搜索

【ket qua bong da vo dich y】Thích ứng rủi ro

发表于 2025-01-25 04:48:23 来源:Empire777

Báo Cà Mau(CMO) Chủ động ứng phó, linh hoạt trong xử lý các tình huống nhằm giảm đến mức thấp nhất thiệt hại nhưng phải đảm bảo tuân thủ các quy định về phòng, chống dịch Covid-19 hiện hành, đó là tinh thần chỉ đạo của Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh trước diễn biến của các kỳ triều cường những tháng cuối năm 2021, đầu năm 2022.

Theo Ðài Khí tượng Thuỷ văn tỉnh Cà Mau, mực nước trên các sông, rạch trong tỉnh tiếp tục lên theo kỳ triều cường trong tháng 11 và 12 âm lịch. Ðỉnh triều xuất hiện trong thời gian từ ngày 4-8/12/2021 (tức ngày 1-5/11 âm lịch) tiếp tục cao, đang tác động đến sản xuất và sinh hoạt của người dân, nhất là các huyện ven biển. Cụ thể, tại trạm Gành Hào (trên cửa sông Gành Hào), đỉnh triều từ 2.30-2.35 m, ở mức trên báo động III. Theo ghi nhận, mực nước triều lịch sử tại khu vực này là 2.54 m xuất hiện vào ngày 16/11/2020. Trong khi đó, tại trạm Năm Căn (trên sông Cửa Lớn), mực nước triều là 1.60-1.65 m, cũng ở mức trên báo động III, xấp xỉ con số 1.79 m của mực nước triều lịch sử vào ngày 18/11/2020. Ngoài ra, nhiều khu vực khác như khu vực TP Cà Mau (trên sông Gành Hào); trạm Rạch Gốc (trên sông Rạch Gốc); trạm thị trấn Ðầm Dơi (trên sông Ðầm Dơi)… hầu như mực nước triều đầu tháng 11 này đều đo được ở mức trên báo động III.

Nhiều hộ dân trên địa bàn xã Tân Hải, huyện Phú Tân chủ động đưa cơ giới gia cố bờ bao vuông tôm chống tràn do triều cường.

Hiện nay, không khí lạnh ở phía Bắc đang di chuyển xuống phía Nam với cường độ mạnh, ảnh hưởng đến đất liền và vùng biển Nam Bộ. Do ảnh hưởng bởi gió mùa Ðông Bắc có cường độ mạnh, kết hợp với triều cường, mực nước trên các sông, rạch vùng ven biển có khả năng lên cao ở các kỳ triều tiếp theo, gây ra hiện tượng ngập ở vùng trũng thấp và sạt lở đất vùng ven sông, ven biển. Theo nhận định của Ðài Khí tượng Thuỷ văn tỉnh Cà Mau, mức độ rủi ro thiên tai của các kỳ triều cường ở cấp độ 2.

Trước tình hình trên, Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh đề nghị Sở NN&PTNT (cơ quan thường trực Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh) thường xuyên cập nhật diễn biến triều cường, các thiệt hại có thể xảy ra và biện pháp phòng tránh, thông báo đến các cấp, các ngành có liên quan biết, để chủ động hướng dẫn người dân ứng phó. Chỉ đạo các đơn vị trực thuộc phối hợp với chính quyền địa phương vận hành hợp lý, hiệu quả hệ thống cống, đập, trạm bơm để chủ động tiêu thoát nước, ngăn triều bảo vệ sản xuất. Thường xuyên kiểm tra, kịp thời phát hiện, chỉ đạo xử lý, gia cố các vị trí sạt lở, có nguy cơ sạt lở đất, các đoạn đê, lộ thấp, để phòng tránh các thiệt hại. Tăng cường hướng dẫn người dân gia cố bờ bao, chống tràn, tránh thất thoát thuỷ sản nuôi, bảo vệ sản xuất...

Ngoài ra, Sở Giao thông vận tải chủ trì, phối hợp với các huyện, TP Cà Mau rà soát các vị trí, đoạn đường hỏng, có khả năng bị ngập, chủ động sửa chữa, cảnh báo, hướng dẫn phòng, tránh để người tham gia giao thông biết, tránh để xảy ra tai nạn, đảm bảo giao thông đi lại cho người dân.

Ngoài ra, các sở, ban, ngành tỉnh và UBND các huyện, TP Cà Mau theo dõi chặt chẽ các bản tin dự báo, cảnh báo về triều cường, thông báo cho người dân biết để chủ động ứng phó. Tuyên truyền, khuyến cáo người dân thường xuyên kiểm tra, gia cố bờ vuông, bờ thửa, bờ bao, khuôn hộ bảo vệ sản xuất; hướng dẫn người dân kê cao tài sản, hàng hoá hoặc di dời để tránh bị ngập gây hư hỏng; thực hiện các biện pháp phòng tránh ngập gây thiệt hại về tài sản, tài liệu của cơ quan, đơn vị; vận động người dân tích cực khơi thông cống, rãnh thoát nước, thu gom rác thải, vệ sinh môi trường ngay sau khi triều cường rút.

Ðối với các kỳ triều cường tiếp theo trong những tháng cuối năm 2021, đầu năm 2022, Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh đề nghị các sở, ban, ngành, địa phương triển khai thực hiện nghiêm túc, đầy đủ các nội dung liên quan đến các giải pháp ứng phó với diễn biến của triều cường. Tuy nhiên, tuỳ theo tình hình diễn biến của các đợt triều cường mà có sự điều chỉnh, chỉ đạo linh hoạt trong từng trường hợp cụ thể và phải đảm bảo quy định về phòng, chống dịch Covid-19 hiện hành.

2 đợt triều cường dâng cao của tháng 11 (10 âm lịch), dù đã được cảnh báo sớm, nhưng cũng đã để lại nhiều thiệt hại về tài sản của người dân cũng như công trình công cộng. Ðã làm ngập hơn 5,3 km tuyến lộ giao thông, ngập 1 căn nhà, bể 29 m bờ bao vuông tôm, hư hỏng 2 cống xổ vuông, ảnh hưởng 5 ha vuông tôm. Ngoài ra, triều cường còn là nguyên nhân chính gây ra 4 vụ sạt lở đất ven sông với tổng chiều dài 50 m, làm thiệt hại 2 căn nhà, hư hỏng 1 căn nhà.

Cà Mau là vùng đất thấp, thường xuyên bị ngập nước và có nhiều sông rạch thông ra biển, trong khi đó triều cường diễn biến ngày một phức tạp hơn, với mực nước dâng mỗi lúc một cao hơn. Còn nhớ vào thời điểm này của năm 2020, mưa lớn kết hợp triều cường dâng cao gây ra tình trạng ngập ở nhiều nơi trên địa bàn tỉnh, thiệt hại hết sức nặng nề, nhất là hạ tầng giao thông. Ðể giảm đến mức thấp nhất những thiệt hại do triều cường, ngoài nỗ lực của chính quyền địa phương thì sự chủ động của người dân trong bảo vệ sản xuất, tài sản chính mình là giải pháp hữu hiệu nhất./.

 

Nguyễn Phú

 

随机为您推荐
版权声明:本站资源均来自互联网,如果侵犯了您的权益请与我们联系,我们将在24小时内删除。

Copyright © 2016 Powered by 【ket qua bong da vo dich y】Thích ứng rủi ro,Empire777   sitemap

回顶部