chính sách, pháp luật trong lĩnh vực tài chính, qua đó đóng góp vào quá trình phát triển kinh tế xã hội quốc gia”.

PV: Xin ông một vài đánh giá về những thành tựu mà KH&CN ngành Tài chính đã được được trong thời gian qua?

TS. Nguyễn Viết Lợi:Ngành Tài chính hiện có nguồn nhân lực tham gia nghiên cứu khoa học rất lớn, không chỉ lực lượng nghiên cứu viên của các tổ chức KH&CN của ngành mà còn có các cán bộ, công chức, viên chức trong các đơn vị hành chính, đơn vị sự nghiệp thuộc Bộ Tài chính. Đồng thời với đó, Viện CL&CSTC là tổ chức KH&CN thuộc Bộ Tài chính.

Trong suốt lịch sử 55 năm qua, dù tên gọi có thay đổi nhưng hoạt động nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực tài chính vẫn là nhiệm vụ trọng tâm, xuyên suốt mà Viện đảm nhiệm và thực hiện.

Đến nay, có thể tự hào khẳng định rằng, định hướng nghiên cứu, nhiệm vụ KH&CN của ngành đã bám sát chủ trương chính sách của Đảng, Nhà nước, Bộ Tài chính và các nhiệm vụ tài chính – ngân sách, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

ong loi

TS. Nguyễn Viết Lợi

Thông qua công tác nghiên cứu KH&CN, đã tham mưu cho Ban Cán sự của Bộ Tài chính những khung pháp lý liên quan đến tài chính như: Luật Ngân sách, Luật Thuế, Luật Quản lý tài chính nhà nước, Luật Quản lý vốn nhà nước... từ đó tạo điều kiện giúp hoàn thiện thể chế, cách thức quản lý cho phù hợp.

Hoạt động nghiên cứu KH&CN của ngành Tài chính thời gian qua, nhất là sự phát hiện, kiến nghị của các công trình nghiên cứu đã có ý nghĩa quan trọng để hoạch định chiến lược phát triển tài chính quốc gia. Điều này đã được cụ thể hóa thông qua việc xây dựng Chiến lược tài chính đến năm 2020; đồng thời, đề ra các mục tiêu, định hướng các nhóm giải pháp làm căn cứ cho quá trình hoạch định chính sách trung và dài hạn. Qua công tác nghiên cứu KH&CN đã tham mưu lãnh đạo Bộ tiếp tục nghiên cứu thể chế của nền tài chính quốc gia để trình Chính phủ..., từ đó tạo điều kiện để hoàn thiện thể chế.

Các kết quả nghiên cứu khoa học phục vụ xây dựng chiến lược đã góp phần hình thành các định hướng để huy động, quản lý, phân phối và sử dụng các nguồn lực tài chính trong xã hội hiệu quả, công bằng; đảm bảo tính hiệu lực của công tác giám sát tài chính. Qua đó, xây dựng nền tài chính quốc gia lành mạnh, giữ vững an ninh tài chính, ổn định kinh tế vĩ mô, tài chính –tiền tệ, tạo điều kiện thúc đẩy tăng trưởng kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng và tái cấu trúc nền kinh tế, giải quyết tốt các vấn đề an sinh xã hội.

Có thể nói rằng, nghiên cứu khoa học của Viện CL&CSTC và ngành Tài chính đã tạo cơ sở lý luận, thực tiễn, góp phần tích cực và có hiệu quả cho việc hình thành và xây dựng các chủ trương, quan điểm lớn của Đảng về tài chính – tiền tệ trong các Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc, các Nghị quyết về kinh tế của Đảng, tổng kết 30 năm đổi mới và phát triển kinh tế thị trường định hướng XHCN; đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước...

Nghiên cứu khoa học của Viện CL&CSTC và ngành Tài chính đã đi thẳng vào những vấn đề quan trọng của ngành Tài chính. Tham gia tư vấn, xây dựng và đề xuất các chủ trương, quyết sách lớn của Chính phủ về tài chính – tiền tệ quốc gia nhằm khai thác tối đa nguồn lực tài chính, khoa học và công nghệ và tạo động lực cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước; phát triển tiềm lực tài chính địa phương gắn với tiềm năng, lợi thế để chủ động phát triển kinh tế - xã hội địa phương. Đồng thời trực tiếp tham gia vào công tác hoạch định chính sách, đề xuất các nhóm giải pháp tháo gỡ khó khăn cho nền kinh tế, phát triển công nghiệp hỗ trợ, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh tại Việt Nam.

Nhiều kết quả nghiên cứu đã tạo cơ sở vững chắc và được vận dụng ngay vào thực tiễn giải quyết các vấn đề quản lý tài chính trên các lĩnh vực trọng yếu như: Quản lý ngân sách nhà nước, xây dựng hệ thống thuế, quản lý tài chính đối với các đơn vị hành chính sự nghiệp, chính sách phát triển thị trường dịch vụ tài chính, cơ chế quản lý tài chính đối với đất đai và tài sản công, cơ chế tài chính trong mô hình tổng công ty và tập đoàn, quản lý giá trong nền kinh tế thị trường, hội nhập kinh tế - tài chính khu vực và quốc tế, cải cách thủ tục hành chính thuế, hiện đại hải quan, hoàn thiện hệ thống chuẩn mực kế toán và kiểm toán, công khai hóa tài chính...

PV: Ông có thể cho biết một số hạn chế trong việc phát triển công tác nghiên cứu khoa học ngành Tài chính hiện nay?

TS. Nguyễn Viết Lợi:Trong công tác nghiên cứu khoa học và công nghệ vẫn còn có những hạn chế nhất định như cơ chế, chính sách cho các nhà nghiên cứu đã có nhưng chưa là động lực thúc đẩy; mức thu nhập từ nghiên cứu còn thấp trong khi đây là công việc đòi hỏi nhiều hy sinh về thời gian và công sức.

Bên cạnh đó, một số cán bộ nghiên cứu nhất là các cán bộ trẻ còn chưa tìm ra được phương pháp nghiên cứu hiệu quả, phù hợp với tình hình thực tế. Đồng thời công tác hỗ trợ tài liệu cho nghiên cứu cũng chưa được thực sự chú trọng, đã làm giảm khả năng tiếp cận với KH&CN và ảnh hưởng đến chất lượng của các đề tài nghiên cứu.

PV: Vậy, để khắc phục những hạn chế này, thời gian tới công tác khoa học tài chính cần có những bước đi như thế nào cho phù hợp?

TS. Nguyễn Viết Lợi:Phát huy những thành tựu đã đạt được nhằm tiếp tục góp phần xây dựng, hoàn thiện thể chế, chính sách, pháp luật trong lĩnh vực tài chính, đóng góp vào quá trình phát triển kinh tế xã hội quốc gia, thực hiện mục tiêu của Chiến lược phát triển KH&CN giai đoạn 2011 – 2020, yêu cầu đặt ra đối với công tác khoa học của ngành Tài chính rất lớn.

Theo đó, khoa học tài chính cần tiếp tục nghiên cứu, hoàn thiện cơ chế, chính sách cho KH&CN; đổi mới phương thức xây dựng nhiệm vụ KH&CN các cấp, bao gồm đề xuất, lựa chọn và xác định nhiệm vụ khoa học và công nghệ, bảo đảm tính thiết thực, khoa học và liên ngành; đổi mới phương thức tổ chức thực hiện nhiệm vụ KH&CN các cấp theo hướng bảo đảm công khai, minh bạch và cạnh tranh trong tuyển chọn tổ chức, cá nhân thực hiện nhiệm vụ KH&CN.

Đồng thời, khoa học tài chính cần chủ động, đi tắt, đón đầu trong nghiên cứu cơ bản và nghiên cứu ứng dụng, bao gồm: Nghiên cứu cơ bản về kinh tế, tài chính, tiền tệ; nghiên cứu về các chính sách kinh tế - vĩ mô; nghiên cứu về chính sách thu, chi NSNN, quản lý nợ công, tài sản công; nghiên cứu về chính sách tài chính phát triển doanh nghiệp, hợp tác xã; nghiên cứu về chính sách phát triển thị trường tài chính và dịch vụ tài chính; nghiên cứu về kinh tế thế giới và hội nhập quốc tế về tài chính; nghiên cứu về kế toán, kiểm toán; nghiên cứu về các nội dung khác trong lĩnh vực tài chính...

Bên cạnh đó, khoa học Tài chính cũng cần chú trọng phát triển nguồn nhân lực khoa học và công nghệ ngành Tài chính. Ngoài ra, cần đẩy mạnh tái cấu trúc và quy hoạch lại hệ thống tổ chức KH&CN trong ngành Tài chính; tăng cường cơ sở vật chất của tổ chức KH&CN ngành Tài chính.

Đặc biệt, để thực hiện mục tiêu phát triển KH&CN Tài chính trong thời gian tới, cần đẩy mạnh tiến trình tái cấu trúc và quy hoạch lại hệ thống tổ chức KH&CN ngành Tài chính; tăng cường cơ sở vật chất, tiềm lực cho KH&CN; phát triển Viện CL&CSTC trở thành hạt nhân cho việc nghiên cứu, phát triển và ứng dụng KH&CN trong lĩnh vực tài chính, tập trung phát triển hạ tầng thông tin và thống kê KH&CN hiện đại trong lĩnh vực tài chính; gắn kết hiệu quả với hạ tầng thông tin và thống kê KH&CN quốc gia; phát triển hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia về tài chính…

PV: Xin cảm ơn ông!

Hồng Sâm