Vì sao Công ty Sao Đà Lạt không được ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp?âmĐồngVìsaokhóthuhútdoanhnghiệpđầutưtrận đấu al feiha gặp al-nassr
|
Toàn cảnh trung tâm TP. Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng. Ảnh: Sơn Nam |
Giá cho thuê đất tăng mạnh, doanh nghiệp khó khăn
Tỉnh Lâm Đồng nói chung và thành phố Đà Lạt nói riêng là địa phương nổi tiếng với những cảnh quan, thẳng cảnh thiên nhiên, khí hậu mát mẻ rất lôi cuốn khách du lịch.
Những năm qua, tỉnh Lâm Đồng luôn nằm trong top đầu cả nước về chỉ số GRDP (tổng sản phẩm trên địa bàn). Tuy nhiên, chỉ số PCI (chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh) năm 2023 tỉnh Lâm Đồng xếp hạng 56/63 tỉnh, thành phố trong cả nước, giảm 39 bậc so với năm 2022. Nhiều chỉ số thành phần của PCI giảm điểm thứ hạng so với năm 2022 như tiếp cận đất đai, chi phí không chính thức, tính năng động, thiết chế pháp lý và an ninh trật tự, đào tạo lao động.
Riêng trong 6 tháng đầu năm 2024, địa phương này lại đứng cuối trong 5 tỉnh Tây Nguyên và đứng thứ 58/63 tỉnh, thành cả nước.
Các chuyên gia chỉ rõ, nguyên nhân khiến nhiều chỉ số thành phần của PCI giảm điểm thứ hạng của Lâm Đồng là do chính sách tiếp cận đất đai, chi phí không chính thức, tính năng động, thiết chế pháp lý và an ninh trật tự, đào tạo lao động...
Tại Hội nghị giao ban và cung cấp thông tin báo chí tháng 6/2024, ông Hoàng Việt Lâm - Phó Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Lâm Đồng cho biết, từ đầu năm 2024 đến nay, toàn tỉnh chưa thu hút được dự án đầu tư nào.
Qua tìm hiểu của phóng viên và phản ánh từ phía các doanh nghiệp đang thực hiện các dự án đầu tư cũng như có ý định đầu tư vào tỉnh Lâm Đồng thời gian qua được biết, một trong những nguyên nhân quan trọng là do chính sách tiếp cận đất đai để duy trì sản xuất kinh doanh và thu hút đầu tư thời gian qua chưa phù hợp với tình hình thực tế.
Theo các chuyên gia, việc định giá đất theo chu kỳ 5 năm (2020-2025) theo Quyết định 02/2020/QĐ-UBND của UBDN tỉnh Lâm Đồng nhằm theo sát với giá thị trường lại rơi trúng vào thời điểm giá đất trên thị trường cả nước nói chung, tỉnh Lâm Đồng nói riêng có rất nhiều biến động, có thời điểm "tăng đột biến". Ngay sau đó dịch Covid-19 bùng phát, đến thời điểm cuối năm 2022, đầu 2023 dịch được kiểm soát, giá đất trên thị trường chững lại và xuống mức rất thấp so với thời điểm định giá và áp giá cho thuê đất.
Đa số các doanh nghiệp đang thực hiện các dự án thuê đất trên địa bàn TP. Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng đều cho rằng, việc định giá và áp giá cho thuê đất của tỉnh khá cao so với thời điểm hiện nay, khiến nhiều doanh nghiệp thuê đất để sản xuất kinh doanh bị ảnh hưởng lớn đến chi phí đầu vào, giảm nguồn thu nhập sau thuế, thậm chí một số doanh nghiệp nợ thuế với số tiền lớn.
Điển hình, theo ông Trần Mến - Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần Du lịch Thành Thành Công Lâm Đồng (TTC Lâm Đồng), chủ đầu tư Khu du lịch Thung lũng tình yêu Đà Lạt cho biết, năm 2020, TTC Lâm Đồng thuê diện tích mặt nước hồ Đa Thiện, số tiền tạm tính khi đó là 6,07 tỷ đồng. Tuy nhiên, sau khi thực hiện Quyết định 02/2020/QĐ-UBND của UBDN tỉnh Lâm Đồng, số tiền này đã tăng gấp hơn 5 lần, lên tới 31,8 tỷ đồng. Căn cứ quyết định này, doanh nghiệp bị Cục Thuế tỉnh Lâm Đồng truy thu, từ năm 2020 đến 2023, tổng số tiền lên đến gần 96,5 tỷ đồng.
Thung lũng Tình yêu, TP. Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng. Ảnh minh họa: Sơn Nam |
Cùng thời điểm, nhiều doanh nghiệp thuê đất để sản xuất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng cũng cho biết, tùy thuộc vào vị trí thuê đất mà tiền thuê cũng tăng từ 300 - 400% so với chu kỳ trước.
Bà Phạm Thị Tường Vân - Giám đốc Sở Tài chính tỉnh Lâm Đồng cho biết, việc định giá đất theo Quyết định 02/2020/QĐ-UBND của UBND tỉnh là thực hiện theo chu kỳ mới (5 năm) sau khi đã được HĐND tỉnh thông qua. Mục tiêu là định giá và áp giá đất cho thuê sát với thị trường. Sở Tài Nguyên Môi trường được giao nhiệm vụ trực tiếp khảo sát, tham mưu cho UBND tỉnh trước khi ban hành.
Theo ông Nguyễn Duy Đa - Phó Chủ tịnh Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh Lâm Đồng, thời gian qua, nhất là từ đầu năm 2024 đến nay có rất nhiều doanh nghiệp đang thuê đất để thực hiện các dự án nông nghiệp, du lịch trên địa bàn phản ánh việc định giá và áp giá cho thuê đất theo Quyết định 02/2020/QĐ-UBND của UBND tỉnh là quá cao so với thực tế. Điều này khiến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp gặp khó khăn.
Nội dung nguyên tắc, phương pháp xác định giá cho thuê đất theo Quyết định 02/2020/QĐ-UBND của tỉnh đã khiến tổng số tiền thuê đất của mỗi doanh nghiệp tăng từ trên 5 lần cho tới trên 60 lần, cao gấp nhiều lần doanh thu của doanh nghiệp. Do đó, đã có nhiều doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng cùng kiến nghị UBND tỉnh này xem xét, điều chỉnh lại chính sách cho thuê đất.
Cần sớm gỡ vướng để thu hút đầu tư
Các chuyên gia cho rằng, theo Quyết định 02/2020/QĐ-UBND của UBND tỉnh Lâm Đồng, việc định giá thu tiền thuê đất theo phương pháp thứ 5 trong 5 phương pháp được quy định tại Điều 4 của Nghị định 44/2014/NĐ-CP của Chính phủ: bằng cách sử dụng hệ số điều chỉnh giá đất, nhân với giá trong bảng giá đất do UBND tỉnh ban hành là chưa phù hợp với tình hình thực tế.
Hiện tại, tỉnh Lâm Đồng định giá đất thương mại dịch vụ trên toàn địa bàn thành phố Đà Lạt phổ biến ở mức 18,129 triệu đồng/m2 không phân biệt trong phố hay trong rừng, đất có nhà cao tầng hay đất chỉ để làm khuôn viên cây cảnh và thu theo hệ số 1,2% áp dụng cho toàn thành phố.
Ông Nguyễn Văn Trãi - Phó Giám đốc Sở Tài nguyên - Môi trường (TNMT) tỉnh Lâm Đồng cho biết, thời gian qua Sở TNMT tỉnh Lâm Đồng cũng đã nhận được phản ánh của doanh nghiệp. Sở đã rà soát, báo cáo UBND tỉnh và có văn bản gửi Bộ TNMT để cùng có giải pháp tháo gỡ cho doanh nghiệp.
Hiện tại, tỉnh Lâm Đồng định giá đất thương mại dịch vụ trên toàn địa bàn thành phố Đà Lạt phổ biến ở mức 18,129 triệu đồng/m2 không phân biệt trong phố hay trong rừng, đất có nhà cao tầng hay đất chỉ để làm khuôn viên cây cảnh và thu theo hệ số 1,2% áp dụng cho toàn thành phố. |
Sau khi khảo sát, tổng hợp kiến nghị, đề xuất của các doanh nghiệp trên địa bàn, tháng 2/2024, Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh Lâm Đồng đã có văn bản số 12/CV-HH, gửi HĐND, UBND tỉnh cùng các sở, ngành liên quan, tổng hợp báo cáo khó khăn của các doanh nghiệp và đề xuất phương án tháo gỡ.
Về những nội dung kiến nghị này, ngày 26/2/2024, UBND tỉnh Lâm Đồng đã có văn bản số 1409/UBND-TH2, giao Sở TNMT chủ trì, phối hợp với các sở, ngành liên quan nghiên cứu, xem xét giải quyết theo quy định hoặc tham mưu, đề xuất UBND tỉnh đối với những nội dung vượt thẩm quyền.
Trả lời trực tiếp kiến nghị này, UBND tỉnh cho biết, dù biết giá thuê đất để sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh là khá cao. Tuy nhiên, đây là quy định chung của Nhà nước, tỉnh Lâm Đồng không thể vận dụng 1 quy chế đặc thù nào khác, nếu doanh nghiệp không đồng ý, có thể làm văn bản trả lại diện tích đất đã thuê…
Mong muốn áp dụng phương pháp định giá đất phù hợp nhấtHầu hết các doanh nghiệp ở tỉnh Lâm Đồng mong muốn UBND tỉnh Lâm Đồng nghiên cứu, xem xét và áp dụng phương pháp 3 - phương pháp thu nhập được quy định tại Điều 4, Nghị định số 44/2014/NĐ-CP. Cụ thể, phương pháp thu nhập là phương pháp định giá đất tính bằng thương số giữa mức thu nhập ròng thu được bình quân một năm trên một đơn vị diện tích đất so với lãi suất tiền gửi tiết kiệm bình quân một năm, tính đến thời điểm định giá đất của loại tiền gửi VNĐ kỳ hạn 12 tháng tại ngân hàng thương mại nhà nước có mức lãi suất tiền gửi tiết kiệm cao nhất trên địa bàn cấp tỉnh. Theo các doanh nghiệp đây là phương pháp được cho là phù hợp với thực tế hơn, để đảm bảo lợi ích hài hòa giữa nhà nước và doanh nghiệp, để nhà đầu tư có đủ nội lực tiếp tục tái sản xuất và phát triển trên địa bàn tỉnh. |